Bạn đang xem bài viết ✅ Mẫu kế hoạch cá nhân của giáo viên Mầm non (2 mẫu) Kế hoạch năm học của giáo viên Mầm non ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Kế hoạch cá nhân của giáo viên Mầm non năm 2022- 2023 gồm 2 mẫu, giúp thầy cô tham khảo để lên kế hoạch cá nhân giáo viên. Đây chính là mẫu kế hoạch giảng dạy của giáo viên theo từng tuần, từng tháng nhằm đưa ra mục tiêu phấn đấu trong cả năm học mới 2022 – 2023.

Nội dung trong kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ Mầm non cần trình bày các nội dung như: các nhiệm vụ được phân công, đặc điểm tình hình, các phương hướng, mục tiêu, theo từng chủ điểm, sự kiện trong năm học góp phần giúp công tác dạy và học được thuận lợi đạt kết quả tốt nhất.

Kế hoạch cá nhân của giáo viên mầm non

TRƯỜNG …………………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——o0o——-

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON

NĂM HỌC …………………

I. NHIỆM VỤ ĐƯỢC PHÂN CÔNG:

– Họ và tên:……………………………………………………………………

– Chức vụ:…………………………………………………………………..

– Phụ trách giảng dạy lớp ……………………………………………….

II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:

1. Thuận lợi:

– Được Ban giám hiệu quan tâm sâu sát về chuyên môn, tạo điều kiện cho giáo viên học nâng cao kiến thức, được dự giờ các chuyên đề, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm.

– Giáo viên đoàn kết và cùng giúp đỡ nhau về chuyên môn.

– Cơ sở vật chất đầy đủ, trường mới khang trang, thoáng mát đảm, bảo an toàn cho trẻ.

2. Khó khăn:

– Đa số cháu là con một rất được cưng chìu nên khó đưa trẻ đi vào nề nếp chung của lớp.

– Thể lực các cháu không đồng đều nên cô giáo phải chăm sóc cá biệt làm ảnh hưởng công tác chăm sóc chung của lớp

– Một vài cháu đi học quá sớm và cũng có cháu đi học quá muộn làm cô giáo phải chờ đợi lâu trong bữa ăn sáng của cháu và cũng làm ảnh hưởng đến tình hình chung của lớp.

– Trẻ đến lớp không đồng đều có trẻ vào đầu nam, có trẻ vào giữa năm…nên khả năng tiếp thu của trẻ cũng không đồng đều làm ảnh hưởng chất lượng học tập của trẻ.

– Đa số phụ huynh đi làm ở khu công nghiệp đưa sớm về trễ nên việc tiếp xúc trao đổi với phụ huynh về trẻ không thường xuyên, bên cạnh đo phụ huynh cũng ít chịu hợp tác với giáo viên trong việc giáo dục trẻ nên việc học của trẻ cũng còn hạn chế.

Tham khảo thêm:   Địa lí 12 Bài 8: Thực hành: Viết báo cáo về dân số, lao động và việc làm, đô thị hoá Soạn Địa 12 Cánh diều trang 40

III. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN:

1. Công tác tư tưởng chính trị:

– Sống trung thực, giản dị, hòa đồng cùng với tập thể.

– Thực hiện tốt các cuộc vận động của ngành, trường như cuộc vận động “Hai không với 4 nội dung”; “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; tham gia thực hiện cuộc vận động” Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

– Thực hiện tốt chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước, nội qui cơ quan.

2. Công tác chăm sóc giáo dục trẻ:

* Chăm sóc:

– Thực hiện đầy đủ và đúng theo lịch sinh hoạt hằng ngày.

– Hướng dẫn kỹ năng tự phục vụ bản thân (rửa tay, đánh răng, thay quần áo..) và cho cháu thực hiện hàng ngày.

– Thực hiện cho trẻ ăn theo ký hiệu riêng và đồ dùng cá nhân trẻ phải luôn được rửa sạch sẽ.

– Chăm sóc tốt giờ ăn, giờ ngủ cho trẻ, động viên cho trẻ ăn hết xuất và cho trẻ ngủ mùng

– Luôn quan sát trẻ để kịp thời phát hiện những trẻ bệnh và báo cho y tế của trường và gia đình để kịp thời chăm sóc trẻ

– Cố gắng động viên ăn hết xuất để không có trẻ bị SDD.

– Nhắc nhỡ trẻ uống nhiều nước trong ngày nhất là vào mùa nắng nóng và giữ ấm cho trẻ vào mùa mưa, mùa lạnh.

– Theo dõi kết quả cân đo, ghi vào sổ liên lạc và thông báo cho phụ huynh biết để bồi dưỡng cho trẻ.

* Giáo dục:

– Tổ chức lớp theo chương trình giáo dục mầm non hiện hành.

– Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào chuyên môn và giảng dạy.

– Xây dựng các góc chơi tiếp cận với chủ đề nhằm hỗ trợ cho hoạt động chung.

– Đăng ký tiết dạy tốt, dự giờ các chuyên đề, dự giờ đồng nghiệp.

– Chuẩn bị giáo án và đồ dùng đầy đủ phục vụ cho công tác giảng dạy.

– Giáo dục cháu biết lễ phép với mọi người xung quanh, kết hợp lồng ghép giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh môi trường, tiết kiệm năng lượng điện, nước, chấp hành luật giao thông và bảo vệ tài nguyên môi trường biển, hải đảo.

– Trao đổi và kết hợp với phụ huynh trong việc đánh giá sự phát triển của trẻ dựa theo 120 chỉ số.

– Tạo điều kiện giúp trẻ hình thành và phát triển toàn diện thông qua 5 lĩnh vực : Phát triển thế chất, phát triển thẫm mỹ, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm kỹ năng xã hội và phát triển nhận thức.

Tham khảo thêm:   Hướng dẫn hệ thống luyện ngọc trong Avatar Star Online

3. Công tác chủ nhiệm lớp:

– Thực hiện đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách của cô và trẻ.

– Thực hiện đúng theo lịch sinh hoạt hàng ngày.

– Chuẩn bị đầy đủ giáo án, đồ dùng dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy.

– Dạy trẻ theo quan điểm giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm” dựa trên 5 lĩnh vực phát triển.

– Cung cấp kiến thức chính xác, phù hợp với trẻ và tích cực ôn luyện các kỹ năng để giúp trẻ có đầy đủ kiến thức tham gia tốt vào các hội thi.

– Chăm sóc cháu tốt quản cháu an toàn và đối xử công bằng với tất cả các trẻ.

– Tuyên truyền , trao đổi với phụ huynh những kiến thức chăm sóc nuôi dạy trẻ thông qua bảng tin tuyên truyền ở lớp, qua họp phụ huynh để có sự hợp tác giữa nhà trường và gia đình trong công tác CSGD trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện hơn.

4. Tự học – Tự bồi dưỡng trong năm:

Để nâng cao chất lượng giảng dạy bản thân đã đề ra kế hoạch tự bồi dưỡng trong năm như sau:

– Tháng 9: tự bồi dưỡng lĩnh vực PTTC

– Tháng 10: tự bồi dưỡng lĩnh vực PTNN

– Tháng 11: tự bồi dưỡng lĩnh vực PTTC KNXH

– Tháng 12: tự bồi dưỡng lĩnh vực PTTM

– Tháng 1: tự bồi dưỡng lĩnh vực PTNT

– Tháng 2: tự bồi dưỡng lĩnh vực PTNT

– Tháng 3: tự bồi dưỡng lĩnh vực PTTC KNXH

– Tháng 4: tự bồi dưỡng lĩnh vực PTNT

– Tháng 5: tự bồi dưỡng lĩnh vực PTTC

5. Làm đồ dùng dạy học:

– Có kế hoạch làm đồ dùng dạy học phục vụ cho việc dạy và học, và làm 2 món đồ dùng để nộp theo quy định hàng tháng.

– Làm đồ dùng dựa theo danh mục và đảm bảo vệ sinh an toàn cho trẻ.

6. Tham gia phong trào:

– Tham gia các phong trào của ngành của trường (các hội thi của cô, của trẻ)

– Thực hiện tốt các cuộc vận động

– Tham gia làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ

7. Chỉ tiêu trong năm:

– Cô: phấn đấu đạt LĐTT và đạt GVG

– Trẻ tham gia các hội thi với tỉ lệ:

+ Tỉ lệ chuyên cần: 90%

+ Tỉ lệ SDD dưới 10%

+ BKBN cấp cơ sở: 75 %, cấp thành phố: 65 %

+ Đạt giải trong các hội thi như : BKT, BNT, BLNT, ATGT và tiếng hát Sơn Ca.

Tham khảo thêm:   Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài Ban hành theo Thông tư số 10/2013/TT-BVHTTDL hướng dẫn thực hiện Luật quảng cáo và Nghị định 181/2013/NĐ-CP

IV. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN :

– Luôn chấp hành tốt các chủ trương pháp luật , chính sách của Đảng và nhà nước, nôi qui, qui chế của ngành của cơ quan. Thực hiện tốt các cuộc vận động.

– Chăm sóc cháu tốt, quản cháu an toàn, quan tâm đồng đều đến tất cả các trẻ.

– Giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, theo 5 lĩnh vực phát triển và theo chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non theo quy định của Bô giáo dục đào tạo ban hành.

– Cố gắng thực hiện tốt công việc của một giáo viên để hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm.

– Bản thân tự tìm tòi học hỏi, tự đề ra kế hoạch bồi dưỡng về chuyên môn( dự giờ đồng nghiệp 2 tiết/ tháng, đăng ký cho tổ chuyên môn dự giờ)

– Làm đồ dùng, đồ chơi phù hợp với trẻ, dựa theo thông tư số 02 ban hành về DĐĐC cho trẻ mầm non, bảo đảm an toàn cho trẻ khi chơi.

– Tích cực tham gia các phong trào do trường phát động.

– Vận động trẻ đi học đều để trẻ tiếp thu đầy đủ kiến thức, đạt tỉ lệ chuyên cần và tham gia tốt các hội thi của bé.

– Vận động phụ huynh hỗ trợ nhà trường trong việc chăm sóc giáo dục trẻ cũng như các hội thi để nâng cao chất lượng chăm sóc và nuôi dạy trẻ.

Người lập kế hoạch
(Ký và ghi rõ họ tên)

Kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ mầm non

TRƯỜNG …………………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——o0o——-

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN CỦA GIÁO VIÊN 

NĂM HỌC …………………

I. NHIỆM VỤ ĐƯỢC PHÂN CÔNG:

– Họ và tên:………………………………………………………………..

– Chức vụ:………………………………………………………………..

– Phụ trách giảng dạy lớp ………………………………………….

II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:

1. Thuận lợi:

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

2. Khó khăn:

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

III. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN:

1. Công tác tư tưởng chính trị:

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

2. Công tác chăm sóc giáo dục trẻ:

* Chăm sóc:

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

* Giáo dục:

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

3. Công tác chủ nhiệm lớp:

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

4. Tự học – Tự bồi dưỡng trong năm:

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

5. Làm đồ dùng dạy học:

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

6. Tham gia phong trào:

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

7. Chỉ tiêu trong năm:

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

IV. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

Người lập kế hoạch
(Ký và ghi rõ họ tên)

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Mẫu kế hoạch cá nhân của giáo viên Mầm non (2 mẫu) Kế hoạch năm học của giáo viên Mầm non của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *