Bạn đang xem bài viết ✅ Giáo án Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 sách Chân trời sáng tạo Kế hoạch bài dạy Kinh tế và Pháp luật 11 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giáo án Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo được biên soạn rất cẩn thận, trình bày khoa học bài 1 Cạnh tranh trong kinh tế thị trường theo chương trình sách giáo khoa  mới.

Kế hoạch bài dạy Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án lớp 11 năm 2023 – 2024 cho học sinh của mình. Giáo án Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt nhất. Vậy sau đây là giáo án Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 sách Chân trời sáng tạo mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Giáo án Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 1: CẠNH TRANH, CUNG, CẦU TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

BÀI 1. CẠNH TRANH TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

(3 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm cạnh tranh.
  • Giải thích được nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.
  • Phân tích được vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế.
  • Phê phán những biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao và bày tỏ được ý kiến.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù:

  • Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế – xã hội: Năng lực tìm hiểu các hiện tượng kinh tế – xã hội:
  • Nêu được khái niệm cạnh tranh;
  • Giải thích được nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh;
  • Phân tích được vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế.
  • Năng lực điều chỉnh hành vi: Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Phê phán những biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh.

3. Phẩm chất:

  • Trách nhiệm, tự giác, tích cực thực hiện các quy định của pháp luật về cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
  • Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học ở nhà trường vào thực tiễn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Tài liệu: SGK, SGV, hình ảnh các chợ ở Việt Nam…
  • Thiết bị dạy học: máy tính, máy chiếu, giấy A0…

2. Đối với học sinh

  • Tài liệu: SGK, SBT.
  • Mỗi HS chuẩn bị thông tin về những tình huống thực tế liên quan đến các hành vi cạnh tranh khi tham gia thị trường của bản thân và những người xung quanh.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới.

b. Nội dung: Đọc yêu cầu trong SGK trang 6 và thực hiện theo hướng dẫn của GV.

c. Sản phẩm học tập: HS dựa vào kiến thức và hiểu biết cá nhân để đưa ra câu trả lời.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS: Em hãy chia sẻ về một trường hợp ganh đua giữa các chủ thể kinh tế trên thị trường và nêu nhận xét của bản thân.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS làm việc cá nhân, trong thời gian 3 phút trình bày về một trường hợp ganh đua giữa các chủ thể kinh tế trên thị trường và nêu nhận xét của bản thân.

– HS có thể thảo luận nhóm đôi với bạn bên cạnh.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời, yêu cầu HS khác lắng nghe, sau đó nhận xét câu trả lời của bạn mình.

– GV khuyến khích HS có thể có nhiều ý kiến khác nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Gợi ý: HS có thể chia sẻ về một trường hợp ganh đua giữa các thương hiệu sau đây:

+ Cuộc cạnh tranh kéo dài hàng thế kỉ giữa hai gã khổng lồ đồ uống không cồn: CocaCola và PepsiCo.

+ Cuộc cạnh tranh giữa các thương hiệu thức ăn nhanh: KFC, Lotteria, MC Donald’s,…

+ Ganh đua giữa Apple và Samsung

+ …

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét các ý kiến và chốt ý.

– GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Khi tham gia vào nền kinh tế thị trường, các chủ thể kinh tế vừa hợp tác, vừa cạnh tranh với nhau. Kinh tế thị trường càng phát triển thì cạnh tranh càng quyết liệt. Vậy cạnh tranh là gì, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học hôm nay – Bài 1. Cạnh tranh trong kinh tế thị trường.

B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm cạnh tranh

a. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm cạnh tranh.

b. Nội dung: Đọc trường hợp và trả lời câu hỏi trong SGK trang 6.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm cạnh tranh.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, đọc trường hợp trong SGK và trả lời các câu hỏi:

+ Việc ganh đua giữa doanh nghiệp C và P được thể hiện như thế nào và nhằm mục đích gì?

+ Em hiểu thế nào là cạnh tranh trong nền kinh tế?

– GV có thể cho HS xem thêm clip về cuộc chiến giữa hai đối thủ hàng đầu trong ngành công nghiệp nước giải khát là CocaCola và Pepsi:

https://youtu.be/Del3_UGkBz8 (0:05 – 2:24)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS làm việc nhóm đôi, đọc thông tin SGK trang 6 và trả lời từng câu hỏi.

– GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

– Cả lớp theo dõi video.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV gọi đại diện HS trả lời và các HS lắng nghe, nhận xét ý kiến bạn mình.

– GV có thể dựa vào kết quả quan sát HS thực hiện nhiệm vụ để mời theo tinh thần xung phong hoặc chỉ định HS trả lời.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV kết luận, đánh giá câu trả lời của HS.

1. Khái niệm cạnh tranh

– Việc ganh đua giữa doanh nghiệp C và P thể hiện:

+ Doanh nghiệp P sản xuất sản phẩm tương tự doanh nghiệp C

+ Ganh đua cả về thiết kế kiểu dáng, chiến lược quảng cáo,…

– Cạnh tranh giữa hai doanh nghiệp này nhằm mục đích: giành thị phần trên thị trường và tranh giành khách hàng.

– Khái niệm cạnh tranh: Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm giành lấy những điều kiện thuận lợi trong sản xuất hay lưu thông hàng hóa, dịch vụ để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.

Tham khảo thêm:   Công văn 2030/BTC-QLCS Hướng dẫn triển khai thi hành Luật Quản lý sử dụng tài sản công

Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới cạnh tranh

a. Mục tiêu: HS giải thích được nguyên nhân dẫn tới cạnh tranh.

b. Nội dung: Đọc các trường hợp trong SGK trang 7 và thực hiện yêu cầu.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về nguyên nhân dẫn tới cạnh tranh.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS làm việc cá nhân trong thời gian 5 phút, nghiên cứu hai trường hợp trong SGK trang 7 và thực hiện yêu cầu:

Em hãy nêu nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh trong trường hợp trên. Ngoài ra, còn nguyên nhân nào khác dẫn đến cạnh tranh mà em biết?

– GV kết luận về nguyên nhân dẫn tới cạnh tranh:

+ Tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do trong sản xuất, kinh doanh.

+ Điều kiện sản xuất và lợi ích của mỗi chủ thể kinh tế khác nhau.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS làm việc cá nhân, đọc hai trường hợp trong SGK trang 7.

– HS suy nghĩ câu trả lời.

– GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời HS trả lời câu hỏi, yêu cầu HS giải thích.

– Trong quá trình HS trả lời, GV có thể gợi ý thêm để HS phát biểu, bày tỏ ý kiến.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV kết luận, đánh giá câu trả lời của HS.

– GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

2. Nguyên nhân dẫn tới cạnh tranh

– Trường hợp 1: Do:

+ Việc có nhiều doanh nghiệp ô tô khiến nguồn cung trên thị trường về mặt hàng ô tô tăng lên.

+ Thời điểm cuối năm là mua bán hàng dễ đem lại lợi nhuận, doanh thu cho doanh nghiệp.

– Trường hợp 2: Do sự khác biệt về điều kiện sản xuất.

Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế

a, Mục tiêu: HS phân tích được vai trò của cạnh tranh đối với người sản xuất, người tiêu dùng và nền kinh tế.

b. Nội dung: Đọc các trường hợp, thông tin trong SGK trang 7 – 8 và thực hiện nhiệm vụ theo.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của nhóm HS về vai trò của cạnh tranh đối với sản xuất, người tiêu dùng và nền kinh tế.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV chia lớp thành 6 nhóm, thảo luận về các trường hợp, thông tin trong vòng 5 phút để trả lời và thực hiện yêu cầu:

+ Nhóm 1 + 3: Tìm hiểu vai trò của cạnh tranh đối với người sản xuất:

· Em hãy cho biết những biện pháp mà doanh nghiệp P thực hiện nhằm mục đích gì?

· Theo em, cạnh tranh có vai trò như thế nào đối với người sản xuất?

+ Nhóm 2 + 5: Tìm hiểu vai trò của cạnh tranh đối với người tiêu dùng:

· Em hãy chỉ ra những lợi ích mà khách hàng được hưởng trong trường hợp trên.

· Em hãy cho biết vai trò của cạnh tranh đối với người tiêu dùng.

+ Nhóm 3 + 6: Tìm hiểu vai trò của cạnh tranh đối với nền kinh tế:

· Em hãy cho biết, việc xuất gạo sang các nước láng giềng trên thế giới đã đem lại những lợi ích gì cho nền kinh tế nước ta?

· Theo em, cạnh tranh có vai trò như thế nào đối với nền kinh tế?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– Các nhóm thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu.

– GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV yêu cầu đại diện nhóm trả lời.

– Các nhóm khác lắng nghe để nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV kết luận, đánh giá câu trả lời của HS.

– GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

3. Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế

a. Đối với người sản xuất

– Những biện pháp mà doanh nghiệp P thực hiện như nâng cao năng lực sản xuất, trình độ tay nghề, chuyển hướng sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng, tăng sức cạnh tranh trên thị trường dệt may.

– Vai trò của cạnh tranh đối với chủ thể sản xuất: động lực thúc đẩy người sản xuất đưa ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

b. Đối với người tiêu dùng

– Người tiêu dùng được hưởng lợi khi có sự cạnh tranh giữa các ngân hàng khác nhau trên thị trường, nhận được các dịch vụ phong phú và chất lượng như: thanh toán trực tuyến qua ví điện tử, chuyển tiền liên ngân hàng, thanh toán vé máy bay,…

– Vai trò của cạnh tranh đối với người tiêu dùng: tạo điều kiện cho người tiêu dùng thỏa mãn nhu cầu của mình.

c. Đối với nền kinh tế

– Việc sản xuất gạo đã mang lại những lợi ích cho Việt Nam: đa dạng hóa thị trường xuất khẩu giúp gạo Việt Nam được biết đến, gia tăng giá trị cho gạo,…

– Vai trò của cạnh tranh đối với nền kinh tế: thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh và khai thác tối đa mọi nguồn lực của quốc gia.

Hoạt động 4: Tìm hiểu cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh

a. Mục tiêu: HS phê phán những biểu hiện của cạnh tranh không lành mạnh.

b. Nội dung: Đọc các trường hợp trong SGK trang 8 – 9 và thực hiện yêu cầu.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về những biểu hiện của cạnh tranh không lành mạnh.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp đôi, nghiên cứu các trường hợp trong SGK trang 8 – 9 và thực hiện các yêu cầu:

+ Em hãy nêu biểu hiện của cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh trong các trường hợp trên.

+ Em hiểu thế nào là cạnh tranh không lành mạnh? Hãy nêu các biểu hiện khác của cạnh tranh không lành mạnh mà em biết.

– GV cho cả lớp theo dõi video về một số dạng hành vi cạnh tranh không lành mạnh phổ biến và cách xử lí khi xảy ra các trường hợp này:

– GV cho HS đọc hộp ghi nhớ SGK trang 9 – 10 để củng cố, khắc sau kiến thức.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– Các nhóm đôi thảo luận trong thời gian 5 phút, thực hiện các yêu cầu.

– GV theo dõi, hỗ trợ HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời 1 – 2 HS thực hiện yêu cầu sau đó giải thích.

– Trong quá trình HS trả lời, GV có thể gợi ý thêm để HS phát biểu, bày tỏ ý kiến.

– Các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV kết luận, đánh giá câu trả lời của HS.

– GV chuyển sang nội dung luyện tập.

4. Cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh

– Biểu hiện của cạnh tranh lành mạnh:

Trường hợp 1: cạnh tranh bằng năng lực, không làm trái quy định của pháp luật,…

– Biểu hiện của cạnh tranh không lành mạnh:

+ Trường hợp 2: thông tin sai sự thật, xuyên tạc sự thật về chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp khác.

+ Trường hợp 3: quảng cáo cố ý so sánh nhằm lôi kéo khách hàng.

– Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp khác.

– Các biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh khác như: xâm phạm thông tin, bí mật trong kinh doanh; gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác.

Tham khảo thêm:   Nghị định 158/2013/NĐ-CP Về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức vừa khám phá; rèn luyện kĩ năng xử lí tình huống, liên hệ thực tế nhằm điều chỉnh ý thức, hành vi của bản thân với những vấn đề liên quan đến cạnh tranh.

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thảo luận, thực hiện yêu cầu.

c. Sản phẩm học tập: HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm và làm các bài tập phần Luyện tập SGK trang 10, 11.

d. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1 : Trò chơi trắc nghiệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV tổ chức cho HS chơi trò chơi trắc nghiệm:

Câu 1. Khái niệm cạnh tranh xuất hiện từ khi

  1. xã hội loài người xuất hiện.
  2. con người biết lao động.
  3. sản xuất và lưu thông hàng hoá xuất hiện.
  4. ngôn ngữ xuất hiện.

Câu 2.Câu tục ngữ “Thương trường như chiến trường” phản ánh quy luật kinh tế nào dưới đây?

A. Quy luật cung cầu.
B. Quy luật cạnh tranh.
C. Quy luật lưu thông tiền tệ
D. Quy luật giá trị

Câu 3.Trong các việc làm sau, việc làm nào được pháp luật cho phép trong cạnh tranh?

  1. Đầu cơ tích trữ để nâng giá cao.
  2. Khai báo không đúng mặt hàng kinh doanh.
  3. Bỏ nhiều vốn để đầu tư sản xuất.
  4. Bỏ qua yếu tố môi trường trong quá trình sản xuất.

Câu 4. Thấy quán ăn của mình không đông khách bằng các quán ăn khác trong cùng khu phố, A có ý định bán thêm một vài món mới, đổi mới phong cách, cải thiện thái độ phục vụ khách hàng, đầu tư nơi để xe… Nếu là bạn của A, em sẽ:

  1. khuyên A cứ giữ y như cũ.
  2. không thèm quan tâm.
  3. ủng hộ với cách làm A.
  4. khuyên A dùng mánh khóe để buôn bán

Câu 5. Vì quán cà phê của mình ít khách trong khi quán đối diện của nhà anh H lại rất đông nên anh K đã thuê kẻ xấu ngày nào cũng quậy phá quán của anh H. Vậy, gia đình G đã

  1. cạnh tranh tiêu cực.
  2. cạnh tranh lành mạnh.
  3. chiêu thức trong kinh doanh.
  4. cạnh tranh không lành mạnh.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

– GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

C

B

C

C

D

– GV mời HS khác nhận xét, sửa chữa (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

Nhiệm vụ 2 : Hoàn thành bài tập 1: Cho biết ý kiến đồng tình hay không đồng tình với các nhận định và giải thích

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc các nhận định trong SGK để bày tỏ ý kiến đồng tình hay không đồng tình, sau đó giải thích.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS có thời gian 5 phút để đọc các nhận định, sau đó đưa ý kiến và giải thích.

– GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV gọi 2 – 3 HS trả lời. Gợi ý trả lời:

+ Đồng tình với nhận định a vì cạnh tranh là tất yếu trong nền kinh tế thị trường, để đạt lợi nhuận thì các chủ thể phải cạnh tranh để giành những điều kiện thuận lợi.

+ Không đồng tình với nhận định b vì điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau nên các chủ thể kinh tế cạnh tranh với nhau.

+ Đồng tình với nhận định c vì chỉ khi các chủ thể kinh tế có quyền tự do kinh doanh thì cạnh tranh mới diễn ra.

– Các HS khác lắng nghe sau đó nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

Nhiệm vụ 3 : Hoàn thành bài tập 2: Nhận xét hành vi của chủ thể kinh tế trong các trường hợp

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi để thực hiện yêu cầu trong SGK trang 10.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS thảo luận theo nhóm đôi, nhận xét hành vi của các chủ thể kinh tế.

Tham khảo thêm:   Đề thi học kì 1 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Đề kiểm tra cuối kì 1 GDKT&PL 11 (Có ma trận)

– GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời một số HS đại điện nhóm trình bày. Gợi ý trả lời:

Doanh nghiệp H đã cạnh tranh lành mạnh khi áp dụng công nghệ, đầu tư công nghệ, đầu tư vào máy móc hiện đại, tìm tòi và đưa ra các sản phẩm mới.

Doanh nghiệp B đã cạnh tranh không lành mạnh khi mời anh T và trả số tiền lớn để biết được quy trình sản xuất của doanh nghiệp A. Đây là biểu hiện xâm phạm thông tin, bí mật trong kinh doanh.

Hãng hàng không Q và G cạnh tranh lành mạnh, đúng pháp luật, bằng năng lực chọn cách đi riêng. Hãng Q lấy chất lượng làm điểm mạnh, hướng đến khách hàng cao cấp. Hãng G hướng đến giá, nhu cầu và khả năng thanh toán của mọi khách hàng.

– GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét và tuyên dương những HS trình bày tốt.

Nhiệm vụ 4 : Hoàn thành bài tập 3: Đọc thông tin và phân tích vai trò của cạnh tranh đối với các chủ thể kinh tế

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS làm việc nhóm, đọc trường hợp trong SGK để thực hiện yêu cầu phân tích vai trò của cạnh tranh đối với các chủ thể kinh tế.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS đọc trường hợp để thực hiện yêu cầu.

– GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời một số HS đại điện nhóm trình bày. Gợi ý trả lời:

+ Ba doanh nghiệp viễn thông đều đưa ra gói cước tương ứng với nhiều ưu đãi, thu hút được lượng lớn người dùng, tập trung triển khai hạ tầng, nâng cao chất lượng mạng lưới, áp dụng công nghệ tự động kiểm soát. Cạnh tranh là động lực thúc đẩy người sản xuất đưa ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

+ Cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, đem lại nhiều quyền lợi cho người tiêu dùng. Vai trò của cạnh tranh đối với khách hàng trong trường hợp trên: tạo điều kiện cho người tiêu dùng thỏa mãn nhu cầu của mình.

– HS còn lại lắng nghe và nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét và tuyên dương những HS trình bày tốt.

Nhiệm vụ 5 : Hoàn thành bài tập 4: Đọc trường hợp và trả lời câu hỏi

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS làm việc nhóm, đọc trường hợp trong SGK để trả lời các câu hỏi:

+ Em có nhận xét gì về hành vi cạnh tranh trong trường hợp trên?

+ Theo em, gia đình ông H cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS đọc trường hợp để trả lời câu hỏi.

– GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời một số HS đại điện nhóm trình bày. Gợi ý trả lời:

+ Hành vi cạnh tranh không lành mạnh: tung tin đồn thất thiệt lên mạng Internet về cửa hàng nhà ông H sử dụng phụ gia không rõ nguồn gốc gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất.

+ Gia đình ông H cần nhờ cơ quan chức năng (chính quyền địa phương) can thiệp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

– HS còn lại lắng nghe và nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét và tuyên dương những HS trình bày tốt.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS phê phán được những biểu hiện của cạnh tranh không lành mạnh.

b. Nội dung: Xây dựng tiểu phẩm phê phán những biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường.

c. Sản phẩm học tập: Tiểu phẩm của nhóm HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV nêu yêu cầu HS làm việc nhóm, thực hiện nhiệm vụ: Em hãy cùng các bạn trong nhóm xây dựng một tiểu phẩm phê phán những biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường.

– GV hướng dẫn các nhóm HS viết kịch bản, sau đó tổ chức đóng vai thể hiện bản kịch này. Sau tiểu phẩm, GV tổ chức cho HS rút ra bài học.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.

– GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– Các nhóm có thể thực hiện diễn kịch ở nhà, ghi hình vở diễn sau đó chuyển đoạn clip cho GV. GV sẽ lựa chọn clip hay nhất để chiếu cho cả lớp xem.

– Các nhóm HS cũng có thể diễn trực tiếp trên lớp.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, góp ý về sản phẩm của nhóm và tổng kết.

E. ĐÁNH GIÁ CUỐI BÀI HỌC

Qua bài học, quan sát ý thức, thái độ của HS khi thực hiện nhiệm vụ, GV đánh giá HS dựa trên các mức độ sau:

– Nêu được khái niệm cạnh tranh.

– Giải thích được nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.

– Phân tích được vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế.

– Phê phán những biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh.

Mức độ

Tiêu chí đánh giá

1. Hoàn thành tốt

HS nêu được đầy đủ các nội dung cần đạt. Đánh giá HS ở mức hoàn thành tốt khi có điểm số trên 7

2. Hoàn thành

HS nêu được nội dung cần đạt nhưng chưa đủ. Đánh giá HS ở mức hoàn thành khi có điểm số từ 5 đến 7.

3. Chưa hoàn thành

HS chưa nêu được nội dung cần đạt. Đánh giá HS ở mức chưa hoàn thành khi có điểm số dưới 5.

*HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:

  • Ôn lại kiến thức đã học.
  • Làm bài tập trong SBT.
  • Đọc và tìm hiểu trước Bài 2: Cung – cầu trong nền kinh tế thị trường.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 sách Chân trời sáng tạo Kế hoạch bài dạy Kinh tế và Pháp luật 11 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *