Giáo án môn Khoa học tự nhiên lớp 6 trọn bộ cả năm, mang tới các bài soạn của 35 tuần trong cả năm học của 3 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Cánh diều, Chân trời sáng tạo.
Qua đó, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy môn KHTN 6 của mình. Giáo án Khoa học tự nhiên 6 cả năm được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học. Vậy mời thầy cô cùng tải miễn phí Giáo án Khoa học tự nhiên 6 sách mới để có thêm nhiều kinh nghiệm xây dựng giáo án lớp 6 của mình:
Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Môn học: KHTN- Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 01 tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên (KHTN).
- Trình bày được các lĩnh vực chủ yếu của KHTN.
- Hiểu được vai trò, ứng dụng của KHTN trong đời sống và sản xuất.
- Phân biệt được các lĩnh vực của KHTN dựa vào đối tượng nghiên cứu.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, làm thí nghiệm, nhận xét, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu khái niệm về KHTN, các lĩnh vực chính của KHTN, vai trò, ứng dụng KHTN trong cuộc sống.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra khái niệm KHTN, vai trò của KHTN trong cuộc sống, hợp tác trong làm thí nghiệm tìm hiểu một số hiện tượng tự nhiên.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ vai trò của KHTN với cuộc sống con người và những tác động của KHTN với môi trường.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Phát biểu được khái niệm KHTN.
- Liệt kê được các lĩnh vực chính của KHTN.
- Sắp xếp được các hiện tượng tự nhiên vào các lĩnh vực tương ứng của KHTN
- Xác định được vai trò của KHTN đối với cuộc sống.
- Dẫn ra được các ví dụ chứng minh vai trò của KHTN với cuộc sống và tác động của KHTN đối với môi trường.
3. Phẩm chất:
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về KHTN.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận khái niệm, vai trò, ứng dụng của KHTN.
- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí, kết quả tìm hiểu vai trò KHTN trong cuộc sống.
4. Thiết bị dạy học và học liệu
- Hình ảnh về vật sống, vật không sống, các hiện tượng tự nhiên.
- Hình ảnh các thành tựu của KHTN trong cuộc sống.
- Phiếu học tập KWL và phiếu học tập số 1 (đính kèm).
- Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: 2 thanh nam châm; 1 mẩu giấy quỳ tím,1 kẹp ống nghiệm, 1 ống nghiệm đựng dung dịch nước vôi trong; 1 chiếc bút chì, 1 cốc nước.
II. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập bằng tình huống có vấn đề: Nhờ phát minh khoa học và công nghệ mà cuộc sống của con người hiện nay ngày một nâng cao. Nếu không có những phát minh này thì cuộc sống của con người như thế nào? KHTN là gì?
2. Mục tiêu: Nêu được một số vấn đề nghiên cứu của KHTN như: lĩnh vực nào của đời sống, đối tượng nghiên cứu, có vai trò như thế nào?
3. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân trên phiếu học tập KWL, hoàn thành 2 cột K, W để kiểm tra kiến thức nền của học sinh về KHTN.
4. Sản phẩm:
Câu trả lời của học sinh trên phiếu học tập KWL, có thể: KHTN là những hiện tượng xảy ra trong tự nhiên; là ngành khoa học nghiên cứu về thế giới tự nhiên…KHTN giúp con người có cuộc sống tốt hơn, tránh được những rủi ro do thế giới tự nhiên gây ra; KHTN giúp con người tiết kiệm thời gian, giảm sức lao động…
d) Tổ chức thực hiện:
- GV phát phiếu học tập KWL và yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân theo yêu cầu viết trên phiếu.
- GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, mỗi HS trình bày 1 nội dung trong phiếu, những HS trình bày sau không trùng nội dung với HS trình bày trước.
- GV liệt kê đáp án của HS trên bảng.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu khái niệm KHTN.
Mục tiêu:
- Phân biệt được vật sống và vật không sống, lấy được ví dụ.
- Nêu được khái niệm hiện tượng tự nhiên.
- Hiểu đúng khái niệm KHTN, mục đích của KHTN
- Phân biệt được các lĩnh vực của KHTN dựa vào đối tượng nghiên cứu.
- Học sinh (HS) nhận biết trong các vật sau đây: hòn đá, con gà, cây cà chua, rô bốt, quả núi. Vật nào là vật sống, vật nào là vật không sống?
b) Nội dung
– Con hãy lấy một ví dụ vật sống, vật không sống không trùng với các vật đã nêu trên.
– Học sinh làm thí nghiệm theo nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1: Tìm hiểu một số hiện tượng tự nhiên (5 phút)
- TN1. Lần lượt đưa hai đầu cùng tên và khác tên của hai thanh nam châm đến gần nhau.
- TN2. Nhúng một mẩu giấy quỳ tím vào cốc chứa dung dịch nước vôi trong.
- TN3. Nhúng chiếc bút chì vào cốc nước.
- TN 4. Quan sát quá trình nảy mầm của hạt đậu.
c) Sản phẩm:
- HS nhận biết được vật sống, vật không sống.
- Đáp án phiếu học tập số 1: Tìm hiểu các hiện tượng tự nhiên.
- Học sinh trình bày được khái niệm KHTN.
d) Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ.
- GV yêu cầu HS dựa vào đặc điểm đặc trưng của vật sống và vật không sống, phân biệt được vật sống và vật không sống.
- GV hướng dẫn HS từ những ví dụ về vật sống và vật không sống thấy được sự tương tác giữa các vật và sự biến đổi không ngừng của chúng trong tự nhiên đưa ra được khái niệm hiện tượng tự nhiên.
- GV cho HS làm thí nghiệm theo nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1.
- GV nhận xét và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Các hiện tượng tự nhiên rất đa dạng phong phú nhưng chúng đều xảy ra theo các quy luật nhất định, các nhà khoa học đã làm thế nào để biết được điều này?
- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về khái niệm KHTN.
- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về khái niệm KHTN.
* Thực hiện nhiệm vụ
- HS phân biệt, lấy ví dụ về vật sống và vật không sống.
- HS từ những ví dụ thực tiễn phát biểu định nghĩa về hiện tượng tự nhiên.
- HS làm thí nghiệm theo nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1, đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS liên hệ thực tiễn trả lời câu hỏi.
* Báo cáo:
- GV gọi ngẫu nhiên 2 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân về vật sống, vật không sống, KN hiện tượng tự nhiên.
- GV gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm, các nhóm khác theo dõi, đối chiếu bổ sung.
* Kết luận: GV nhận xét kết quả báo cáo của các nhóm, chốt khái niệm KHTN.
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu các lĩnh vực chính của khoa học tự nhiên.
a) Mục tiêu:
- Xác định được các lĩnh vực chủ yếu của KHTN.
- Sắp xếp được các hiện tượng tự nhiên vào các lĩnh vực tương ứng của KHTN.
b) Nội dung:
- HS sắp xếp các hiện tượng tự nhiên có ở phiếu học tập số 1 vào lĩnh vực tương ứng dưới sự hướng dẫn của GV.
- HS lấy thêm các ví dụ khác về các hiện tượng tự nhiên và phân loại chúng.
c) Sản phẩm:
- Đáp án Phiếu học tập số 1 cột phân loại.
- Các ví dụ của học sinh về các hiện tượng tự nhiên như hiện tượng sấm sét, trái đất quay quanh mặt trời, cây nến cháy trong không khí, hạt đỗ xanh nảy mầm thành cây giá …..
a) Tổ chức hoạt động:
* Giao nhiệm vụ.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin, kể tên các lĩnh vực chủ yếu của KHTN.
- GV yêu cầu HS phân loại các hiện tượng tự nhiên trong phiếu học tập 1.
- GV yêu cầu HS lấy ví dụ khác.
* Thực hiện nhiệm vụ
- HS nghiên cứu thông tin trong sách KHTN, kể tên được các lĩnh vực chủ yếu của KHTN.
- HS sắp xếp các hiện tượng tự nhiên vào các lĩnh vực tương ứng của KHTN.
- HS liên hệ thực tiễn lấy ví dụ, phân loại các hiện tượng tự nhiên.
* Báo cáo: GV gọi ngẫu nhiên 3 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân.
* Kết luận: GV nhấn mạnh một số lĩnh vực chủ yếu của KHTN trên bảng bằng sơ đồ tư duy.
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu Vai trò của khoa học tự nhiên với cuộc sống.
a) Mục tiêu:
- Trình bày được vai trò của khoa học tự nhiên với cuộc sống.
- Tác động KHTN đối với môi trường.
b) Nội dung: HS quan sát tranh ảnh về ứng dụng các thành tựu KHTN trong đời sống để rút ra kết luận vai trò KHTN đối với con người cũng như tác động của KHTN với môi trường.
c) Sản phẩm: Đáp án phiếu học tập số 2. Gợi ý: Mỗi thành tựu KHTN các con nêu rõ vai trò/tác dụng có lợi của thành tựu đó với con người như thế nào ( ví dụ như tiết kiệm thời gian, công sức; tăng năng suất lao động …) và tác động đến môi trường như nếu sử dụng sai mục đích, sai phương pháp có thể gây ô nhiễm môi trường ..
d) Tổ chức hoạt động.
*Giao nhiệm vụ.
– GV yêu cầu HS quan sát tranh ảnh, hoàn thành phiếu học tập số 2.
– Từ phiếu học tập yêu cầu HS nhận xét:
- Vai trò của KHTN đối với đời sống?
- Nếu không sử dụng đúng phương pháp, mục đích thì KHTN sẽ gây hại đến môi trường như thế nào?
– GV hướng dẫn HS rút ra kết luận vai trò KHTN.
* Thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 2.
- HS thảo luận, thống nhất ý kiến trả lời câu hỏi.
* Báo cáo: GV gọi đại diện 1 nhóm trình bày, các nhóm còn lại nhận xét bổ sung.
* Kết luận: GV chốt kiến thức vai trò KHTN với con người, lưu ý những tác động của KHTN đến môi trường khi con người sử dụng không đúng phương pháp và mục đích.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Hệ thống được một số kiến thức đã học.
b) Nội dung:
- HS thực hiện cá nhân phần “Con học được trong giờ học” trên phiếu học tập KWL.
- HS tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy.
c) Sản phẩm: HS trình bày quan điểm cá nhân về đáp án trên phiếu học tập KWL.
d) Tổ chức hoạt động:
* Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân phần “Con học được trong giờ học” trên phiếu học tập KWL và tóm tắt nội dung bài học dưới dạng sơ đồ tư duy vào vở ghi.
* Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
* Báo cáo: GV gọi ngẫu nhiên 3 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân.
*Kết luận: GV nhấn mạnh nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy trên bảng.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống.
b) Nội dung: Các thành tựu của KHTN.
c) Sản phẩm: HS báo cáo phần tìm hiểu các thành tựu KHTN dưới dạng báo tường kèm tranh ảnh minh họa, bằng trình chiếu PP, bằng video…
d) Tổ chức hoạt động: Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp sản phẩm vào tiết sau.
Giáo án Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo
Ngày soạn:…/…./…..
Ngày dạy: :…/…./…..
BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Môn học: KHTN – Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên.
- Trình bày được vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự học và tự chủ trong tất cả các hoạt động học tập: Chủ động, tích cực nhận nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ GV giao; Tìm kiếm thông tin, tham khảo nội dung sách giáo khoa.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong các hoạt động nhóm: Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp; Hỗ trợ, thảo luận, phối hợp tốt và thống nhất ý kiến với các thành viên trong nhóm để cùng hoàn thành nhiệm vụ nhóm.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Nhận biết được các hoạt động nghiên cứu khoa học tự nhiên.
- Vận dụng kiến thức đã học để tìm hiểu về các thành tựu khoa học tự nhiên của một lĩnh vực nhất định.
3. Phẩm chất:
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Yêu nước, tích cực tham gia các hoạt động nghiên cứu và sáng tạo để góp phần phát triển đất nước, bảo vệ thiên nhiên.
- Nhân ái, tôn trọng sự khác biệt về nhận thức, phong cách cá nhân của người khác.
- Chăm chỉ, ham học hỏi, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Trung thực khi thực hiện các nhiệm vụ học tập, báo cáo kết quả.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
- Phiếu học tập số 1, 2, 3 cho mỗi nhóm.
- Giấy A0 cho mỗi nhóm 6 HS
- Hình ảnh 1.1, 1.2, 1.4 SGK
2. Đối với học sinh: Vở ghi, sgk và đồ dùng học tập khác
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Khơi gợi tinh thần hứng thú HS về Khoa học tự nhiên.
b. Nội dung:
– HS thảo luận nhóm theo tổ trong 2 phút về những vấn đề sau:
- Tổ 1: Cuộc sống sẽ như thế nào nếu không có điện?
- Tổ 2: Cuộc sống sẽ như thế nào nếu không có dự báo thời tiết?
- Tổ 3: Cuộc sống sẽ như thế nào nếu không phát hiện ra virus SASR-CoV-2 và vaccine?
- Tổ 4: Cuộc sống sẽ như thế nào nếu con người không biết gì về vũ trụ?
c. Sản phẩm:
Phần trình bày của đại diện các nhóm HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV thông báo nhiệm vụ thảo luận nhóm theo tổ trong 2 phút về 4 vấn đề.
- HS nhận nhiệm vụ, thảo luận nhóm, trình bày ra giấy nháp.
- Đại diện 4 tổ lần lượt lên báo cáo kết quả thảo luận.
- GV dẫn dắt HS xác định vấn đề học tập: Từ cổ xưa cho đến ngày nay, con người luôn luôn tìm hiểu về thế giới tự nhiên, nhờ đó mà ta có được các thành tựu khoa học rất quan trọng để ứng dụng vào cuộc sống. Hoạt động đó được gọi là nghiên cứu khoa học tự nhiên, vậy khoa học tự nhiên là gì và vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống như thế nào? Chúng ta cùng vào bài mới.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm khoa học tự nhiên
a. Mục tiêu:
– Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên
– Nhận biết được các hoạt động nghiên cứu khoa học tự nhiên.
b. Nội dung:
– HS thảo luận nhóm đôi trong 3 phút hoàn thành PHT số 1.
Nội dung thảo luận:
– Thế giới tự nhiên xung quanh chúng ta bao gồm các hiện tượng tự nhiên, các sự vật như động vật, thực vật,… và cả con người.
Câu hỏi 1. Trong các hoạt động sau, đâu là hoạt động nghiên cứu khoa học?
Câu hỏi 2. Các hoạt động đó được gọi là hoạt động nghiên cứu Khoa học tự nhiên. Vậy em hiểu Khoa học tự nhiên là ngành khoa học như thế nào?
Câu hỏi 3. Nhà khoa học là ai?
Câu hỏi 4. Phương pháp nghiên cứu chung của Khoa học tự nhiên là gì?
c. Sản phẩm: Câu trả lời trong PHT số 1
Trả lời CH 1. Hoạt động nghiên cứu khoa học là: lấy mẫu nước nghiên cứu và làm thí nghiệm.
Trả lời CH 2. Khoa học tự nhiên là ngành khoa học nghiên cứu các sự vật, hiện tượng của thế giới tự nhiên và ảnh hưởng của thế giới tự nhiên đến cuộc sống của con người.
Trả lời CH 3. Nhà khoa học là những người chuyên nghiên cứu khoa học tự nhiên.
Trả lời CH 4. Phương pháp nghiên cứu chung của khoa học tự nhiên là tìm hiểu để khám phá những điều mà con người còn chưa biết về thế giới tự nhiên, hình thành tri thức khoa học.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS |
Sản phẩm dự kiến |
– GV giao nhiệm vụ học tập: Thảo luận nhóm đôi trong 3 phút trả lời câu hỏi để hoàn thành phiếu học tập số 1. – HS thảo luận nhóm hoàn thành PHT số 1. – Đại diện 1 nhóm HS trình bày kết quả PHT số 1, các nhóm khác nhận xét. – GV chốt kiến thức, yêu cầu HS ghi vở. |
1. Khoa học tự nhiên – Khoa học tự nhiên là ngành khoa học nghiên cứu về các sự vật, hiện tượng, quy luật tự nhiên, những ảnh hưởng của chúng đến cuộc sống con người và môi trường. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống
a. Mục tiêu:
Trình bày được vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống.
b. Nội dung:
– HS thảo luận nhóm trong 5 phút thực hiện nhiệm vụ trong PHT số 2.
Nội dung thảo luận:
Hãy hoàn thành bảng 1 với các nội dung sau:
1. Quan sát hình 1.2 SGK và cho biết những vai trò của khoa học tự nhiên với cuộc sống con người.
2. Hãy nêu tối thiểu 10 hoạt động nghiên cứu khoa học tự nhiên và xác định lợi ích của chúng với cuộc sống con người bằng cách đánh dấu tích vào cột tương ứng.
c. Sản phẩm:
Câu trả lời trong PHT số 2, có thể:
Vai trò của khoa học tự nhiên Hoạt động nghiên cứu khoa học tự nhiên |
Nâng cao nhận thức của con người về thế giới tự nhiên |
Ứng dụng công nghệ vào cuộc sống, sản xuất, kinh doanh. |
Chăm sóc sức khỏe con người |
Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững |
Tìm hiểu vi khuẩn |
✓ |
✓ |
||
Tìm hiểu vũ trụ |
✓ |
|||
Tìm kiếm và thăm dò dầu khí ở vùng biển VN |
✓ |
|||
Nghiên cứu xử lí ô nhiễm nước |
✓ |
|||
Trồng dưa lưới với biện pháp tiên tiến |
✓ |
|||
Thiết bị sản xuất dược phẩm |
✓ |
✓ |
||
Sử dụng năng lượng gió để sản xuất điện |
✓ |
✓ |
||
Thạch nhũ tạo ra trong hang động |
✓ |
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS |
Sản phẩm dự kiến |
– GV giao nhiệm vụ: HS hoạt động nhóm 6 trong 5 phút thực hiện nhiệm vụ trong PHT 2 (PHT cỡ A0). – HS thảo luận nhóm hoàn thiện PHT số 2. – Đại diện 1 nhóm HS nêu được nhiều hoạt động nghiên cứu khoa học nhất lên trình bày kết quả PHT số 2, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. – GV chốt kiến thức về vai trò của khoa học tự nhiên với cuộc sống con người. |
2. Vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống. – Nâng cao nhận thức của con người về thế giới tự nhiên. – Ứng dụng công nghệ vào cuộc sống, sản xuất, kinh doanh. – Chăm sóc sức khỏe con người. – Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. – Hoạt động nghiên cứu khoa học. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu:
Hệ thống được một số kiến thức đã học về khái niệm, vai trò, các lĩnh vực chủ yếu và đối tượng nghiên cứu của khoa học tự nhiên.
b. Nội dung:
Cá nhân HS tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy.
c. Sản phẩm:
Sơ đồ tư duy tóm tắt nội dung bài học.
d. Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu cá nhân HS tóm tắt lại nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy vào vở hoặc giấy A4.
– Mỗi HS làm việc cá nhân thực hiện nhiệm vụ học tập.
– GV chiếu ngẫu nhiên 3 – 5 sơ đồ tư duy của HS lên máy chiếu, mời 1 HS trình bày sơ đồ tư duy để nhấn mạnh lại nội dung bài học.
Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Cánh diều
PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÁC PHÉP ĐO
CHỦ ĐỀ 1: GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN, DỤNG CỤ ĐO VÀ AN TOÀN THỰC HÀNH
BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Môn học: KHTN – Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên.
- Trình bày được vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống.
- Phân biệt được các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên dựa vào đối tượng nghiên cứu.
- Nêu được những đặc điểm để nhận biết vật sống.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung
– Năng lực tự học và tự chủ:
- Chủ động, tích cực nhận nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ GV giao.
- Tự quyết định cách thức thực hiện, phân công trách nhiệm cho các thành viên trong nhóm.
- Tìm kiếm thông tin, tham khảo nội dung sách giáo khoa.
- Tự đánh giá quá trình và kết quả thực hiện của các thành viên và nhóm.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác:
- Tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự.
- Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp.
- Hỗ trợ các thành viên trong nhóm cách thực hiện nhiệm vụ.
- Ghi chép kết quả làm việc nhóm một cách chính xác, có hệ thống.
- Thảo luận, phối hợp tốt và thống nhất ý kiến với các thành viên trong nhóm để cùng hoàn thành nhiệm vụ nhóm.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Nhận biết được các hoạt động nghiên cứu khoa học tự nhiên.
- Nhận biết được các hoạt động nghiên cứu khoa học tự nhiên đúng với các lĩnh vực của khoa học tự nhiên
- Dựa vào các đặc điểm đặc trưng, phân biệt được vật sống và vật không sống trong tự nhiên.
3. Phẩm chất:
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Yêu nước, tích cực tham gia các hoạt động nghiên cứu và sáng tạo để góp phần phát triển đất nước, bảo vệ thiên nhiên.
- Nhân ái, tôn trọng sự khác biệt về nhận thức, phong cách cá nhân của người khác.
- Chăm chỉ, ham học hỏi, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Trung thực khi thực hiện các nhiệm vụ học tập, báo cáo kết quả.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Phiếu học tập số 1, 2, 3 cho mỗi nhóm.
- Giấy A0 cho mỗi nhóm 6 HS
- Hình ảnh 1.1, 1.2, 1.4 SGK.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập là tìm hiểu khái niệm, vai trò, các lĩnh vực chủ yếu và đối tượng nghiên cứu của khoa học tự nhiên.
a) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề học tập là tìm hiểu khái niệm, vai trò, các lĩnh vực chủ yếu và đối tượng nghiên cứu của khoa học tự nhiên.
b) Nội dung:
– HS thảo luận nhóm theo tổ trong 2 phút về những vấn đề sau:
- Tổ 1: Cuộc sống sẽ như thế nào nếu không có điện?
- Tổ 2: Cuộc sống sẽ như thế nào nếu không có dự báo thời tiết?
- Tổ 3: Cuộc sống sẽ như thế nào nếu không phát hiện ra virus corona và vacxin?
- Tổ 4: Cuộc sống sẽ như thế nào nếu con người không biết gì về vũ trụ?
c) Sản phẩm: Phần trình bày của đại diện các nhóm HS.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV thông báo nhiệm vụ thảo luận nhóm theo tổ trong 2 phút về 4 vấn đề.
- HS nhận nhiệm vụ, thảo luận nhóm, trình bày ra giấy nháp.
- Đại diện 4 tổ lần lượt lên báo cáo kết quả thảo luận.
- GV dẫn dắt HS xác định vấn đề học tập: Từ cổ xưa cho đến ngày nay, con người luôn luôn tìm hiểu về thế giới tự nhiên, nhờ đó mà ta có được các thành tựu khoa học rất quan trọng để ứng dụng vào cuộc sống. Hoạt động đó được gọi là nghiên cứu khoa học tự nhiên, vậy khoa học tự nhiên là gì và đối tượng nghiên cứu của khoa học tự nhiên là gì?
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới về Khoa học tự nhiên
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu khái niệm khoa học tự nhiên
a) Mục tiêu:
- Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên
- Nhận biết được các hoạt động nghiên cứu khoa học tự nhiên.
b) Nội dung:
- HS thảo luận nhóm đôi trong 3 phút hoàn thành PHT số 1.
Nội dung thảo luận:
- Thế giới tự nhiên xung quanh chung ta bao gồm các hiện tượng tự nhiên, các sự vật như động vật, thực vật,… và cả con người. Trong các hoạt động sau, đâu là hoạt động nghiên cứu về thế giới tự nhiên và đối tượng nghiên cứu của hoạt động đó là gì?
….
>> Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án môn Khoa học tự nhiên 6 (Sách mới) Kế hoạch bài dạy môn Khoa học tự nhiên 6 KNTT, CTST, Cánh diều của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.