Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề thi học kì 2 môn Địa lí 10 năm 2022 – 2023 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 3 Đề kiểm tra cuối kì 2 Địa 10 (Có đáp án + Ma trận) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề thi Địa lí cuối kì 2 lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống năm 2022 – 2023 tuyển chọn 3 đề kiểm tra cuối kì 2 có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi.

Với 3 đề thi cuối học kì 2 Địa lí 10 KNTT sẽ giúp các em học sinh lớp 10 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh đáp án thuận tiện hơn. Đồng thời là tư liệu hữu ích để giáo viên ra đề ôn thi cho các em học sinh. Bên cạnh đề thi môn Địa lí 10 Kết nối tri thức các bạn xem thêm: đề thi học kì 2 môn Toán 10 KNTT, bộ đề thi học kì 2 Ngữ văn 10 KNTT. Vậy sau đây là TOP 3 đề thi cuối kì 2 Địa lí 10 năm 2022 – 2023 mời các bạn cùng tải tại đây.

Bộ đề thi cuối kì 2 Địa lý 10 Kết nối tri thức với cuộc sống

  • Đề thi học kì 2 Địa lí 10 Kết nối tri thức – Đề 1
  • Đề thi cuối kì 2 Địa lý 10 Kết nối tri thức – Đề 2

Đề thi học kì 2 Địa lí 10 Kết nối tri thức – Đề 1

Đề thi cuối kì 2 Địa lí 10

I. Trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1. Các hình thức sản xuất có vai trò đặc biệt trong công nghiệp là

A. Chuyên môn hóa, hợp tác hóa, liên hợp hóa.
B. Hợp tác hóa, trang trại, xí nghiệp công nghiệp.
C. Liên hợp hóa, xí nghiệp công nghiệp, trang trại.
D. Trang trại, vùng công nghiệp, điểm công nghiệp.

Câu 2. Vai trò chủ đạo của ngành công nghiệp được thể hiện ở việc

A. cung cấp tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất cho tất cả các ngành kinh tế.
B. thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho phần lớn dân cư.
C. tạo ra phương pháp tổ chức và quản lí tiên tiến và khai thác hiệu quả tài nguyên.
D. khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tạo ra việc làm cho dân cư.

Câu 3. Dầu khí không phải là

A. tài nguyên thiên nhiên.
B. nhiên liệu cho sản xuất.
C. nguyên liệu cho hoá dầu.
D. nhiên liệu làm dược phẩm.

Câu 4. Trữ lượng dầu mỏ trên thế giới tập trung lớn nhất ở

A. Trung Đông.
B. Bắc Mĩ.
C. Mĩ Latinh.
D. Tây Âu.

Câu 5. Với tính chất đa dạng của khí hậu, kết hợp với các tập đoàn cây trồng, vật nuôi phong phú là cơ sở để phát triển ngành nào sau đây?

A. Công nghiệp khai thác dầu khí.
B. Công nghiệp khai thác quặng kim loại.
C. Công nghiệp chế biến thực phẩm.
D. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

Câu 6. Các hình thức tổ chức công nghiệp hình thành nhằm

A. hạn chế các tác hại của hoạt động sản xuất công nghiệp.
B. sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, vật chất và lao động.
C. phân bố hợp lí nguồn lao động giữa miền núi và đồng bằng.
D. tiết kiệm diện tích sử dụng đất và nguồn vốn đầu tư.

Câu 7. Điểm công nghiệp có vai trò nào sau đây?

A. Góp phần thực hiện công nghiệp hóa tại ở phương.
B. Góp phần thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.
C. Thúc đẩy chuyển giao khoa học công nghệ hiện đại.
D. Tạo nguồn hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Câu 8. Tác động tích cực của hoạt động sản xuất công nghiệp đối với môi trường là

A. hiện trạng cạn kiệt của một số nguồn tài nguyên trong tự nhiên.
B. sử dụng công nghệ hiện đại dự báo, khai thác hợp lí tài nguyên.
C. tình trạng ô nhiễm môi trường nước và môi trường không khí.
D. ô nhiễm môi trường do sản phẩm công nghiệp sau khi sử dụng.

Câu 9. Năng lượng nào sau đây là nguồn năng lượng tái tạo?

A. Điện than đá.
B. Điện gió.
C. Điện hạt nhân.
D. Nhiệt điện.

Câu 10. Hoạt động nào sau đây không thuộc dịch vụ kinh doanh?

A. Tài chính, ngân hàng.
B. Vận tải hàng hóa.
C. Bưu chính viễn thông.
D. Hoạt động đoàn thể.

Câu 11. Hoạt động nào sau đây không thuộc dịch vụ tiêu dùng?

A. Y tế, giáo dục.
B. Vận tải hàng hóa.
C. Thể dục, thể thao.
D. Bán buôn, bán lẻ.

Tham khảo thêm:   Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Giáo dục công dân 8 sách Cánh diều Ôn tập giữa kì 1 GDCD 8 (Có đáp án)

Câu 12. Ngành dịch vụ có đặc điểm nào sau đây?

A. Gắn liền với việc sử dụng máy móc và áp dụng công nghệ.
B. Có mức độ tập trung hóa, chuyên môn và hợp tác hóa cao.
C. Phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên, có tính mùa vụ.
D. Sản phẩm ngành dịch vụ thường không mang tính vật chất.

Câu 13. Loại hình vận tải không sử dụng phương tiện giao thông, có cước phí rất rẻ là

A. đường ô tô.
B. đường sắt.
C. đường ống.
D. đường biển.

Câu 14. Ưu điểm của ngành vận tải bằng đường sông là

A. vận tải được hàng nặng trên đường xa với tốc độ nhanh, ổn định, giá rẻ.
B. tiện lợi, cơ động và có khả năng thích nghi với các điều kiện địa hình.
C. rẻ, thích hợp với hàng nặng, cồng kềnh; không yêu cầu chuyển nhanh.
D. trẻ, tốc độ cao, đóng vai trò đặc biệt trong vận tải hành khách quốc tế.

Câu 15. Ngày Bưu chính thế giới là

A. 9-8.
B. 9-10.
C. 9-11.
D. 9-12.

Câu 16. Các dịch vụ viễn thông chủ yếu là

A. máy tính và internet.
B. macbook và điện thoại.
C. máy tính và macbook.
D. điện thoại và internet.

Câu 17. Thành tựu khoa học – công nghệ nào sau đây không được ứng dụng trong ngành tài chính – ngân hàng?

A. Trí tuệ nhân tạo.
B. Tư vấn tự động.
C. Công nghệ chuỗi khối.
D. Năng lượng nhiệt hạch.

Câu 18. Các thành tựu khoa học – công nghệ nào sau đây được ứng dụng rộng rãi trong ngành tài chính – ngân hàng?

A. Trí tuệ nhân tạo, tư vấn tự động và công nghệ chuỗi khối.
B. Tư vấn tự động, năng lượng nhiệt hạch, kháng thể nhân tạo.
C. Công nghệ chuỗi khối, sửa chữa gen và khôi phục gen cổ.
D. Khôi phục gen, tư vấn tự động và năng lượng nhiệt hạch.

Câu 19. Thương mại ở các nước đang phát triển thường có tình trạng nào dưới đây?

A. Nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu.
B. Ngoại thương phát triển hơn.
C. Xuất khẩu dịch vụ thương mại.
D. Xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu.

Câu 20. Thương mại là khâu nối giữa sản xuất với tiêu dùng thông qua việc

A. vận chuyển hàng hóa giữa bên bán và bên mua trong nước, quốc tế.
B. luân chuyển các loại hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua.
C. luân chuyển các loại hàng hóa dịch vụ giữa các vùng trong một nước.
D. trao đổi các loại hàng hóa và dịch vụ giữa các địa phương với nhau.

Câu 21. Loại môi trường phụ thuộc chặt chẽ vào sự tồn tại và phát triển của con người là

A. môi trường tự nhiên.
B. môi trường nhân tạo.
C. môi trường xã hội.
D. môi trường địa lí.

Câu 22. Sự phát triển của khoa học – kĩ thuật làm cho danh mục tài nguyên thiên nhiên có xu hướng

A. mở rộng.
B. biến mất.
C. thu hẹp.
D. không thay đổi.

Câu 23. Mục tiêu của Việt Nam đến năm 2030 là giảm cường độ phát thải khí nhà kính

A. trên GDP ít nhất 15% so với năm 2014.
B. trên GDP ít nhất 10% so với năm 2014.
C. trên GDP ít nhất 20% so với năm 2014.
D. trên GDP ít nhất 25% so với năm 2014.

Câu 24. Biểu hiện của xanh hóa trong lối sống là

A. tăng cường dùng năng lượng tái tạo.
B. đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới.
C. áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn.
D. ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số.

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1: Hãy trình bày vai trò và đặc điểm của bưu chính viễn thông (2 điểm)

Câu 2: Tác hại của môi trường bị ô nhiễm và suy thoái ảnh hưởng đến đối tượng nào? Ví dụ cụ thể. (2 điểm)

Đáp án đề thi cuối kì 2 Địa lí 10

I. Trắc nghiệm (6 điểm)

Mỗi câu hỏi đúng 0,25 điểm

1-A 2-A 3-D 4-A 5-C 6-B 7-A 8-B
9-B 10-D 11-B 12-D 13-C 14-C 15-B 16-D
17-D 18-A 19-A 20-B 21-B 22-A 23-A 24-B

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1:

Vai trò của ngành bưu chính viễn thông: (1 điểm)

+ Với ngành phát triển kinh tế: (0,5 điểm)

  • Cung cấp và truyền tải thông tin, vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện;
  • Hiện đại hoá, thay đổi cách thức tổ chức nền kinh tế, thúc đẩy cho nền kinh tế phát triển;
  • Ngành này đem lại giá trị kinh tế cao cho nền kinh tế.

+ Với các lĩnh vực khác: (0, 5 điểm)

  • Giúp giao lưu giữa các vùng, thúc đẩy quá trình hội nhập và toàn cầu hoá;
  • Hỗ trợ cho việc quản lý hành chính;
  • Giúp nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần trong xã hội hiện nay.

Đặc điểm: (1 điểm)

  • Ngành có hai nhóm chính là bưu chính và viễn thông; (0,2 điểm)
  • Sản phẩm của ngành bưu chính viễn thông là quá trình vận chuyển tin tức, bưu kiện, bưu phẩm, truyền dẫn thông tin từ nơi gửi đến nơi nhận. (0,2 điểm)
  • Sử dụng các phương tiện, thiết bị cung ứng dịch vụ từ khoảng cách xa mà không cần tiếp xúc giữa người cung cấp dịch vụ và người sử dụng. (0,2 điểm)
  • Sản phẩm được đánh giá qua khối lượng sản phẩm, dịch vụ thực hiện như số lượng thư đã chuyển, thời gian nói chuyện điện thoại,.. (0,2 điểm)
  • Sự phát triển của bưu chính viễn thông phụ thuộc vào sự phát triển của khoa học công nghệ (0,2 điểm)
Tham khảo thêm:   Tin học 12 Bài 12: Tạo biểu mẫu Giải Tin 12 Kết nối tri thức trang 67, 68, 69, 70

Câu 2: (2 điểm)

Tác hại của môi trường bị ô nhiễm và suy thoái:

  • Ảnh hưởng đến động vật, thực vật trong tự nhiên: Môi trường ô nhiễm khiến cho thực vật và động vật không thể sinh sống như ô nhiễm nước thì cá bị chết, đất bị ô nhiễm thì cây cũng không thể sinh trưởng.
  • Ảnh hưởng đến đời sống và sức khoẻ của con người: Ví dụ như ô nhiễm không khí thì ảnh hưởng đến phổi của con người; ô nhiễm nguồn nước thì khiến cho con người bị nhiễm bệnh, ngộ độc.

Đề thi cuối kì 2 Địa lý 10 Kết nối tri thức – Đề 2

Đề thi học kì 2 môn Địa lí 10

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Vai trò quan trọng của công nghiệp ở nông thôn và miền núi được xác định là

A. nâng cao đời sống dân cư.
B. cải thiện quản lí sản xuất.
C. xoá đói giảm nghèo.
D. công nghiệp hóa nông thôn.

Câu 2. Ngành công nghiệp không có đặc điểm nào sau đây?

A. Sản xuất công nghiệp gắn với máy móc, gồm nhiều công đoạn phức tạp.
B. Ngành công nghiệp ngày càng tham gia mạnh mẽ vào chuỗi giá trị toàn cầu.
C. Sản xuất công nghiệp có sự tập trung hóa, chuyên môn hóa và hợp tác hóa.
D. Cung cấp tư liệu sản xuất và nguồn nguyên liệu cho các ngành kinh tế khác.

Câu 3. Các nước nào sau đây có sản lượng điện bình quân theo đầu người vào loại cao nhất thế giới?

A. Na-uy, Ca-na-đa, Thuỵ Điển, LB Nga.
B. Na-uy, Ca-na-đa, Thuỵ Điển, Đức.
C. Na-uy, Ca-na-đa, Thuỵ Điển, Hoa Kì.
D. Na-uy, Ca-na-đa, Thuỵ Điển, Pháp.

Câu 4. Đặc điểm của than nâu không phải là

A. rất giòn.
B. không cứng.
C. nhiều tro.
D. độ ẩm cao.

Câu 5. Trung tâm công nghiệp có vai trò nào sau đây?

A. Thúc đẩy chuyển giao khoa học công nghệ hiện đại.
B. Tạo nguồn hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
C. Định hình hướng chuyên môn hóa cho vùng lãnh thổ.
D. Góp phần thực hiện công nghiệp hóa tại địa phương.

Câu 6. Ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, phổ biến hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây?

A. Điểm công nghiệp.
B. Khu công nghiệp tập trung.
C. Trung tâm công nghiệp.
D. Vùng công nghiệp.

Câu 7. Ngành dịch vụ có đặc điểm nào sau đây?

A. Gắn liền với việc sử dụng máy móc và áp dụng công nghệ.
B. Có mức độ tập trung hóa, chuyên môn và hợp tác hóa cao.
C. Hoạt động dịch vụ có tính hệ thống, chuỗi liên kết sản xuất.
D. Phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên, có tính mùa vụ.

Câu 8. Nhân tố nào sau đây có tác động lớn nhất đến sức mua, nhu cầu dịch vụ?

A. Trình độ phát triển kinh tế.
B. Quy mô và cơ cấu dân số.
C. Mức sống và thu nhập thực tế.
D. Phân bố và mạng lưới dân cư.

Câu 9. Ưu điểm của ngành vận tải đường hàng không là

A. vận tải được hàng nặng trên đường xa với tốc độ nhanh, ổn định, giá rẻ.
B. tiện lợi, cơ động và có khả năng thích nghi với các điều kiện địa hình.
C. rẻ, thích hợp với hàng nặng, cồng kềnh; không yêu cầu chuyển nhanh.
D. trẻ, tốc độ cao, đóng vai trò đặc biệt trong vận tải hành khách quốc tế.

Câu 10. Sự phát triển của ngành đường ống gắn liền với nhu cầu vận chuyển

A. thông tin liên lạc.
B. sản phẩm nông nghiệp.
C. các loại than.
D. dầu mỏ, khí đốt.

Câu 11. Liên minh Viễn thông Quốc tế viết tắt là

A. UPU.
B. WTO.
C. ITU.
D. IMB.

Câu 12. Các quốc gia/khu vực nào sau đây có ngành bưu chính phát triển nhất thế giới?

A. Các nước EU, Hoa Kì, Ca-na-đa.
B. Các nước EU, Hoa Kì, Bra-xin.
C. Các nước EU, Hoa Kì, Nhật Bản.
D. Các nước EU, Hoa Kì, Hàn Quốc.

Câu 13. Quỹ Tiền tệ Quốc tế viết tắt là

A. WB.
B. IMF.
C. ATM.
D. WTO.

Câu 14. Ngân hàng Thế giới có trụ sở ở quốc gia nào sau đây?

A. Hoa Kì.
B. Anh.
C. Nhật Bản.
D. Đức.

Câu 15. Các trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới hiện nay là

A. Niu Y-oóc, Luân-đôn, Tô-ky-ô, Xin-ga-po.
B. Niu Y-oóc, Luân-đôn, Tô-ky-ô, Phran-phuốc.
C. Niu Y-oóc, Luân-đôn, Tô-ky-ô, Niu Đê-li.
D. Niu Y-oóc, Luân-đôn, Tô-ky-ô, Thượng Hải.

Câu 16. Hoạt động cơ bản của thị trường tuân theo quy luật

A. cung-cầu.
B. cạnh tranh.
C. tương hỗ.
D. trao đổi.

Câu 17. Cán cân xuất nhập khẩu được hiểu là

Tham khảo thêm:   Thủ tục đăng ký thuế lần đầu đối với đơn vị trực thuộc tổ chức kinh doanh Đối với Người nộp thuế là đơn vị trực thuộc của tổ chức kinh doanh trừ Hợp tác xã, tổ hợp

A. giá trị xuất khẩu : giá trị nhập khẩu.
B. giá trị xuất khẩu x giá trị nhập khẩu.
C. giá trị xuất khẩu + giá trị nhập khẩu.
D. giá trị xuất khẩu – giá trị nhập khẩu.

Câu 18. Bằng phát minh sáng chế của các nhà bác học được mua để sử dụng có thể xem là

A. chất xám.
B. tiền tệ.
C. hàng hóa.
D. thương mại.

Câu 19. Hoạt động nội thương bị hạn chế ở

A. các quốc gia phát triển, quốc gia ở châu Phi.
B. quốc gia kém phát triển hoặc bất ổn chính trị.
C. các nước công nghiệp mới hoặc phát triển.
D. các quốc gia đang phát triển, khu vực châu Á.

Câu 20. Loại tài nguyên nào sau đây không khôi phục được?

A. Khoáng sản.
B. Thực vật.
C. Đất đai.
D. Động vật.

Câu 21. Loại tài nguyên nào sau đây có thể tái tạo?

A. Than đá.
B. Dầu mỏ.
C. Thực vật.
D. Quặng sắt.

Câu 22. Biểu hiện của tăng trưởng xanh trong lối sốnglà

A. sử dụng vật liệu mới, năng lượng tái tạo.
B. phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.
C. sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng.
D. chế tạo công nghệ mới và công nghệ cao.

Câu 23. Loài người đang đứng trước mâu thuẫn giữa sự phát triển

A. tài nguyên và sự phát triển nền sản xuất xã hội.
B. tài nguyên và sự phát triển khoa học công nghệ.
C. sản xuất xã hội và sự phát triển khoa học kĩ thuật.
D. sản xuất xã hội và phát triển chất lượng cuộc sống.

Câu 24. Hội nghị thượng đỉnh về trái đất được tổ chức năm 1992 ở thành phố nào sau đây?

A. La Hay.
B. New York.
C. Luân Đôn.
D. Rio de Janero.

II. TỰ LUẬN

Câu 1 (1,5 điểm). Trình bày vai trò của ngành công nghiệp trong đời sống và phát triển kinh tế.

Câu 2 (2,5 điểm). Cho bảng số liệu sau:

KHỐI LƯỢNG VẬN CHUYỂN VÀ KHỐI LƯỢNG LUÂN CHUYỂN HÀNG HOÁ CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI Ở NƯỚC TA, NĂM 2020

Phương tiện vận tải

Khối lượng vận chuyển

(nghìn tấn)

Khối lượng luân chuyển

(triệu tấn.km)

Đường sắt

5216,3

3818,9

Đường bộ

1307877,1

75162,9

Đường sông

244708,2

51630,3

Đường biển

69639,0

152277,2

Đường hàng không

272,4

528,4

Tổng số

1627713,0

283417,7

Dựa vào bảng số liệu, em hãy tính cự li vận chuyển hàng hoá trung bình của các phương tiện vận tải nước ta, năm 2020 và nhận xét.

Đáp án đề thi học kì 2 Địa lí 10

I. TRẮC NGHIỆM

(Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm)

1-D 2-D 3-C 4-A 5-C 6-B 7-C 8-C
9-D 10-D 11-C 12-C 13-B 14-A 15-D 16-A
17-D 18-C 19-B 20-A 21-C 22-B 23-A 24-D

II TỰ LUẬN

Câu 1 (1,5 điểm):

Vai trò của ngành công nghiệp trong đời sống và phát triển kinh tế

– Công nghiệp có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Ở nhiều quốc gia, công nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP.

– Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa ở mỗi quốc gia thúc đẩy sự phát triển kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

– Sản phẩm công nghiệp cung cấp tư liệu sản xuất và nguồn nguyên liệu cho các ngành kinh tế khác và là những mặt hàng xuất khẩu.

– Tác động đến xã hội: giải quyết việc làm cho người lao động; tăng thu nhập; cải thiện đời sống văn hóa, văn minh cho người dân,…

– Góp phần củng cố an ninh quốc phòng cho đất nước.

Câu 2 (2,5 điểm).

– Theo đó công thức:

Cự ly vận chuyển trung bình = Khối lượng luân chuyển/Khối lượng vận chuyển (km).

– Từ công thức, ta tính được bảng sau:

Phương tiện vận tải Cự ly vận chuyển trung bình (km)
Đường sắt 732,1
Đường bộ 57,5
Đường sông 211,0
Đường biển 2186,7
Đường hàng không 1939,8
Tổng số 174,1

– Nhận xét

+ Cự ly vận chuyển của các phương tiện vận tải khác nhau, cao nhất là đường biển (2186,7km), đường hàng không (1939,8km), đường sắt, đường sông và đường bộ.

+ Khối lượng vận chuyển không giống nhau giữa các phương tiện vận tải. Cao nhất là đường bộ (1307877,1 nghìn tấn), đường sông (244708,2 nghìn tấn), đường biển, đường sắt và đường hàng không.

+ Khối lượng luân chuyển khác nhau giữa các phương tiện vận tải. Cao nhất là đường biển (152277,2 triệu tấn.km), đường bộ (75162,9 triệu tấn.km), đường sông, đường sắt và đường hàng không.

Ma trận đề thi học kì 2 Địa lí 10

STT

TÊN BÀI

NB

TH

VD

VDC

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Cơ cấu, vai trò và đặc điểm công nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp

1

1

1

2

Địa lí các ngành công nghiệp

1

1

3

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp, tác động của công nghiệp đến môi trường và định hướng phát triển ngành công nghiệp

1

1

4

Cơ cấu, vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ

1

1

5

Địa lí ngành giao thông vận tải

1

1

1

6

Địa lí ngành bưu chính viễn thông

2

7

Địa lí ngành thương mại

2

1

1

8

Địa lí ngành du lịch và tài chính – ngân hàng

2

1

9

Môi trường và tài nguyên thiên nhiên

2

1

10

Phát triển bền vững, tăng trưởng xanh

1

1

TỔNG

14

8

1

2

1

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi học kì 2 môn Địa lí 10 năm 2022 – 2023 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 3 Đề kiểm tra cuối kì 2 Địa 10 (Có đáp án + Ma trận) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *