Bạn đang xem bài viết ✅ Giáo án Mĩ thuật 5 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) Kế hoạch bài dạy môn Mỹ thuật lớp 5 năm 2024 – 2025 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giáo án Mĩ thuật 5 sách Kết nối tri thức với cuộc sống mang tới các bài soạn trong cả năm học, giúp thầy cô tham khảo để có thêm kinh nghiệm xây dựng kế hoạch bài dạy môn Mỹ thuật lớp 5 năm 2024 – 2025 theo chương trình mới.

Với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng, cách trình bày khoa học thầy cô sẽ tiết kiệm khá nhiều thời gian trong quá trình soạn giáo án lớp 5 môn Mĩ thuật của mình. Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo giáo án lớp 5 các môn. Vậy chi tiết mời thầy cô tải miễn phí giáo án Mĩ thuật lớp 5 trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 5 Kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ 1:
YẾU TỐ TẠO HÌNH TRONG THỰC HÀNH, SÁNG TẠO THEO CHỦ ĐỀ
(Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

– HS nhận biết được một số yếu tố và nguyên lí tạo hình ở SPMT, TPMT.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ:

– HS nhận định được một số hình thức biểu hiện của yếu tố tạo hình trong thực hành, sáng tạo theo chủ đề.

– HS biết cách mô phỏng, khai thác vẻ đẹp của yếu tố tạo hình trong thực hành, sáng tạo theo chủ đề bằng vật liệu sẵn có.

2.2. Năng lực sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ:

– HS biết sử dụng yếu tố tạo hình làm trọng tâm ở sản phẩm mĩ thuật.

– HS vận dụng được một số nguyên lí tạo hình như: cân bằng, tương phản, lặp lại,… ở mức độ đơn giản trong thực hành, sáng tạo đồ thủ công bằng vật liệu sưu tầm, tái sử dụng,…

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Ngày Về Xa Xôi

3. Phẩm chất:

– HS yêu thích và sử dụng đa dạng các yếu tố mĩ thuật trong tạo hình, thiết kế SPMT.

– HS hứng thú với những kiến thức trong tiết học mĩ thuật.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1. Giáo viên:

– SGV, SGK.
– Một số hình ảnh, video clip giới thiệu về TPMT, SPMT để trình chiếu trên PowerPoint cho HS quan sát.

– Hình ảnh SPMT sử dụng yếu tố tạo hình làm trọng tâm ở sản phẩm với nhiều vật liệu và hình thức khác nhau để minh hoạ cho HS quan sát trực tiếp.

– Sản phẩm mĩ thuật của HS.

– Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Học sinh:

– SGK mĩ thuật 5, vở bài tập mĩ thuật 5.

– Giấy vẽ, giấy màu, bút chì, màu vẽ các loại, kéo, keo dán, đất nặn, vật liệu tái sử dụng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. HOẠT ĐỘNG: KHỞI ĐỘNG

– Tổ chức cho HS tham gia khởi động tuỳ điều kiện thực tế (theo nhóm hoặc cá nhân).

– Gợi ý:

+ Trò chơi trắc nghiệm chọn đáp án đúng.

+ Giải ô chữ tìm những yếu tố tạo hình đã học trong TPMT, SPMT.

+ Các trò chơi vận động,…

– Nhận xét, khen ngợi HS.

– GV giới thiệu chủ đề.

2. HOẠT ĐỘNG: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.

2.1. QUAN SÁT

a. Mục tiêu:

– Củng cố nhận biết về sự đa dạng, phong phú ở cách sử dụng yếu tố, nguyên lí tạo hình trong thực hành, sáng tạo SPMT, TPMT.

– Nhận biết được một số cách thức vận dụng yếu tố, nguyên lí tạo hình trong thực hành, sáng tạo SPMT.

b. Nội dung:

– Quan sát vẻ đẹp của một số TPMT qua:

+ Hình minh họa trong SGK mĩ thuật 5, trang 5, 6.

+ Ảnh tư liệu về một số TPMT (nếu có).

– Trả lời câu hỏi để có định hướng trong SGK Mĩ thuật 5, trang 5.

c. Sản phẩm:

– Củng cố hiểu biết về việc sử dụng yếu tố, nguyên lí tạo hình để thực hành sáng tạo SPMT.

d. Tổ chức thực hiện:

– GV tổ chức cho HS quan sát hình minh hoạ trong SGK thuật5, trang 5 và 6, hoặc một số hình ảnh GV chuẩn bị thêm, trao đổi và thảo luận để nhận biết.

– Qua hoạt động quan sát, trao đổi và thảo luận nhóm, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 5, trang 5 để HS nhận ra yếu tố tạo hình trong TPMT, cũng như một số nguyên lí tạo hình thường được thể hiện trong thể loại hội hoạ, đồ họa tranh in.

– GV có thể đặt câu hỏi khai thác sâu hơn về nội dung của hoạt động:

+ Ngoài các hình minh hoạ trong SGK Mĩ thuật 5 ở trang 5 và trang 6, em còn biết đến những TPMT nào?

+ Yếu tố tạo hình nào ấn tượng với em? Vì sao?

+ Em sẽ sử dụng yếu tố, nguyên lí tạo hình nào trong phần thực hành của mình?

– GV nhận xét bổ sung (theo các hình minh hoạ đã được chuẩn bị) để khắc sâu hơn về yếu tố, nguyên lí tạo hình sử dụng trong thực hành.

– GV tóm tắt và chốt ý theo nội dung ở phần “Em có biết”, SGK Mĩ thuật 5, trang 6.

– Khen ngợi, động viên HS.

*Củng cố:

– Yêu cầu HS nêu lại kiến thức bài học.

– Khen ngợi HS học tốt.

– Liên hệ thực tế cuộc sống.

– Đánh giá chung tiết học.

*Dặn dò:

– Xem trước hoạt động 2 của chủ đề.

– Chuẩn bị đồ dùng học tập: Bút chì, tẩy, giấy vẽ, màu vẽ, tranh ảnh, vật liệu sẵn có, tái chế…cho tiết học sau.

– HS lắng nghe, quan sát và khởi động theo hướng dẫn của GV (cá nhân hoặc nhóm).

– HS chơi TC theo gợi ý của GV.

– Phát huy.

– Mở bài học, ghi tên bài vào vở MT.

– HS củng cố nhận biết về sự đa dạng, phong phú ở cách sử dụng yếu tố, nguyên lí tạo hình trong thực hành, sáng tạo SPMT, TPMT.

– HS nhận biết được một số cách thức vận dụng yếu tố, nguyên lí tạo hình trong thực hành, sáng tạo SPMT.

– HS quan sát vẻ đẹp của TPMT qua:

+ Hình minh họa trong SGK mĩ thuật 5, trang 5, 6.

+ Ảnh tư liệu về một số TPMT (nếu có).

– HS trả lời câu hỏi để có định hướng trong SGK Mĩ thuật 5, trang 5.

– HS củng cố hiểu biết về việc sử dụng yếu tố, nguyên lí tạo hình để thực hành sáng tạo SPMT.

– HS thực hiện quan sát, thảo luận trả lời câu hỏi để tìm hiểu về chủ đề “Yếu tố tạo hình trong thực hành sáng tạo”.

– HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 5, trang 5 để nhận ra yếu tố tạo hình trong TPMT, cũng như một số nguyên lí tạo hình thường được thể hiện trong thể loại hội hoạ, đồ hoạ tranh in.

– Lắng nghe, thảo luận.

– HS trả lời theo nhận biết.

– HS trả lời theo cảm nhận.

– HS nêu các yếu tố, nguyên lí tạo hình sẽ sử dụng trong phần thực hành của mình.

– HS quan sát, lắng nghe và ghi nhớ.

– HS lắng nghe và ghi nhớ.

– Phát huy.

– 1, 2 HS nêu.

– Phát huy.

– Mở rộng KT bài học vào cuộc sống.

– Trật tự.

– Thực hiện ở nhà.

– Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng HT cho tiết sau.

Tham khảo thêm:   Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Tiếng Anh sở GD&ĐT Vĩnh Phúc (Có đáp án) Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Tiếng Anh

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC (Nếu có)

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

>> Tải file để tham khảo trọn bộ giáo án Mĩ thuật 5 KNTT!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Mĩ thuật 5 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) Kế hoạch bài dạy môn Mỹ thuật lớp 5 năm 2024 – 2025 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *