Bạn đang xem bài viết ✅ Giáo án Hoạt động trải nghiệm 1 sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục (Cả năm) Kế hoạch bài dạy môn HĐTN lớp 1 (Bộ A + B) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 1 sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục trọn bộ cả năm, mang tới các bài soạn của 35 tuần trong cả năm học. Qua đó, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy môn Hoạt động trải nghiệm 1 Bộ 1, Bộ 2.

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 1 cả năm được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án môn Mĩ thuật, Toán, để có thêm nhiều kinh nghiệm soạn giáo án điện tử lớp 1. Vậy mời thầy cô cùng tải miễn phí Giáo án HĐTN 1 Vì sự bình đẳng:

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 1 – Bộ A

TUẦN 1

CHỦ ĐỀ: CHÀO LỚP 1

TIẾT SINH HOẠT DƯỚI CỜ

I. Mục tiêu:

– Sau bài học học sinh:

+ Tự tin giới thiệu được bản thân mình với bạn bè

+ Chào hỏi, làm quen được với thầy cô, anh chị, bạn bè mới.

+ Thể hiện được sự thân thiện trong giao tiếp.

– Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho học sinh:

+ Năng lực giao tiếp: thể hiện qua việc chào hỏi, làm quen, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với bạn cùng lớp, cùng trường.

+ Phẩm chất:

* Nhân ái: thể hiện qua việc yêu quý, giúp đỡ mọi người.

* Chăm chỉ: thể hiện qua việc chủ động tham gia vào những hoạt động khác nhau của nhà trường.

II. Chuẩn bị:

Giáo viên: Một số tranh ảnh liên quan đến nội dung chủ đề.

Học sinh: SGK Hoạt động trải nghiệm 1, Vở thực hành Hoạt động trải nghiệm 1.

III. Các hoạt động dạy và học

1. Khởi động:

HS tập trung trên sân cùng HS cả trường

2. Bài mới

Hoạt động 1: Giới thiệu chủ đề

Mục tiêu: Hoạt động này tạo hứng thú cho HS với những ngày đi học đầu tiên, được chào hỏi và biết chào hỏi mọi người khi gặp nhau.

1. Hướng dẫn HS xếp hàng theo đúng vị trí lớp học.

2. GV cho HS hát tập thể hoặc nghe bài hát: Lời chào của em – Sáng tác Nghiêm Bá Hồng.

+ Nêu cảm xúc của em sau khi nghe bài hát này?

+ Khi muốn làm quen với bạn mới, em sẽ làm gì?

– GV nhận xét câu trả lời của học sinh và dẫn dắt vào chủ đề hoạt động

– HS thực hiện theo hướng dẫn của GV

– HS xếp hàng và nghe theo sự HD của GV.

+ Bài hát rất hay và vui tươi. Em rất

thích bài hát này.

+ Em sẽ chào bạn và cười thật tươi với bạn.

3. GV thực hiện lời chào HS thật vui vẻ:

+ Cô chào cả lớp, chúng ta đã là HS lớp 1 rồi, sẽ có rất nhiều điều thú vị đến với chúng ta

– GV chào từng cá nhân

GV hướng dẫn thêm:” Khi cô chào ai thì người đó sẽ chào lại cô”.

VD:

+ Cô chào Hoa! Hôm nay em thấy đi học có vui không?

+ Cô chào Minh. Hôm nay ai đưa em đi học?

– GV chào vui vẻ và thân mật với tất cả HS của mình.

– HS lắng nghe cô giáo.

+ HS lắng nghe và thực hiện theo hướng dẫn

+ Em chào cô giáo ạ! Em rất vui khi được gặp cô và các bạn.

– Em chào cô ạ! Hôm nay mẹ đưa em đến trường ạ.

3. Tổng kết hoạt động

– Dặn dò HS

Khi bước vào lớp 1 các em sẽ gặp thềm nhiều bạn mới, thầy cô mới… vì vậy các em nên chào hỏi mọi người khi gặp mặt nhé.

– HS lắng nghe, thực hiện.

TIẾT: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

I. Mục tiêu:

– Sau bài học học sinh:

+ Tự tin giới thiệu được bản thân mình với bạn bè

+ Chào hỏi, làm quen được với thầy cô, anh chị, bạn bè mới.

+ Thể hiện được sự thân thiện trong giao tiếp.

– Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho học sinh:

+ Năng lực giao tiếp: thể hiện qua việc chào hỏi, làm quen, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với bạn cùng lớp, cùng trường.

+ Phẩm chất:

* Nhân ái: thể hiện qua việc yêu quý, giúp đỡ mọi người.

* Chăm chỉ: thể hiện qua việc chủ động tham gia vào những hoạt động khác nhau của nhà trường.

II. Chuẩn bị:

Giáo viên: Một số tranh ảnh liên quan đến nội dung chủ đề.

Học sinh: SGK Hoạt động trải nghiệm 1, Vở thực hành Hoạt động trải nghiệm 1.

III. Các hoạt động dạy và học

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 7 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều 5 Đề kiểm tra cuối kì 1 Lịch sử Địa lí 7 (Có đáp án + Ma trận)

1. Khởi động:

– HS hát tập thể bài hát: Đàn gà con

2. Bài mới

Hoạt động 2: Khám phá – Kết nối kinh nghiệm

1. GV trao đổi cùng HS:

– Từ ngày đầu đến trường đến nay, mỗi bạn đã làm quen được với bao nhiêu bạn mới? Hãy chia sẻ với cả lớp nào?

– Ai đã làm quen được với thầy cô giáo mới?

– GV mời một số HS trả lời

– HS hát.

– Em đã làm quen được với rất nhiều bạn mới đó là bạn: Nam, Hoa, Lan, …

– HS giơ tay phát biểu.

2. GV yêu cầu HS quan sát tranh chủ đề trong SGK HĐTN 1 trang 5 và cho biết: Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì và có cảm xúc như thế nào?

– GV tổ chức cho HS cả lớp quan sát tranh và chia sẻ ý kiến của mình sau khi HS đã trao đổi nhóm đôi xong.

– HS quan sát tranh và trao đổi nhóm đôi:

+ Các bạn nhỏ chào hỏi nhau, làm quen nhau rất vui vẻ.

+ Bạn nhỏ chào cô giáo và thích thú khi được cô khen.

+ Bạn nhỏ chào Bác bảo vệ rất lễ phép.

+ Các bạn nhỏ háo hức khi nghe cô giáo nói.

– HS chia sẻ ý kiến trước lớp

3. Cho HS chia sẻ kinh nghiệm:

+ Em cảm thấy thế nào khi gặp thầy cô và bạn bè mới.

GV quan sát xem HS nào tự tin, HS nào chưa tự tin trong môi trường học tập mới để có sự hỗ trợ giúp đỡ.

– Một số HS dựa vào kinh nghiệm của bản thân chia sẻ cảm xúc của mình khi gặp thầy cô và bạn bè mới.

+ Em cảm thấy rất vui.

+ Em cảm thấy rất bỡ ngỡ.

+ Em cảm thấy rất hồi hộp.

Hoạt động 3: Giới thiệu bản thân

1. GV hướng dẫn HS quan sát tranh ở yêu cầu 1 nhiệm vụ 2 trang 7 và nghe 2 bạn Hải và Hà chào nhau.

(GV đọc cho HS nghe lời thoại của 2 bạn nhỏ trong tranh)

– HS quan sát tranh.

– Nhận xét về lời thoại của hai bạn nhỏ trong tranh.

– HS có thể tự đưa ra ý kiến về lời chào hỏi với bạn bè khi mới gặp.

2. Em hãy tự giới thiệu bản thân

* GV làm mẫu trước lớp và nên nhấn mạnh: Khi giới thiệu chúng ta nên nói tên mình và có thể nói thêm điều mà mình thích.

VD: Cô chào cả lớp. Cô tên là Mai. Cô rất thích nấu ăn.

– GV gọi 1 HS lên làm mẫu.

– GV yêu cầu HS thực hiện theo nhóm 4 và giao nhiệm vụ: Giới thiệu về bản thân với các bạn trong nhóm.

– GV cho HS đổi nhóm để các em có thể làm quen được với các bạn trong nhóm khác.

– GV mời một số HS chia sẻ trước lớp: Qua phần giới thiệu em đã nhớ được tên của bao nhiêu bạn trong lớp mình rồi. Hãy cho cô và các bạn biết nào?

HS lắng nghe và quan sát GV làm mẫu.

– “Tớ tên là Lan. Tớ rất thích chơi búp bê”.

– HS thực hành giới thiệu bản thân mình trong nhóm.

– Các bạn đổi nhóm để giới thiệu.

– Một số HS chia sẻ ý kiến trước lớp.

3. Tổng kết hoạt động

– Nhắc nhở HS khi giới thiệu bản thân với các bạn nên nói vui vẻ thoải mái, to rõ ràng và cởi mở.

– Dặn các em có thể tìm hiểu và làm quen với các bạn lớp khác.

HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

TIẾT: SINH HOẠT LỚP

I. Mục tiêu:

– Sau bài học học sinh:

+ Tự tin giới thiệu được bản thân mình với bạn bè

+ Chào hỏi, làm quen được với thầy cô, anh chị, bạn bè mới.

+ Thể hiện được sự thân thiện trong giao tiếp.

– Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho học sinh:

+ Năng lực giao tiếp: thể hiện qua việc chào hỏi, làm quen, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với bạn cùng lớp, cùng trường.

+ Phẩm chất:

* Nhân ái: thể hiện qua việc yêu quý, giúp đỡ mọi người.

* Chăm chỉ: thể hiện qua việc chủ động tham gia vào những hoạt động khác nhau của nhà trường.

II. Chuẩn bị:

Giáo viên: Một số tranh ảnh liên quan đến nội dung chủ đề.

Học sinh: SGK Hoạt động trải nghiệm 1, Vở thực hành Hoạt động trải nghiệm 1.

III. Các hoạt động dạy và học

I. NHẬN XÉT CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG TUẦN:

1. Đạo đức:

Nhìn chung các em ngoan ngoan, lễ phép vâng lời thầy cô giáo, đoàn kết tốt với bạn bè. Trong tuần không có hiện tượng nói tục, nói bậy hoặc đánh cãi chửi nhau.

2. Học tập:

– Các em có ý thức đi học đều, đúng giờ và dần đi vào nề nếp .Trong học tập nhiều em có tinh thần học tập rất tốt.

– Tuy nhiên vẫn còn một số em chưa chăm học , chưa chịu khó học bài, chưa viết được.

3. Thể dục vệ sinh:

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 11 Unit 9: Từ vựng Từ vựng Social issues - Global Success

– Một số em ăn mặc gọn gàng sạch sẽ, đầu tóc cắt gọn gàng. Bên cạnh đó còn một số em vệ sinh cá nhân chưa được sạch sẽ.

– Vệ sinh lớp học sạch sẽ.

II. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

1. Làm quen với các bạn cùng lớp

GV giao nhiệm vụ: cả lớp làm quen nhau. Yêu cầu khi làm quen:

– Nói lời chào với bạn: xin chào, chào bạn, chào Hà…

– Tự giới thiệu: tên, sở thích và nói đủ nghe, rõ ràng.

– Hành vi bắt tay, mỉm cười thân thiện và mắt nhìn vào bạn.

2. Xây dựng nội quy lớp học

– GV cùng HS thảo luận và đưa ra nội quy lớp học:

+ Đi học đúng giờ.

+ Không ăn quà vặt trong lớp.

+ Không nói chuyện riêng trong giờ học.

+ Hăng hái phát biểu xây dựng bài.

+ Không vứt rác bừa bãi ra lớp và sân trường.

– HS cùng học thuộc nội quy.

III. PHƯƠNG HƯỚNG TUẦN TỚI:

– Tiếp tục thực hiện và duy trì tốt mọi nề nếp, mọi hoạt động của lớp, của nhà trường, của liên đội .

– Nâng cao chất lượng học tập

– Xây dựng tốt nề nếp tự quản.

…..

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 1 – Bộ B

Tuần: 1 CHỦ ĐỀ 1: EM VÀ MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU

TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ

I. Mục tiêu

Qua bài học, HS:

– Biết tập trung đúng vị trí để tham gia “Lễ khai giảng”

– Năng lực thích ứng với cuộc sống thông qua việc tham gia lễ khai giảng với các bạn mới.

– Phẩm chất nhân ái hòa nhã với mọi người.

II. Chuẩn bị

– Giáo viên

+ Tranh/ ảnh trong SGK (phóng to).

+ Tranh ảnh tuyên truyền về: “Lễ khai giảng”.

– Học sinh: Một số bài hát theo chủ đề.

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của GV

Hoạt động học của HS

1. Hoạt động 1: Khởi động:

a. Mục tiêu : Giới thiệu bài, tạo hứng thú cho HS vào bài.

b. Cách thức tổ chức thực hiện : HS hát theo nhạc bài: Vui đến trường của nhạc sĩ Hồ Bắc

– Bước 1: GV yêu cầu HS đứng lên ổn định.

– Bước 2: GV mở nhạc Khi hát bài hát HS làm theo hành động. Gợi ý : vừa nhìn mặt vừa hát. Hai người đứng kế nhau sẽ nhìn mặt vào nhau.

– GV hỏi: Các con có cảm nhận gì về năm học mới qua bài hát này?

– GV chốt chuyển ý giới thiệu bài: Năm học mới đã đến các con cảm nhận được không khí vui tươi hồ hởi khi HS được đến trường và làm quen với nhiều bạn mới và mái trường mến yêu.

– GV ghi tựa bài

2. Hoạt động 2: Khám phá

1 Khám phá : Quan sát tranh SGK

– GV trình chiếu tranh trong SGK, yêu cầu HS quan sát

– GV giới thiệu : “Lễ khai giảng”.

– Yêu cầu HS nêu nội dung tranh: Em thấy gì qua bức tranh

– Gv chốt: Trong lễ khai giảng năm học mới các con thấy thầy Hiệu trưởng đang đánh những tiếng trống đầu tiên đón chào năm học mới rất vui vẻ?

– GV chốt và hướng dẫn HS cách xếp hàng.

2 Khám phá 2: Giáo dục địa phương: Giới thiệu tranh ảnh khai giảng của trường mình

– Gv trình chiếu một số ảnh lễ khai giảng của nhà trường

– Khi các con tham gia lễ khai giảng các con phải làm những gì? Ăn mặc như thế nào

– Gv chốt

* Hoạt động 3: Vận dụng

– Bài hôm nay, em biết thêm được điều gì?

– Dặn dò hs chuẩn bị bài sau.

– HS đứng lên ổn định.

– Cả lớp cùng hát.

-HS trả lời

– -HS nhắc lại tựa bài

– HS quan sát.

– Hs lắng nghe

-Hs trả lời

-Theo dõi

-Quan sát

– Hs quan sát

– Hs trả lời.

– Hs nhận xét

-HS nêu suy nghĩ

TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THEO CHỦ ĐỀ

I. MỤC TIÊU

Sau tiết học HS:

– Tự giới thiệu và mô tả được hình thức bên ngoài của bản thân.

– Năng lực giao tiếp khi giới thiệu về bản thân.

– Phẩm chất nhân ái thể hiện qua việc tôn trọng sự khác biệt của mọi người.

II. CHUẨN BỊ

– Giáo viên: Tranh ảnh SGK. Các bài hát có trong bài.

– Học sinh: Ảnh chụp chân dung của mình . Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Khởi động

-Nghe bài hát: “Mái trường mến yêu”

2. Hoạt động 1: Nghe và hát bài Chào người bạn mới đến

(Sáng tác: Lương Bằng Vinh)

– GV tổ chức cho HS trao đổi:

+Em có cảm nhận gì sau khi nghe bài hát?

+Bạn nhỏ trong bài hát đã chào đón người bạn mới đến như thế nào?

– GV nhận xét, tổng kết và dẫn dắt vào hoạt động sau.

3. Hoạt động 2: Giới thiệu về bản thân

– GV đọc yêu cầu của hoạt động 2, trang 7, SGK cho cả lớp nghe và yêu cầu HS hoạt động theo nhóm đôi, giới thiệu về bản thân theo các gợi ý:

+ Tên của em;

+ Tuổi của em;

+ Nêu một đặc điểm trên khuôn mặt mình;

+ Sở thích của em.

– GV gọi HS chia sẻ trước lớp.

– GV có thể đặt thêm một số câu hỏi như:

+Em có biết ý nghĩa tên gọi của em là gì không?

+Em có cảm giác như thế nào khi ai đó không gọi đúng tên của em?

– GV nhận xét và tổng kết hoạt động.

IV. Tổng kết

– Dặn HS chuẩn bị bài học tiết sau.

-HS lắng nghe hát và vận động theo lời bài hát.

– HS nghe và hát bài Chào người bạn mới đến (sáng tác Lương Bằng Vinh) và vận động theo nhạc.

– HS : trả lời, nhận xét bạn

– HS các nhóm thực hiện

– HS chia sẻ trước lớp, tự giới thiệu bản thân mình theo các gợi ý đã cho.

– Đại diện các nhóm – nhận xét,bổ sung

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Chuyện đôi ta

TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP

I. MỤC TIÊU

Sau tiết học HS:

– Thực hiện tổ chức báo cáo được tình hình hoạt động của lớp trong tuần.

– Bầu chọn được lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng

– Phẩm chất trung thực, chăm chỉ và nhân ái: Thể hiện qua việc báo cáo trung thực tình hình hoạt động của lớp trong tuần, chăm chỉ tham gia hoạt động và chuẩn bị đồ dùng phục vụ tiết học, nhân ái chia sẻ và giúp đỡ các bạn gặp khó khăn trong quá trình học tập.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: – SGK, SGV.

2. Học sinh: – Thông tin báo cáo hoạt động lớp tuần qua (lớp trưởng, các tổ trưởng).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Hoạt động 1: Khởi động

– Mở nhạc và cho học sinh hát múa bài “Lớp chúng mình đoàn kết”.

2. Hoạt động 2: SHL

2.1 Các tổ trưởng báo cáo tình hình nề nếp học tập tuần qua

– Lớp trưởng điều hành, gọi lần lượt các tổ báo cáo tình hình hoạt động của tổ mình.

GV nhận xét chung:

+ Nề nếp: Thực hiện tốt nề nếp ra vào lớp, sinh hoạt 15 phút đầu giờ,…

+ Về học tập: Nhiều em chăm chỉ, ngoan ngoãn, siêng phát biểu,…mặc đúng đồng phục quy định,…

Tồn tại:

+ Một số em còn nói chuyện riêng,…

– Các tổ thảo luận và đề cử 1 bạn đạt thành tích tốt nhất trong học tập và các hoạt động của trường, lớp trong tổ để được khen thưởng.

– GV tuyên dương

2.2 Công tác trọng tâm tuần tới:

– Đi học đúng giờ để tham gia học tập nội qui của nhà trường.

– Đi học cần mang đầy đủ dụng cụ học tập.

– Cần xếp hàng ra về ngay ngắn, trật tự.

– Nghiêm túc tập trung để tham gia tốt các hoạt động học tập.

– Thực hiện tốt theo nội qui trường, lớp.

– Tiếp tục học tập theo chương trình tuần mới.

3.Hoạt động 2: Bầu chọn lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng

– GV tổ chức cho HS bầu chọn lớp trưởng:

– GV yêu cầu GV yêu cầu HS đề cử một bạn mà mình cho là xứng đáng để có thể làm lớp trưởng

– GV cho HS bình bầu bằng cách biểu quyết với từng HS nào được bình bầu nhiều nhất (nhiều HS giơ tay nhất) sẽ giữ chức danh lớp trưởng.

– GV thực hiện tương tự khi tổ chức cho HS bình bầu lớp phó.

– GV tổ chức cho HS bầu chọn tổ trưởng:

GV chia lớp thành 4 – 5 tổ (tuỳ theo tình hình thực tế).

– GV yêu cầu các tổ thảo luận nhóm, đề xuất thành viên trong tổ để làm tổ trưởng.

– GV yêu cầu các thành viên trong tổ bình bầu cho ứng cử viên tổ trưởng bằng cách biểu quyết.

– GV yêu cầu các tổ báo cáo kết quả biểu quyết.

– GV mời từng HS nêu nhiệm vụ mà mình vừa được bầu chọn và nhắc lại để HS ghi nhớ.

IV. Tổng kết

– GV nhắc nhở HS cả lớp đi học đúng giờ để tham gia học tập nội quy theo kế hoạch của nhà trường

– HS hát và vận động theo nhạc

– Các tổ trưởng báo cáo.

– Các tổ khác nhận xét.

– Lớp trưởng báo cáo tình hình chung của lớp.

– HS lắng nghe

– Các tổ thực hiện y/c

– HS tự xung phong nhận chức danh lớp trưởng.

– HS ứng cử và đề cử.

– HS lắng nghe

– HS thực hiện y/c

– HS thực hiện : Lớp trưởng, lớp phó và các tổ trưởng ra mắt trước cả lớp.

……

>>> Tải file để tham khảo trọn bộ Giáo án Hoạt động trải nghiệm 1

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Hoạt động trải nghiệm 1 sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục (Cả năm) Kế hoạch bài dạy môn HĐTN lớp 1 (Bộ A + B) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *