Bạn đang xem bài viết ✅ Bài văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội về chữ nhẫn Những bài văn mẫu lớp 12 hay nhất ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Trong hành trang bước vào đời của mỗi chúng ta, không thể không mang theo chữ “nhẫn”, cổ nhân từng nói: “Tiểu bất nhẫn tất loạn đại mưu”, nghĩa là, đối với chuyện nhỏ, việc nhỏ mà không kiềm chế, nhẫn nại, chịu đựng thì sẽ làm hỏng việc lớn.

Sau đây mời các bạn cùng theo dõi Bài văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội về chữ nhẫn được chúng tôi tổng hợp từ những bài văn mẫu hay nhất của các bạn học sinh trên toàn quốc. Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Nghị luận xã hội về chữ nhẫn – Mẫu 1

Nghị luận xã hội về chữ nhẫn

Theo cách viết của chữ Hán, chữ Nhẫn được tạo nên từ sự kết hợp của chữ Đạo và chữ Tâm. Chữ Đạo đặt ở phía trên, biểu hiện cho tính khách quan, tính bị động, tính nghiêm khắc. Chữ Tâm đặt ở phía dưới chữ Đạo, chịu sự chế ngự của chữ Đạo nhưng nó lại biểu hiện cho tính chủ quan, năng động và tự do.

Nhẫn trở thành cách cư xử trong mối quan hệ giữa con người với con người và mối quan hệ giữa con người với mục đích, lý tưởng. Trong mối quan hệ giữa con người con người, nhẫn là nhẫn nhịn. Trong mối quan hệ giữa con người với mục đích, lý tưởng, nhẫn trở thành nhẫn nại. Nhẫn chính là sự tu dưỡng đạo đức và tu dưỡng phẩm hạnh.

Chữ Nhẫn trong cuộc sống

Nhẫn là đặc trưng của nền văn minh Đông Á, trở thành quy tắc ứng xứ trong gia đình đến xã hội. Việt Nam là nước có nền văn hoá nông nghiệp với đặc điểm trọng tình khiến người Việt Nam lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng. Do đó, người Việt Nam luôn chủ trương nhường nhịn để giữ được thuận hòa. Cũng bởi vậy mà chữ Nhẫn có một ý nghĩa, vị trí rất quan trọng trong cuộc sông của người Việt. Một gia đình có êm ấm, hòa thuận hay không phẩn lớn do sự nhẫn nhịn quyết định.

Cái gốc trăm nết
Nết nhẫn nhịn là cao
Cha con nhẫn nhịn nhau
Vẹn tròn đạo lý
Vợ chồng nhẫn nhịn nhau
Con cái khỏi bơ vơ
Anh em nhẫn nhịn nhau
Trong nhà thường êm ấm
Bạn bè nhẫn nhịn nhau
Tinh nghĩa chẳng phai mờ…

Trước đây, gia đình Trương Công Nghệ đời nhà Đường là cửu đại đồng đường (chín đời ở chung một nhà). Đường Cao Tông đến nhà ông ta hỏi có bí quyết gì, Trương Công Nghệ liền xin giấy viết liền một trăm chữ “Nhẫn”. Một gia đình có nhân khẩu quá đông, cùng chung sống dưới một mái nhà, nếu không có được sự nhẫn nhịn thì khó mà hòa hợp được. Đạo lý ấy cũng đúng trong một đất nước. Người có thể nhẫn nhịn nhau vì gia đình như vậy thì cũng thể biết cách nhẫn nhịn, ứng xử khéo léo ngoài xã hội. Nhẫn nhịn chính là cột chống đỡ cho tinh thần đua tranh. Nếu lúc nào cùng nghĩ đến sự nhẫn nhịn thì thắng không kiêu, bại không nản, có thế tiến, có thể lui theo ý muốn mình.

Chữ Nhẫn trong nghệ thuật

Thực tế đã chứng minh rằng tất cả những gì con người sống và làm đều được nâng trên đôi cánh của sự kiên nhẫn. Danh hoạ người Tây Ban Nha catso đã phải âm thầm sáng tạo suốt 77 năm để có được 50.000 tác phẩm hội họa. Ông đã từng phải tự giam mình trên đồi Mông – mác suốt 5 năm trong thời kỳ Lam. Nhà văn Pháp Hônôrê Đờ Banzắc cũng vậy, ông phải trải qua bao nhiêu sự thất bại ở các nghề khác để thành công trong nghề văn. Với 95 cuốn tiểu thuyết trong bộ “Tấn trò đời”, ông trở thành bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực phê phán Pháp. Victo Huygo, L.Tônxtôi đã làm việc cần cù để có được “những người khốn khổ”, “Chiến tranh và hòa bình”, “Anna Karênina”… Thiên tài Puskin kiên trì trong “sự lao động yên lặng” làm loé sáng những ý tưởng. Gôganh – thiên tài hội họa Pháp, trường phái Ấn tượng – phải lìa bỏ vợ con và cuộc sống giàu sang để tìm không gian sáng tạo. Còn nhà viết kịch Môlie đã lao động miệt mài đến hộc máu trên sàn diễn… Đó là những tấm gương của các bậc vĩ nhân, những con người đã cống hiến những giá trị bất diệt cho nhân loại. Nhưng cả cuộc đời của họ là những trang sách, những bức họa, những công trình thấm đẫm mồ hôi và sự khổ luyện. Họ tự nguyện biến mình thành những người nô lệ lao động khổ sai cho nghệ thuật, cho lý tưởng. Gioócgiơ Xăng đã nói “Nghệ thuật không phải là một năng khiếu có thể phát triển mà không cần mở rộng kiến thức về mọi mặt. Cần phải sống, phải tìm tòi phải xào nấu lại rất nhiều, phải yêu rất nhiều và chịu nhiều đau khổ, đồng thời phải không ngừng kiên trì làm việc”. Mác cũng khẳng định “Chỉ những người nào không sợ chồn chân mỏi gối, trèo lên những con đường nhỏ bé gập ghềnh của khoa học thì mới hi vọng đạt đến đỉnh cao xán lạn”.

Chữ Nhẫn đối với sức khoẻ

Mấy thế kỷ trở lại đây, nhẫn nhịn luôn là luận đề quan trọng trong tài liệu thần học. Khái niệm nhẫn nhịn bắt đầu được các tài liệu lịch sử chăm sóc bảo vệ sức khoẻ chú ý đến. Lợi ích của của sự nhẫn nhịn chủ yếu biểu hiện ở chỗ giảm bớt tâm trạng chịu đựng như đau buồn, tức giận hoặc lo âu. Dựa vào những nghiên cứu của các nhà tâm lý học mà xét, nhẫn nhịn có thể đem lại tinh thần khoẻ mạnh, thân thể khoẻ mạnh, năng lực tự khống chế… Các nhà nghiên cứu tiến hành đánh giá chỉ số sức khoẻ của con người và chi số nhẫn nhịn của họ.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 7 Starter Unit: Vocabulary Soạn Anh 7 trang 6 sách Chân trời sáng tạo

Sau khi thu thập được những thông tin này, họ tiến hành thông kê và kết luận: nhẫn nhịn có thể thúc đẩy sức khoẻ của con người. Chi số nhẫn nhịn một người càng cao thì tâm lý của người ấy càng khoẻ mạnh. Người ta cũng chia con người thành một số nhóm để tiến hành thực nghiệm, chấp nhận việc trị liệu khác nhau. Họ phát hiện người tham gia tâm lý trị liệu có mức độ. Sức khoẻ không bằng người tham gia trị liệu nhẫn nhịn. Nhẫn nhịn có thế làm giảm đau đớn, giảm khá năng mắc bệnh tim mạch. Người nhẫn nhịn từ trong lòng thật sự thì sức mạnh cá nhân và dũng khí của họ sẽ tăng lên, họ sẽ càng có chủ kiến khi quyết định đối mặt với những điều làm tổn thương họ. Những người không đủ sự nhẫn nhịn thì sức mạnh và dũng khí của họ cũng bị giảm đi. Người Trung Quốc thường nói “Bạn chớ nên cáu gắt, cáu gắt sẽ làm tổn thương hòa khí; bạn chớ nên tức giận, tức giận sẽ làm huỷ hoại nguyên khí; bạn chớ nên đùa giỡn, đùa giỡn sẽ làm hỏng tài khí; bạn phải nhẫn nhịn, nhẫn nhịn sẽ có được thần khí”.

Chữ nhẫn là chữ tượng vàng

Bạn hãy đọc kỹ những câu răn về chữ nhẫn, bạn sẽ thấy, muôn màu cuộc sống bày ra trong sức mạnh của chữ nhẫn. Chữ nhẫn ẩn chứa những phương kế sống của một đời người

Có khi nhẫn để xoay vần
Thiên thời, địa lợi, nhân tâm hiệp hòa
Có khi nhẫn để vị tha
Có khi nhẫn để thêm ta, bớt thù
Có khi nhẫn: tỉnh giả ngu

Hơn hơn, thiệt thiệt đường tu khó lường
Có khi nhẫn bởi vô thường
Không không, sắc sắc đoạn trường trần ai
Có khi nhẫn để lắng tai
Khôn khôn, dại dại nào ai tránh vòng
Có khi nhẫn để bao dung
Ta vui người cũng vui cùng có khi
Có khi nhẫn để tăng uy
Có khi nhẫn để kiên trì bền gan…”

Việc lấy đức nhẫn làm sức mạnh (dĩ nhẫn vi lực) cho thấy lợi ích cũng như quyền năng biến hóa, nội lực mạnh mẽ của chữ nhẫn.

Chữ nhẫn là chữ tương vàng,
Ai mà nhẫn được, thì càng sống lâu

Tự tìm được cho mình một chữ nhẫn thích hợp sẽ giúp ích cho cuộc sống của bạn, và nếu biết sự dụng chữ nhẫn sao cho đúng cách, sẽ mang lại cho con người một sức mạnh vô cùng!

Nghị luận xã hội về chữ nhẫn – Mẫu 2

Nghị luận xã hội về chữ nhẫn

Trong hành trang bước vào đời của mỗi chúng ta, không thể không mang theo chữ “nhẫn”, cổ nhân từng nói: “Tiểu bất nhẫn tất loạn đại mưu”, nghĩa là, đối với chuyện nhỏ, việc nhỏ mà không kiềm chế, nhẫn nại, chịu đựng thì sẽ làm hỏng việc lớn.

Vậy “Nhẫn” là gì? — Nhẫn là nhịn, dằn lòng xuống. Nhẫn thường đi liền với các từ, nhẫn nại, nhẫn nhịn, nhẫn nhục. Nhẫn nại có nghĩa là bền bỉ, chịu đựng những khó khăn nào đó để làm việc gì. Nhẫn nhịn chịu nhịn, chịu dằn lòng xuống. Còn nhẫn nhục nghĩa là dặn lòng chịu đựng những điều cực nhục. Tất cả đó là những biểu hiện tâm lí tự làm chủ bản thân rất cao trước những áp lực bân ngoài.

Trong cuộc sống giao tiếp hằng ngày, rất ít khi tránh khỏi mâu thuần và xung đột. Không nên “việc bé xé làm to”. Nếu chuyện nhỏ mà cố chấp, không nhẫn nhịn, tự kiềm chế thì sẽ làm hỏng việc lớn. ông bà, cha mẹ thường khuyên bảo con cháu: “Một điều nhịn là chín điều lành”. Cổ ngữ có câu: “Tiểu bất nhẫn bất thành đại sự” không biết nhẫn nhịn chuyện nhỏ thì việc lớn không thành.

Trong cuộc sống, có lúc ta phải làm ngơ trước những điều trái tai của những kẻ hung hăng, hiếu thắng. Có lúc bị “bắt nạt” một cách hồ đồ mà ta vẫn phải nén lòng nhẫn nhịn, chịu đựng, cho qua… Có nên tranh luận, cãi lí với những kẻ nóng náy, ăn nói hồ đồ, thậm chí vô lễ không? Ta phải biết “tránh voi” nhưng có lúc lại cần tránh xa ‘con trâu lấm”. Mà loại “trâu lấm” trên đường đời rất nhiều. Câu “tránh voi chẳng xấu mặt nào”, và câu “thấy cứt tránh ngang, có sang gì cứt!” là những câu tục ngữ chí lí nêu lên bài học về chữ “nhẫn”.

Sách cổ ghi lại bao câu chuyện lí thú về chữ “nhẫn”. Thuở thiếu thời, Trương Lương (đại mưu sĩ của Hán Cao Tổ sau này) lúc đi ngang qua bến đò sông Xích Thủy đã gặp một ông lão người nhỏ bé, mắt xếch, ngạo mạn bắt “nhặt giày”, rồi còn bắt “xỏ giày” cho ông ta. Sau lời khen: “Tay này có cốt cách làm người”, ông lão lên giọng bảo: “Năm ngày sau, nhà ngươi hãy đến gặp ta ở bến đò!…”. Trương Lương rất khó chịu, nhưng vẫn nén lòng chịu đựng. Sau đó, phải hai lần ra đứng đợi ở bến đò vào lúc nửa đêm, Trương Lương mới được gặp “lão già quái gở!”. Sự nhẫn nhục, nhẫn nại đã đưa đến một điều bất ngờ hiếm có: Trương Lương được ông lão tặng cho quyển sách quý Binh pháp Thái Công. Lúc đó, Trương Lương mới biết ông già ấy là Hoàng Thạch Công, một tiên ông ở chân núi thành Bắc.

Chuyện thứ hai nói về Hàn Tín bị anh bán thịt giễu cợt, chua cay, thậm chí còn bị hắn bắt chui qua háng. Trong bụng thì chua cay, tức giận, nhưng Hàn Tín vẫn nhẫn nhục nhất nhất làm theo lời anh hàng thịt trước những cặp mắt ngạc nhiên và những tiếng cười ré lên của hàng trăm người đi chợ có mặt lúc ấy. Vị đại tướng của nhà Hán sau này, lúc đó không phải là một thằng hèn, trái lại ông ta đã nêu cao chữ “nhẫn”, làm đúng lời dạy của người xưa “Tiểu bất nhẫn tất loạn đạo mưu”.

Tham khảo thêm:   KHTN 9 Bài 41: Đột biến gene Giải KHTN 9 Kết nối tri thức trang 178, 179, 180

Nhẫn nhịn, nhẫn nhục là một đức tính đẹp của người biết làm chủ bản thản, tự kiềm chế mình trước hoàn cảnh bất thuận, bất lợi. Có trường hợp bị người thân trách nhầm, bị bạn bè hiểu nhầm, rất dễ dẫn đến bất hòa. Lúc đó, nóng giận sẽ làm cho mối quan hệ bị rạn nứt, chẳng khiến cho mây mù tan nhanh, không làm cho gió xuân thành mưa. Phải bình tĩnh, hết sức bình tĩnh là ta sẽ tìm dược cách “phá vây”, thoát ra khỏi tình trạng nặng nề, ngột ngạt!

Nhẫn nhịn, nhẫn nhục không phải là sự nhu nhược đáng khinh. Trái lại, chính là biểu hiện của một phẩm cách tự tin, thể hiện ý chí vừa tự kiềm chế vừa kiên cường.

Lan Tương Như, vị Tể tướng quyền cao chức trọng thời Chiến quốc, ở gia thất cũng như ở triều đình, ở đâu, tiếp xúc với ai, ông cũng lễ độ, nhường nhịn, khiêm nhường, cung kính. Nguyễn Công Trứ, nhà thơ lỗi lạc, vị đại quan thời Nguyễn, “lúc thủ khua, khi tham tán, lúc Tổng đốc Đông…”, “lúc bình Tây cờ Đại tướng”, có khi bị cách tuột làm lính thú, thế nhưng ông vẫn nhẫn nhục chờ thời. Ông từng nói: “lúc làm Đại tướng, ta không lấy thế làm vinh thì lúc là lính thú ta cũng không lấy thể làm nhục!”. Giữa thời loạn, ông mang cốt cách một kẻ sĩ quân tử, một đấng trượng phu, lúc về trí sĩ, ông là “cây thông đứng giữa trời mà reo!” Bài học về chí nam nhi, chí anh hùng và bài học về chữ “nhẫn” mà ông nêu cao, cho đến nay vẫn còn được nhiều người ngưỡng mộ và giàu ý nghĩa nhân sinh.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp – người anh cả của quân đội ta – cuộc đời và sự nghiệp của ông gắn liền những trang sử vàng chói lọi trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ xâm lược. Nghe nói, từ thập kỉ 80 của thế kỉ XX đến nay (năm 2010), trong tư dinh Đại tướng có treo một chữ “nhẫn” rất to, chắc do nhiều nguyên nhân, nhưng cái tâm đức của ông thật vô cùng trong sáng, được thiên hạ ngợi ca.

Tóm lại, nhẫn nhịn là sự độ lượng, khiến cho đức trong, tâm sáng, lòng thanh thản. Người có thể tự kiềm chế, biết nhẫn nại là người sâu sắc, giàu bản lĩnh thể hiện một cốt cách trí tuệ, mưu lược, cao thượng.

Ai cũng cần biết “nhẫn” trong cuộc sống. Tuổi trẻ cần biết “nhẫn” để rèn luyện bản lĩnh, để chờ thời cơ, để vươn lên lập đức, lập nghiệp.

Nghị luận xã hội về chữ nhẫn – Mẫu 3

Trong cuộc sống con người luôn phải gặp phải rất nhiều những khó khăn và gian lao vất vả, chính vì vậy con người cần trang bị cho mình rất nhiều những kiến thức và kĩ năng cho bản thân và trong đó nhẫn nhịn và nhẫn nhục là hai đức tính tốt và con người cần phải rèn luyện.

Nhẫn nhịn đó là biết kiên trì nhẫn nhịn cho dù có bất cứ điều gì xảy ra, phải biết bình tĩnh để giải quyết mọi vấn đề và điều đó mới có ý nghĩa góp phần tạo nên những đức tính tốt và những điều mang những giá trị tốt đẹp cho con người, chúng ta cần phải rèn luyện đức tính nhẫn nhịn để chịu đựng và cam chịu những điều cho dù đó là khó khăn và gian lao vất vả nhất, hành động đó không chỉ tạo nên những thành phần quan trọng và là một niềm tự hào và những điều quan trọng đó mới tạo nên những phẩm chất tốt đẹp nhất cho con người. Còn nhẫn nhục đó là chịu đựng những điều nhục nhằn và những điều đó không chỉ làm cho con người trưởng thành hơn và nó cũng mang một ý nghĩa giáo dục và rèn luyện con người sâu sắc. Hai đức tính này con người cần phải rèn luyện và nó tạo nên một ý nghĩa lớn lao và những điều vô tri vô giác cho con người.

Không phải ai cũng có được hai đức tính này muốn rèn luyện nó phải rèn luyện trong một quá trình và nó mới tạo nên được những phẩm chất đáng quý cho con người, mỗi chúng ta đều phải tự hào và những điều đó mang những giá trị riêng và vô cùng có ý nghĩa, không chỉ tạo nên những giá trị căn nguyên và những điều tuyệt vời cho mỗi con người, hành động đó không chỉ làm cho con người kiên nhẫn và biết lắng nghe và giải quyết mọi điều chín chắn và đúng đắn nhất, không chỉ vì những điều tầm thường và nông nổi mà giải quyết nó bộc phát kiên nhẫn và giải quyết mọi vấn đề xảy ra là điều tuyệt vời và mang những ý nghĩa giá trị nhất, mỗi chúng ta luôn luôn phải tự hào và biết quý trọng những giá trị này, nó không chỉ làm cho con người trưởng thành và phát triển hơn, nó cũng tạo nên những đức tính bền bỉ và kiên trì cho con người.

Không chỉ vì những điều khó khăn và bộc phát mà con người không sử dụng nó hiệu quả và ý nghĩa hơn, khi những điều đó có ý nghĩa chúng ta đã tạo nên được những điều mang những ý nghĩa nhất và hiệu quả trong việc lựa chọn những công việc và một cách hiệu quả trong cách giải quyết công việc và ý nghĩa riêng trong những thành phần riêng và hiệu quả hơn.

Tham khảo thêm:   Tin học 9 Bài 9a: Sử dụng công cụ xác thực dữ liệu Tin học lớp 9 Kết nối tri thức trang 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40

Nhẫn nhịn là cho dù có điều gì xảy ra cũng cần phải kiên nhẫn và chịu đựng để giải quyết mọi việc không vì những căng thẳng và những cảm xúc tức thì mà giải quyết nó một cách bộc phát và thiếu suy nghĩa chín chắn, không chỉ vì những điều đó mà con người hành động bộc phát và thiếu suy nghĩa, biết nhẫn nhịn là điều làm cho mọi việc trở nên hiệu quả hơn, biết lắng nghe nhẫn nhị mọi việc cho dù đó là những điều khó khăn nhất, lắng nghe và im lặng để có cách giải quyết hiệu quả, nhẫn nhịn là một phẩm chất đã được tạo nên và nó góp phần tạo dựng nên những giá trị hiệu quả của con người, chúng ta nên sử dụng nó hiệu quả và phù hợp với tất cả những yêu cần và hành động hiệu quả để đạt được mục tiêu đúng. Nhẫn nhục cũng là một phẩm chất tốt nhẫn nhịn khác nhẫn nhục ở chỗ nhẫn nhịn là sự chịu đựng bền bỉ khi gặp một tình huống nào đó, còn nhẫn nhục là cho dù nhục nhằn và gian nan thì con người cũng phải kiên trì và biết tạo nên những giá trị ý nghĩa nhất cho con người.

Nhẫn nhị và nhẫn nhục tuy về mặt ý nghĩa có đôi chút khác nhau nhưng nhìn chung nó giống nhau và nó góp phần tạo dựng nên những phẩm chất tốt đẹp của con người, hành động đó và phẩm chất đó tạo dựng nên cả một hệ thống niềm tin trong sáng và ý nghĩa vô cùng, nếu những ai học được hai phẩm chất này thì cuộc sống vô cùng hạnh phúc bởi biết nhẫn nhục và nhẫn nhị sẽ làm cho con người bình an không phải chịu những mâu thuẫn căng thẳng cho dù đó là những điều khó khăn nhất. Chúng ta luôn phải tạo nên những niềm tin và những phầm chất đáng quý đó chỉ có trong con người biết làm chủ được cuộc sống và tạo dựng nên những giá trị mang những điều đáng quý và tuyệt vời nhất, mỗi người chúng ta không chỉ học kiến thức trong sách vở mà những phẩm chất về đạo đức chúng ta cũng phải tạo nên nhiều giá trị riêng và một hoàn cảnh riêng và cụ thể tạo nên những giá trị tuyệt vời và ý nghĩa nhất và tầm ảnh hưởng lớn đến con người.

Hai phẩm chất này không phải học tập trong một hai ngày là được, chúng ta phải rèn luyện và kiên trì luyện tập để tạo dựng lên những giá trị tuyệt vời và mang những điều hạnh phúc và kì diệu nhất, khi con người làm chủ được chính mình, tạo dựng lên toàn bộ niềm tin yêu và hạnh phúc đó tạo nên trong cả hệ thống cấu trúc và ý nghĩa nhất, trong những hoàn cảnh đó con người không chỉ biết vận dụng hoàn cảnh và biết cẩn trọng trong rất nhiều những hoàn cảnh khó khăn và những điều đó chúng ta đã tạo nên những giá trị và hạnh phúc cho mối quan hệ trong gia đình, mỗi người nếu học được hai phẩm chất trên thì tất cả mọi điều trong cuốc sống này để có thể hoàn thành và thực hiện nó đúng đắn cho những con người và hành động hiệu quả hơn.

Mỗi con người không chỉ biết vận dụng và biết xây dựng hai phẩm chất này trên con người của mình mà nó còn tạo nên những giá trị căn nguyên những điều lớn lao và hạnh phúc nhất, mỗi chúng ta không chỉ học tập và kiên trì rèn luyện mà còn phải biết vận dụng nó vào hoàn cảnh trong cuốc sống của mình, không biết vận dụng thì mọi thứ dường như vô ý nghĩa và mang lại những giá trị tốt đẹp nhất, mỗi chúng ta đều phải rèn luyện bản thân cho phù hợp với lễ nghi mà những điều giá trị nhất trong cốt cõi của con người về giá trị cốt lõi của con người cũng ohair học tập được, mỗi người đều rèn luyện vì bản thân mình và điều đó mới là giá trị tốt đẹp và căn nguyên nhất, không chỉ những gí trị đó mà con người quen đi nhiều việc khác, ngoài tu dưỡng về kiến thức thì việc tu dưỡng bản thân là một yếu tố quan trọng và mang một giá trị căn nguyên cốt cách nhất cho con người, hãy hành động và rèn luyện bản thân cho phù hợp với giá trị của cuộc sống.

Nhẫn nhị và nhẫn nhục nhiều người đã vận dụng thành công, họ học tập được rất nhiều những ý nghĩa tốt nhất và căn nguyên nhất của con người, những giá trị cốt lõi con người phải rèn luyện đó là tính kiên nhẫn của bản thân, kiên trì sẽ là sức mạnh to lớn cho con người, chúng ta tạo dựng lên những niềm tin yêu thương và những giá trị đó mới tạo nên những điều mang tầm ảnh hưởng lớn đến con người, không biết vận dụng và học tập hai phẩm chất này con người sẽ làm và hành động bồng bột không đúng như những gì đã được hoàn thành và tạo dựng lên đó.

Phẩm chất này đã tạo nên những giá trị ý nghĩa nhất cho con người biết vận dụng hai điều này vào cuộc sống con người sẽ sống một cuộc sống ý nghĩa và hạnh phúc hơn, những điều đó tạo dựng lên những hoàn cảnh tốt và ý nghĩa nhất, mang tầm ảnh hưởng quan trọng cho con người và những điều tốt đẹp và tuyệt vời ý nghĩa nhất. Chúng ta phải rèn luyện và góp phần tạo dựng cho bản thân mình để có thể làm nên những giá trị tốt và hiệu quả nhất cho con người.Góp phần tạo nên ý nghĩa cho xã hội.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bài văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội về chữ nhẫn Những bài văn mẫu lớp 12 hay nhất của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *