Giáo án Lịch sử – Địa lí 5 sách Cánh diều mang tới bài soạn Vùng biển nước ta. Qua đó, giúp thầy cô tham khảo để có thêm kinh nghiệm xây dựng kế hoạch bài dạy môn Lịch sử – Địa lí 5 năm 2024 – 2025 theo chương trình mới.
Với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng, cách trình bày khoa học thầy cô sẽ tiết kiệm khá nhiều thời gian trong quá trình soạn giáo án lớp 5 môn Lịch sử – Địa lí của mình. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm giáo án môn Tiếng Việt. Vậy chi tiết mời thầy cô tải miễn phí giáo án Lịch sử – Địa lí lớp 5 trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:
Giáo án bài Vùng biển nước ta
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
– Học sinh nêu được một số đặc điểm và vai trò của vùng biển nước ta.
- Vùng biển Việt Nam là một bộ phận của Biển Đông.
- Ở vùng biển Việt Nam, nước không bao giờ đóng băng.
- Biển có vai trò điều hoà khí hậu, là đường giao thông quan trọng và cung cấp nguồn tài nguyên to lớn.
– Chỉ được một số điểm du lịch, nghỉ mát ven biển nổi tiếng: Hạ Long, Nha Trang, Vũng Tàu… trên bản đồ (lược đồ).
– Biết những thuận lợi và khó khăn của người dân vùng biển.
- Thuận lợi: khai thác thế mạnh của biển để phát triển kinh tế;
- Khó khăn: thiên tai …
– Kể lại câu chuyện về Hải đội Hoàng Sa, lễ khao lề thế lính Hoàng Sa. Sưu tầm truyện, thơ về biển đảo. Nêu được vai trò thiên nhiên đối với con người. Trình bày một số vấn đề về môi trường. Đề xuất biện pháp xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp.
– Nêu được vai trò thiên nhiên đối với con người. Trình bày một số vấn đề về môi trường. Đề xuất biện pháp xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp.
– Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực hiểu biết cơ bản về Địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn.
– Phẩm chất: Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước qua việc nắm rõ đặc điểm địa lý Việt Nam. GD bảo vệ môi trường: HS nắm được đặc điểm về môi trường tài nguyên và khai thác tài nguyên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: Bản đồ trong khu vực Đông Nam Á hoặc hình 1 trong SGK, bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
- HS: SGK, vở…
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- PP: quan sát, thảo luận, vấn đáp
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi
- Kĩ thuật trình bày 1 phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV |
Hoạt động HS |
1. Hoạt động mở đầu: (5 phút) |
|
Giới thiệu bài – Ghi bảng |
– HS chia sẻ những điều hiểu biết của mình thông qua hình ảnh, thời sự, Internet … – HS trình bày – GV gợi ý, nhận xét dẫn dắt HS vào bài học – Học sinh ghi vở |
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: * Mục tiêu: + Xác định được vị trí địa lý của vùng biển, một số đảo, quần đảo lớn của Việt Nam trên lược đồ . + Trình bày được công cuộc bảo vệ chủ quyền các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển đông trong lịch sử (thông qua các tư liệu và hình ảnh) + Lồng ghép bảo vệ môi trường biển . * Cách tiến hành: |
|
* Hoạt động 1: Vùng biển nước ta – Treo lược đồ khu vực biển đông – Lược đồ này là lược đồ gì? Dùng để làm gì? – GV chỉ cho HS vùng biển của Việt Nam trên biển Đông và nêu. Nước ta có vùng biển rộng, biển của nước ta là một bộ phận của biển Đông. – Biển Đông bao bọc ở những phía nào của phần đất liền Việt Nam? – GV kết luận: Vùng biển của nước ta là một bộ phận của biển Đông. * Hoạt động 2: Em có biết : Đặc điểm của vùng biển nước ta – Yêu cầu HS đọc SGK trao đổi nhóm đôi để: – Tìm đặc điểm của biển Việt Nam? – Tác động của biển đến đời sống và sản xuất của nhân dân? – GV nhận xét chữa bài, hoàn thiện phần trình bày Lồng ghép bảo vệ môi trường biển ( Du lịch , giải pháp bảo vệ môi trường biển… ) * Hoạt động 3: Công cuộc bảo vệ chủ quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông . Chia lớp thành 3 tổ – Dựa vào thông 2,3,4 SGK . Trình bày về chủ quyền và quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông. GV cho HS xem hình ảnh phóng to Tổ chức trò chơi tiếp sức: Thi đua 3 đội số HS bằng nhau: Lên bảng ghi tên các Đảo và quần đảo của Việt Nam. (thời gian 1 phút 30 giây). Đội nào ghi được nhiều và đúng là đội thắng. |
– Học sinh quan sát. – Lược đồ khu vực biển Đông. Giúp ta biết đặc điểm của biển Đông, giới hạn, các nước có chung biển Đông. – Học sinh nghe – Phía Đông, phía Nam và Tây Nam. – 2 Học sinh chỉ cho nhau thấy vùng biển của nước ta trên lược đồ SGK. – 2 HS chỉ trên lược đồ trên bảng. – Quần đảo Trường Sa – Hoàng Sa – Lý Sơn – Cồn cỏ – Bạch Long Vĩ, Phú Quốc … Học sinh đọc SGK theo cặp ghi ra đặc điểm của biển: Trả lời – Nước không bao giờ đóng băng – Miền Bắc và miền Trung hay có bão. – Hàng ngày, nước biển có lúc dâng lên, có lúc hạ xuống. – Biển không đóng băng nên thuận lợi cho giao thông và đánh bắt thuỷ hải sản… – Bão biển gây thiệt hại lớn cho tàu thuyền nhà cửa, dân những vùng ven biển – Nhân dân lợi dụng thuỷ triều để làm muối. – Học sinh thảo luận, tìm câu trả lời, viết ra giấy, báo cáo. – Biển giúp điều hoà khí hậu. – Dầu mỏ, khí tự nhiên làm nguyên liệu cho công nghiệp, cung cấp muối, hải sản cho đời sống và ngành sản xuất chế biến hải sản. – Biển là đường giao thông quan trọng. – Là nơi du lịch, nghỉ mát, góp phần đáng kể để phát triển ngành du lịch. Bãi biển đẹp: Nha Trang, Vũng Tàu, Vịnh Hạ Long … – Học sinh đọc. Học sinh nêu – GV gợi ý – nhận xét tuyên dương. HS đọc thông tin 2, 3, 4. Thảo luận: – Cử thư ký viết những ý kiến của nhóm. HS trình bày trước lớp – Nhóm khác nhận xét – GV nhận xét tuyên dương và kết luận. HS tham gia trò chơi |
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: |
|
Nhận xét bình chọn sưu tầm hay về biển đảo tuần sau. |
…
>> Tải file để tham khảo toàn bộ giáo án!
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Lịch sử – Địa lí 5 sách Cánh diều Kế hoạch bài dạy Lịch sử – Địa lý lớp 5 năm 2024 – 2025 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.