Bạn đang xem bài viết ✅ Giáo án Địa lí 11 sách Chân trời sáng tạo Kế hoạch bài dạy Địa lý 11 năm 2023 – 2024 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giáo án Địa lí 11 Chân trời sáng tạo được biên soạn rất cẩn thận, trình bày khoa học bài 6: Đặc điểm khí hậu thuộc chương 2 Đặc điểm khí hậu và thủy văn Việt Nam theo chương trình sách giáo khoa.

Kế hoạch bài dạy Địa lý 11 Chân trời sáng tạo giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án lớp 11 năm 2023 – 2024 cho học sinh của mình. Giáo án Địa lí 11 Kết nối tri thức giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt nhất. Đồng thời giúp giáo viên có một cách dạy mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu khiến các bạn tiếp thu kiến thức tốt nhất.

Giáo án Địa lí 11 sách Chân trời sáng tạo

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VÀ THỦY VĂN VIỆT NAM

BÀI 6. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU

(3 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của Việt Nam.
  • Chứng minh được sự phân hóa đa dạng của khí hậu Việt Nam.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong tình huống mới.
  • Lựa chọn hình thức làm việc nhóm phù hợp, chủ động hoàn thành các phần việc được giao.

Năng lực địa lí:

  • Trình bày được đặc điểm của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
  • Chứng minh được sự phân hóa đa dạng của khí hậu Việt Nam.
  • Sử dụng bản đồ: biết đọc bản đồ khí hậu Việt Nam để rút ra các thông tin cần thiết.
  • Thu thập được thông tin về khí hậu từ những trang web.

3. Phẩm chất:

  • Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học ở nhà trường vào học tập và cuộc sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Tranh ảnh, video, tài liệu, bản đồ khí hậu Việt Nam
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có)

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 8.
  • Dụng cụ học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:

– Tạo kết nối giữa kiến thức của HS với nội dung bài học.

– Tạo hứng thú, kích thích tò mò của người học.

b. Nội dung:

– GV trả lời câu hỏi ở phần khởi động.

– GV giới thiệu cho HS về các mục tiêu bài học

c. Sản phẩm học tập:

– HS dựa vào kiến thức và hiểu biết cá nhân để đưa ra câu trả lời.

– HS cảm thấy tò mò, hứng thú với nội dung bài học.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV dẫn dắt: Khí hậu là một trong những nhân tố quyết định đến thiên nhiên nước ta, có ảnh hưởng rất lớn đến các thành phần tự nhiên khác.

– GV đặt câu hỏi: Hãy nêu một số đặc điểm nổi bật của khí hậu Việt Nam mà em biết.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời HS trả lời câu hỏi: Đặc điểm của khí hậu Việt Nam:

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

+ Khí hậu có sự phân hóa đa dạng.

+ Miền Bắc có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.

+ Miền Nam có 2 mùa: mùa khô và mùa mưa.

– Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

Tham khảo thêm:   Xác định nội dung chính của từng phần trong văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta CD

– GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS.

– GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Qua câu trả lời trên, chúng ta cũng nắm khái quát được đặc điểm khí hậu của nước ta, nhưng để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng đến với Bài 6. Đặc điểm khí hậu.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

a.Mục tiêu: HS tìm hiểu và nắm rõ về tính chất của khí hậu Việt Nam.

b. Nội dung: Đọc thông tin mục 1 – SGK tr.114 – 116, quan sát hình ảnh, biểu đồ, thảo luận nhóm nhỏ và tìm hiểu.

c. Sản phẩm học tập: HS trình bày được những tính chất của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa vào Phiếu bài tập.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1 . Tính chất nhiệt đới ẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn”.

– GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (6 HS), đánh STT các thành viên trong nhóm.

– GV nêu yêu cầu: Em hãy đọc mục 1a, quan sát Hình 6.1 và nêu những đặc điểm thể hiện tính chất nhiệt đới ẩm của khí hậu nước ta.

– GV gọi ngẫu nhiên các nhóm và các STT HS của mỗi nhóm, yêu cầu nêu đặc điểm thể hiện tính chất nhiệt đới ẩm của khí hậu.

– GV sẽ chiếu các hình ảnh về khí hậu nhiệt đới để các nhóm đoán, nhóm nào trả lời nhanh hơn sẽ ghi điểm, câu trả lời trùng nhau sẽ không được điểm.

Bức xạ

Nhiệt độ TB năm:

> 20oC.

Số giờ nắng nhiều

Lượng mưa TB lớn.

Độ ẩm không khí cao

– GV gọi 2 – 3 bạn lên bảng, quan sát bản đồ Hình 6.1 và đọc dữ liệu về tính chất nhiệt đới ẩm.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS đọc thông tin SGK tr.114, Hình 6.1 – SGK tr.115 và trả lời câu hỏi.

– HS tham gia trò chơi để trả lời câu hỏi.

– GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời 1 HS lên trình bày những đặc điểm khí hậu nhiệt đới ở nước ta.

– GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, tổng kết, chuyển sang HĐ mới.

Nhiệm vụ 2 . Tính chất gió mùa

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV đặt câu hỏi: Việt Nam nằm trong phạm vi hoạt động của gió nào? Khí hậu nước ta có mấy mùa gió chính? Đó là gió mùa nào?

– GV chia lớp thành 8 nhóm nhỏ (4 nhóm chẵn, 4 nhóm lẻ), đánh STT các thành viên trong nhóm.

– GV yêu cầu các nhóm thảo luận trong 5 phút và điền vào Phiếu học tập (đính kèm ở cuối mục): Em hãy đọc mục 1b, quan sát Hình 6.1 và cho biết tính chất gió mùa của khí hậu nước ta biểu hiện như thế nào?

– GV phát phiếu học tập cho các nhóm:

+ Nhóm chẵn: gió mùa mùa đông.

+ Nhóm lẻ: gió mùa mùa hạ.

– GV gọi 2 – 3 bạn một số nhóm lên và chỉ vào hoạt động của gió mùa hạ và gió mùa đông trên bản đồ.

– GV cho HS xem thêm video sau để hiểu rõ hơn về tính chất gió mùa ở nước ta:

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS thảo luận nhóm, đọc thông tin mục 1b – SGK tr.114, Hình 6.1 – SGK tr.115 và thực hiện nhiệm vụ của GV.

– GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời đại diện các nhóm lên trình bày theo Phiếu học tập của nhóm mình.

– GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

– Các nhóm nhận xét, bổ sung thông tin, đưa ra ý kiến đóng góp.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV bổ sung, chốt các nội dung và tuyên dương những nhóm trình bày tốt.

– GV tổng kết, chuyển sang HĐ mới.

1. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

a. Tính chất nhiệt đới ẩm

– Tính chất nhiệt đới: các yếu tố bức xạ.

+ Lượng bức xạ tổng cộng lớn.

+ Cán cân bức xạ luôn dương.

+ Nhiệt độ trung bình năm trên 20oC và tăng dần từ Bắc vào Nam.

+ Số giờ nắng nhiều: 1400 – 3000 giờ/năm.

– Tính chất ẩm: lượng mưa và độ ẩm

+ Lượng mưa trung bình lớn: 1500 – 2000 mm/năm, 3000 – 4000 mm/năm (khu vực gần biển, vùng núi cao)

+ Cân bằng ẩm: dương.

+ Độ ẩm không khí cao: > 80%.

b. Tính chất gió mùa:

– Thông tin chung:

+ Phạm vi: gió Tín phong bán cầu Bắc.

+ Ảnh hưởng: các khối khí hoạt động theo mùa.

+ Có 2 mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.

– Gió mùa mùa đông:

+ Thời gian: tháng 11 – tháng 4 năm sau.

+ Hướng gió: khối khí lạnh từ phương Bắc di chuyển theo hướng đông bắc.

+ Phạm vi hoạt động chủ yếu: miền Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra Bắc).

+ Đặc điểm:

• Miền Bắc: có mùa đông lạnh; thời tiết lạnh, khô và lạnh, ẩm, có mưa phùn.

• Miền núi cao: có sương muối, băng tuyết.

• Nam Bộ và Tây Nguyên: mùa khô.

• Duyên hải miền Trung: có mưa.

– Gió mùa mùa hạ:

+ Thời gian: tháng 5 – tháng 10.

+ Hướng gió: khối khí nhiệt đới ẩm di chuyển theo hướng tây nam.

+ Phạm vi hoạt động chủ yếu: miền Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào Nam).

+ Đặc điểm:

• Đầu mùa hạ:

✔ Xuất phát từ áp cao Bắc Ấn Độ Dương.

✔ Ảnh hưởng:

→ Nam Bộ và Tây Nguyên: có mưa.

→ Trung Bộ và Tây Bắc: phơn khô, nóng.

• Giữa và cuối mùa hạ:

✔ Xuất phát từ áp cao cận chí tuyến Nam bán cầu.

✔ Ảnh hưởng:

→ Cả nước có mưa lớn và kéo dài.

• Miền Bắc: gió thổi theo hướng đông nam.

– Khí hậu: thất thường, biến động mạnh.

Tham khảo thêm:   Địa lí 11 Bài 2: Toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế Soạn Địa 11 Cánh diều trang 9, 10, 11, 12

PHIẾU HỌC TẬP GIÓ MÙA MÙA ĐÔNG

Nhóm: ……………

1. Dựa vào hình 6.1 – SGK tr.15, hãy:

– Cho biết thời gian hoạt động của gió mùa mùa đông.

…………………………………………………………………………………………

– Xác định hướng gió thổi vào mùa đông.

…………………………………………………………………………………………

– Phạm vi hoạt động chủ yếu của gió mùa mùa đông:

…………………………………………………………………………………………

– Trình bày đặc điểm khí hậu của nước ta dưới ảnh hưởng của gió mùa mùa đông theo bảng gợi ý dưới đây.

Khu vực

Đặc điểm chính

Miền Bắc

………………………………………………………………………

Miền Nam

………………………………………………………………………

2. Em hãy điền Đúng (Đ) hoặc Sai (S) vào ◻ ở cuối các câu dưới đây. Nếu thông tin sai hãy sửa lại cho đúng.

a. Gió mùa mùa đông bị chặn lại tại dãy núi Bạch Mã. ◻ (Đ)

Sửa lại: …………………………………………………………………………………

b. Miền Bắc có mưa phùn vào nửa đầu mùa đông. ◻ (S)

Sửa lại: …………………………………………………………………………………

(Miền Bắc có mưa phùn vào nửa sau mùa đông.)

c. Duyên hải miền Trung có Tín phong chiếm ưu thế gây mưa nhiều. ◻ (Đ)

Sửa lại: …………………………………………………………………………………

d. Nam Bộ và Tây Nguyên chịu ảnh hưởng của gió mùa đông. ◻ (S)

Sửa lại: …………………………………………………………………………………

(Nam Bộ và Tây Nguyên chịu ảnh hưởng của gió Tín phong .)

PHIẾU HỌC TẬP GIÓ MÙA MÙA HẠ

Nhóm: ……………

1. Dựa vào hình 6.1 – SGK tr.15, hãy:

– Cho biết thời gian hoạt động của gió mùa mùa hạ.

…………………………………………………………………………………………

– Xác định hướng gió thổi vào mùa hạ.

…………………………………………………………………………………………

– Phạm vi hoạt động chủ yếu của gió mùa mùa hạ:

…………………………………………………………………………………………

– Trình bày đặc điểm khí hậu của nước ta dưới ảnh hưởng của gió mùa mùa đông theo bảng gợi ý dưới đây.

Thời điểm

Đặc điểm chính

Đầu mùa hạ

……………………………………………………………

Giữa và cuối mùa hạ

……………………………………………………………

2. Em hãy điền Đúng (Đ) hoặc Sai (S) vào ◻ ở cuối các câu dưới đây. Nếu thông tin sai hãy sửa lại cho đúng.

a. Gió mùa mùa hạ gây hiệu ứng phơn khô nóng cho Nam Bộ và Tây Bắc. ◻ (S)

Sửa lại: …………………………………………………………………………………

(Gió mùa mùa hạ gây hiệu ứng phơn khô nóng cho Trung Bộ và Tây Bắc.)

b. Vào đầu mùa hạ, gió mùa kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới gây mưa lớn khắp cả nước. ◻ (S)

Sửa lại: …………………………………………………………………………………

(Vào giữa và cuối mùa hạ , gió mùa kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới gây mưa lớn khắp cả nước.)

c. Ở miền Bắc, gió mùa mùa hạ thổi theo hướng đông nam. ◻ (Đ)

Sửa lại: …………………………………………………………………………………

d. Gió mùa mùa hạ gây mưa lớn cho Tây Nguyên. ◻ (Đ)

Sửa lại: …………………………………………………………………………………

Tham khảo thêm:   Viết 3 - 4 câu bày tỏ suy nghĩ của em về Liên hoan Thiếu nhi ba nước Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia Mở rộng vốn từ Kết nối - Tiếng Việt 4 CTST

Hoạt động 2: Khí hậu phân hóa đa dạng

a. Mục tiêu: HS chứng minh được khí hậu nước ta có sự phân hóa đa dạng.

b. Nội dung: GV đọc mục 2 – SGK tr.116, 117, quan sát Hình 6.1, 6.2 và tìm hiểu về sự phân hóa của khí hậu nước ta

c. Sản phẩm học tập: HS trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV đặt câu hỏi: Khí hậu nước ta có sự phân hóa như thế nào?

– GV chia lớp thành các nhóm (4 HS).

– GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy quan sát Hình 6.1, đọc thông tin mục 2 và vẽ sơ đồ tư duy để chứng minh khí hậu nước ta có sự phân hóa đa dạng theo chiều bắc – nam, đông – tây và theo độ cao.

– GV hướng dẫn: Sơ đồ tư duy có:

+ Ý chính ở giữa.

+ Các nhánh sơ đồ có độ dày khác nhau,

+ Từ khóa.

+ Tìm 3 dẫn chứng để minh họa cho sự phân hóa khí hậu.

+ Sử dụng hình ảnh minh họa.

– GV yêu cầu HS đọc mục Em có biết – SGK.tr.117.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS đọc thông tin mục 2, quan sát Hình 6.1, 6.2.

– Các nhóm thảo luận và thực hiện vẽ sơ đồ tư duy về sự đa dạng khí hậu ở nước ta.

– GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời các nhóm trưng bày sản phẩm sơ đồ tư duy của nhóm mình lên bảng.

– GV mời đại diện các nhóm đứng dậy trình bày và đưa ra các dẫn chứng để minh họa cho sơ đồ tư duy của mình.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, bổ sung, tuyên dương ghi điểm các nhóm làm tốt.

– GV tổng kết lại nội dung.

– GV chuyển sang HĐ tiếp theo.

2. Khí hậu phân hóa đa dạng

– Thông tin chung:

+ Phân hóa cả về không gian và thời gian.

+ Về không gian: khí hậu phân hóa theo 3 chiều:

• Theo chiều bắc – nam.

• Theo chiều đông – tây.

• Theo độ cao địa hình.

– Phân hóa bắc – nam:

+ Phía Bắc:

• Phạm vi: từ dãy Bạch Mã về phía Bắc.

• Đặc điểm:

✔ Khí hậu nhiệt đới gió mùa.

✔ Mùa đông: lạnh, ít mưa.

✔ Mùa hạ: nóng, ẩm, mưa nhiều.

+ Phía Nam:

• Phạm vi: từ dãy Bạch Mã về phía Nam.

• Đặc điểm:

✔ Khí hậu cận xích đạo gió mùa.

✔ Nền nhiệt cao quanh năm và không thay đổi.

✔ Có 2 mùa: mùa mưa và mùa khô.

– Phân hóa đông – tây:

+ Phạm vi: giữa 2 sườn của dãy Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.

+ Đặc điểm:

• Có sự khác biệt về chế độ nhiệt và ẩm giữa hai sườn.

• Vùng Biển Đông: khí hậu gió mùa nhiệt đới hải dương.

– Phân hóa theo độ cao: thành ba đai cao:

+ đai nhiệt đới gió mùa.

+ đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi.

+ đai ôn đới gió mùa trên núi.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Địa lí 11 sách Chân trời sáng tạo Kế hoạch bài dạy Địa lý 11 năm 2023 – 2024 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *