Bạn đang xem bài viết ✅ Giáo án Mĩ thuật 5 sách Cánh diều (Học kì 1) Kế hoạch bài dạy Mỹ thuật lớp 5 năm 2024 – 2025 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giáo án Mĩ thuật 5 sách Cánh diều mang tới các bài soạn trong cả học kì 1, giúp thầy cô tham khảo để có thêm kinh nghiệm xây dựng kế hoạch bài dạy môn Mỹ thuật lớp 5 năm 2024 – 2025 theo chương trình mới.

Với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng, cách trình bày khoa học thầy cô sẽ tiết kiệm khá nhiều thời gian trong quá trình soạn giáo án lớp 5 môn Mĩ thuật của mình. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm giáo án môn Tiếng Việt. Vậy chi tiết mời thầy cô tải miễn phí giáo án Mỹ thuật lớp 5 trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Kế hoạch bài dạy Mĩ thuật 5 sách Cánh diều

CHỦ ĐỀ 1: KỈ NIỆM MÙA HÈ (4 tiết)
Bài 1: Kì nghỉ hè của em (2 tiết)

Gv có thể phân bố nội dung DH thực hành, sáng tạo ở mỗi tiết như sau

Tiết 1

Sáng tạo tranh về đề tài hoạt động trong kì nghỉ hè bằng cách cắt dán giấy/vẽ hoặc vẽ kết hợp cắt, xén dán,…

(vẽ hình ảnh trên giấy bằng bút chì/bút màu; hoặc vẽ, cắt tạo các hình ảnh đơn lẻ cho nội dung bức tranh)

Tiết 2

Hoàn thiện sản phẩm đã thể hiện ở tiết 1

(vẽ màu; hoặc sắp xếp các hình đơn lẻ trên bức tranh và bổ sung chi tiết hoàn thiện sản phẩm)

I. Yêu cầu cần đạt

1. Năng lực mĩ thuật

Bài học giúp học sinh đạt được một số yêu cầu cần đạt sau:

– Nêu được một số hoạt động thú vị trong kì nghỉ hè và màu sắc chủ đạo ở nơi diễn ra hoạt động đó.

– Sử dụng được màu sắc đậm nhạt, hình dáng người có tư thế khác nhau để thực hành, sáng tạo sản phẩm đề tài kì nghỉ hè của em.

– Trưng bày, giới thiệu và chia sẻ cảm nhận về sản phẩm.

2. Năng lực chung và năng lực đặc thù khác

HS có cơ hội hình thành, phát triển các năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác, như: Ngôn ngữ, khoa học… thông qua: Trao đổi, chia sẻ; tìm hiểu cuộc sống xung quanh, chuẩn bị đồ dùng, họa phẩm để thực hành,…

Tham khảo thêm:   Bài tập Đoạn văn và văn bản Thực hành tiếng Việt 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

3. Phẩm chất

Bài học góp phần bồi dưỡng ở HS đức tính chăm chỉ, lòng nhân ái, ý thức trách nhiệm… thông qua một số biểu hiện, như: Chuẩn bị một số đồ dùng cần thiết để thực hành, sáng tạo như: giấy màu, kéo; giữ vệ sinh trong và sau khi thực hành; có ý thức tìm hiểu, tôn trọng nếp sống của trẻ em ở các vùng miền khác nhau trên đất nước Việt Nam.

II. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN

Vở thực hành; màu, bút chì, kéo, hồ dán, giấy màu (hoặc bài giấy màu, giấy trắng),…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Hoạt động mở đầu

GV tổ chức HS nghe lời bài hát: Mùa hè tuổi thơ, sáng tác của Trần Hữu Bích và giới thiệu bài học

– Nghe bài hát; có thể hát, kết hợp vận động cơ thể

– Trả lời câu hỏi, gợi mở của GV; có thể bổ sung ý kiến của bạn.

1. Hoạt động quan sát, nhận biết

– GV tổ chức HS quan sát hình ảnh1, 2,3,4 (SGK, tr.5) và cho biết:

+ Tên hoạt động trong mỗi hình ảnh.

+ Địa điểm nơi diễn ra các hoạt động, trang phục của các nhân vật.

+ Chỉ ra sự khác nhau về không gian, màu sắc của những hình ảnh bên ngoài trời và trong nhà.

– GV giới thiệu HS trả lời, chia sẻ; HS khác nhận xét, bổ sung

– Gv nhận xét ý kiến trả lời, bổ sung của HS và giới thiệu nội dung, hoạt động của con người, khung cảnh nơi hoạt động diễn ra và màu sắc chủ đạo,… ở mỗi hình ảnh.

– GV gợi mở HS giới thiệu một hoặc một số hoạt động trong kì nghỉ hè của bản thân và chia sẻ cảm nhận

– Giới thiệu thêm hình ảnh, sản phẩm, tác phẩm Mĩ thuật thể hiện các hoạt động hè của trẻ em ở nhiều địa phương khác.

– HS quan sát, thảo luận nhóm 4 và trả lời các câu hỏi

– Nhận xét, bổ sung câu trả lời, bổ sung của nhóm bạn.

– Giới thiệu hoạt động đã tham gia trong kì nghỉ hè và chia sẻ cảm nhận

2. Hoạt động thực hành, sáng tạo

2.1. Hướng dẫn HS cách thực hành

a. Sáng tạo sản phẩm hoạt động của trẻ em miền núi

– Gv tổ chức HS quan sát và trả lời câu hỏi:

+ Sản phẩm vận dụng hình thức thực hành nào?

+ Em hãy nêu các bước thực hành, cách sắp xếp vị trí các nhận vật trên sản phẩm.

+ Trên sản phẩm chi tiết/màu sắc nào nổi bật

– GV nhận xét, đánh giá nội dung trả lời, bổ sung của HS, hướng cách thực hành, sáng tạo sản phẩm; kết hợp nêu vấn đề, gợi mở HS.

– Quan sát, thảo luận nhóm 2 và trả lời các câu hỏi

– Nhận xét, bổ sung câu trả lời, bổ sung của bạn/nhóm bạn.

– Quan sát Gv hướng dẫn và nắm bắt cách thực hành

b. Sáng tạo sản phẩm hoạt động của trẻ em vui chơi trên bãi biển

– Gv tổ chức HS quan sát và trả lời câu hỏi:

+ Em cho biết những đồ dùng học tập nào cần chuẩn bị để thực hành

+ Em hãy giới thiệu các hình ảnh có trên sản phẩm

+ Em cho biết: Tư thế, động tác của các nhân vật giống nhau hay khác nhau như thế nào? Các màu nóng, màu lạnh ở sắp xếp như thế nào trên sản phẩm?

– GV nhận xét, đánh giá nội dung trả lời, bổ sung của HS, hướng cách thực hành, sáng tạo sản phẩm; kết hợp nêu vấn đề, gợi mở HS.

– Quan sát, thảo luận nhóm 2 và trả lời các câu hỏi

– Nhận xét, bổ sung câu trả lời, bổ sung của bạn/nhóm bạn.

– Quan sát Gv hướng dẫn, tìm hiểu, cách thực hành

2.2. Tổ chức HS thực hành, sáng tạo

– GV giao nhiệm vụ cho HS:

+ Em hãy sáng tạo sản phẩm về đề tài hoạt động trong kỳ nghỉ hè thú vị theo ý thích

+ Quan sát, trao đổi với bạn về ý tưởng của mình (chọn hoạt động gì, không gian ngoài trời hay trong nhà, màu sắc của trang phục, cảnh vật xung quanh …)

– GV lưu ý HS: Khi vẽ, cắt, xé, dán nên chú ý đến tỷ lệ các hình ảnh (chính, phụ) cho hợp lý, tạo sự cân đối cho sản phẩm và có thể tạo chất bằng cách vò giấy để tạo sự phong phú cho bề mặt sản phẩm.

– GV nhắc HS thời gian thực hành và yêu cầu mức độ sản phẩm ở mỗi tiết.

– Gv quan sát, nắm bắt mức độ thực hiện nhiệm vụ của HS và gợi ý, nêu vấn đề hoặc hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần).

– Thực hành tạo sản phẩm cá nhân

– Quan sát bạn thực hành và trao đổi, chia sẻ, đặt câu hỏi

3. Hoạt động Cảm nhận, chia sẻ

– GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm và quan sát, trao đổi; gợi mở nội dung giới thiệu sản phẩm và chia sẻ cảm nhận:

+ Em tạo sản phẩm bằng cách nào và sử dụng chất liệu gì?

+ Sản phẩm của em thể hiện hoạt động gì? hoạt động đó diễn ra ở đâu, xung quanh có những gì?

+ Em hãy giới thiệu màu đậm, màu nhạt, màu nóng, màu lạnh,… và tư thế dáng người thay đổi trên sản phẩm?

+ Sản phẩm của em có chi tiết hoặc màu sắc, hình ảnh nào nổi bật?

– GV nhận xét, đánh giá nội dung trao đổi, chia sẻ … và kết quả thực hành của HS, liên hệ bồi dưỡng phẩm chăm chỉ, góp phần phát triển năng lực khác (thể chất)

– Trưng bày sản phẩm

– Quan sát, trao đổi cùng bạn trong nhóm

– Giới thiệu sản phẩm của mình, chia sản cảm nhận về sản phẩm của bạn.

4. Hoạt động vận dụng và hướng dẫn HS bị học bài tiếp theo

– Gv hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bức tranh Thả diều và cách sắp xếp các nhân vật, hình ảnh, màu sắc trong tranh

– Gv gợi mở HS có thể vẽ thêm bức tranh về hoạt động thú vị trong kì nghỉ hè của em, của gia đình,…

– GV hướng dẫn HS chuẩn bị học bài 2: Phong cảnh mùa hè

– Quan sát bức tranh Thả diều

– Chia sẻ cảm nhận về bức tranh và cách sắp xếp vị trí các nhân vật, hình ảnh,… trong tranh.

– Lắng nghe nhiệm vụ chuẩn bị học bài 2

Tham khảo thêm:   Bài thu hoạch chương trình GDPT 2018 (tất cả các môn) Bài thu hoạch Chương trình giáo dục tổng thể 2018

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem tiếp

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Mĩ thuật 5 sách Cánh diều (Học kì 1) Kế hoạch bài dạy Mỹ thuật lớp 5 năm 2024 – 2025 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *