Bạn đang xem bài viết ✅ Giáo án Công nghệ 10 sách Cánh diều (Cả năm) Kế hoạch bài dạy Công nghệ trồng trọt 10 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giáo án Công nghệ 10 Cánh diều được xây dựng rất cẩn thận, giúp giáo viên có thêm nhiều gợi ý tham khảo, tiết kiệm thời gian và có thêm tư liệu giảng dạy.

Kế hoạch bài dạy Công nghệ lớp 10 Cánh diều còn giúp giáo viên tổ chức, lập kế hoạch và triển khai quá trình giảng dạy một cách có hệ thống và mục tiêu. Qua giáo án Công nghệ 10 tạo ra sự nhất quán trong việc truyền đạt kiến thức và đảm bảo rằng các mục tiêu học tập được đạt được. Vậy sau đây là trọn bộ giáo án Công nghệ 10 Cánh diều mời các bạn tải tại đây. Ngoài ra quý thầy cô tham khảo thêm nhiều giáo án khác tại chuyên mục giáo án lớp 10.

Giáo án Công nghệ 10 Bài 1

CHỦ ĐỀ 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRỒNG TRỌT

Bài 1: TRỒNG TRỌT TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ 4.0

I. Mục tiêu

Sau bài học này, em sẽ:

1. Về kiến thức

– Trình bày được vai trò và triển vọng của trồng trọt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

– Nêu được một số thành tựu nổi bật của việc ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt.

– Trình bày được những yêu cầu cơ bản với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong trồng trọt.

2. Về năng lực

* Năng lực chung:

– Tự chủ và tự học:

+ Tự tìm hiểu khai thác kiến thức qua internet về ứng dụng, thành tựu của việc ứng dụng công nghệ 4.0 trong trồng trọt.

+ TÌm hiểu những ứng dụng trong tương lai của cách mạng công nghiệp đối với trồng trọt

– Giao tiếp và hợp tác: Phân công nhiệm vụ nhóm rõ ràng, phối hợp để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

* Năng lực đặc thù:

– Nhận thức công nghệ:

+ Nêu được các khái niệm về công nghệ 4.0 và ứng dụng của công nghệ trong trồng trọt

+ Áp dụng công nghệ cao trong trồng trọt có ưu điểm gì so với phương pháp trồng trọt truyền thống?

– Sử dụng công nghệ:

+ Nêu được những ững dụng công nghệ đang được sử dụng ở địa phương.

+ Vận dụng được kiến thức về cách mạng công nghiệp vào thực tiễn trồng trọt.

3. Về phẩm chất

– Chăm chỉ: Có ý thức chăm chỉ học tập, tích cực tham gia các hoạt động học tập.

– Trung thực: Trung thực trong báo cáo số liệu, đánh giá chéo sản phẩm,….

– Trách nhiệm: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ trong nhóm phân công.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

– Sgk, sgv, kế hoạch bài dạy.

– Giấy A0.

– Phiếu học tập.

– Bút lông, nam châm.

– Phiếu đánh giá.

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Mở đầu

a. Mục tiêu:

– Tạo tâm lý hứng thú cho học sinh, tâm thế sẵn sàng, kích thích sự tò mò và mong muốn tìm hiểu bài mới.

– Kiểm tra sự hiểu biết của học sinh.

b. Nội dung: Giới thiệu một số công nghệ trồng trọt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện: HS hoạt động cá nhân

* Giao nhiệm vụ học tập: Em hãy mô tả các công nghệ cao được ứng dụng trồng trọt ở hình 1.1

* Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát hình, mô tả

* Báo cáo, thảo luận: GV gọi lần lượt ngẫu nhiên từng học sinh mô tả mỗi hình

* Kết luận, nhận định:

– Hình 1.1a: Công nghệ trồng cây không dùng đất trong nhà có mái che.

– Hình 1.1b: Công nghệ rô bốt.

– Hình 1.1c: Công nghệ máy bay không người lái.

– Hình 1.1d: Công nghệ internet kết nối vạn vật.

GV đặt vấn đề: Nêu ý nghĩa của các ứng dụng trên trong trồng trọt.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Nội dung 1. Tìm hiểu về vai trò của trồng trọt đối với đời sống, kinh tế – xã hội.

a. Mục tiêu: Trình bày được vai trò của trồng trọt đối với đời sống, kinh tế – xã hội.

b. Nội dung: Quan sát hình, liên hệ thực tiễn kể ra, dẫn chững được những vai trò quan trọng của trồng trọt, so sánh với trồng trọt truyền thống.

c. Sản phẩm:

I. Vai trò quan trọng của trồng trọt trong đời sống,kinh tế-xã hội :

1. Cung cấp nguyên liệu chế biến.

– Cung cấp một nguồn nguyên liệu lớn cho công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến.

– Thông qua nguyên liệu chế biến giá trị của sản phẩm trồng trọt được nâng lên,nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hóa.

Vd: cây bông làm vải, cây mía làm nguyên liệu chế biến đường.

2. Cung cấp lương thực, thực phẩm.

– Lúa, ngô, bắp cải, cà rốt…

– Hạn chế đẩy lùi các tình trạng thiếu lương thực.

– Là yếu tố đầu tiên, có tính chất quyết định đến sự tồn tại, phát triển con người và phát triển kinh tế-xã hội của các quốc gia trên thế giới

3. Tạo việc làm.

– Nông nghiệp nói chung và trồng trọt nói riêng là một trong những lĩnh vực mang lại nhiều việc làm nhất cho lao động nước ta

– Theo báo cáo “ Điều tra lao động việc làm năm 2018” của Tổng cục Thống kê, tỉ lệ lao động của nước ta trong ngày này chiếm 37,7% chiếm tỉ lệ cao nhất trong các nhóm ngành

Tham khảo thêm:   Đề thi học sinh giỏi tỉnh Cà Mau lớp 12 năm 2011 môn Sinh học Sở GD&ĐT Cà Mau

4. Mang lại thu nhập cho người trồng trọt.

Tất cả sản phẩm ngành trồng trọt mang lại thu nhập nhờ trao đổi buôn bán để có thể thu lại được lợi nhuận.

5. Tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp.

– Làm tăng vẻ thẩm mỹ cho môi trường ví dụ như cây ăn quả vừa tạo thẩm mỹ vừa thu hoạch vừa làm cho môi trường xanh sạch đẹp.

6. Cung cấp thức ăn chăn nuôi.

– Ngô, lúa,khoai phục vụ cho nuôi lợn.

* Vai trò của trồng trọt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có khác biệt so với trồng trọt truyền thống.

– Cung cấp lương thực, thực phẩm: hạn chế và đẩy lùi tình trạng thiếu lương thực, là yếu tố đầu tiên, có tính chất quyết định đến sự tồn tại, phát triển của con người và phát triển kinh tế – xã hội của các quốc gia trên thế giới.

– Cung cấp nguyên liệu chế biến: Trồng trọt cung cấp nguồn nguyên liệu to lớn cho công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến. Thông qua công nghiệp chế biến, giá trị của sản phẩm trồng trọt được nâng lên nhiều lần, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hoá.

– Cung cấp thức ăn chăn nuôi: Phần lớn thức ăn dùng cho chăn nuôi là sản phẩm của trọng trọt hoặc được chế biến từ sản phẩm trồng trọt. Ngành chăn nuôi sẽ không thể phát triển được nếu không có sản phẩm của trồng trọt để làm thức ăn cho vật nuôi.

– Cung cấp nông sản xuất khẩu: Việt Nam là một nước có thể mạnh về nông nghiệp, có nhiều sản phẩm trồng trọt tham gia xuất khẩu, mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. Các sản phẩm trồng trọt xuất khẩu phải kể đến như gạo, cà phê, hạt điều, họ tiêu, chi, các loại trái cây, các loại rau xanh,…

– Tạo việc làm: Nông nghiệp nói chung và trồng trọt nói riêng là một trong những lĩnh vực mang lại nhiều việc làm nhất cho người lao động ở nước ta. Theo báo cáo “Điều tra lao động việc làm năm 2018” của Tổng cục Thống kê, tỉ lệ lao động ở nước ta trong lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản là 37,7%, chiếm tỉ lệ cao nhất trong các nhóm ngành.

– Mang lại thu nhập cho người trồng trọt.

– Tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp.

d. Tổ chức thực hiện:

* Giao nhiệm vụ học tập:

GV sử dụng phương pháp hẹn hò, chia nhóm cặp đôi, yêu cầu các cặp đôi hoàn thành nhiệm vụ:

– Quan sát hình 1.2 và cho biết, trồng trọt có những vai trò gì đối với đời sống, kinh tế – xã hội? Hãy phân tích các vai trò đó.

– Vai trò của trồng trọt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có gì khác biệt so với trồng trọt truyền thống

* Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận cặp đôi, thống nhất câu trả lời

* Báo cáo, thảo luận: GV bốc thăm cặp đôi trình bày nội dung thảo luận. Các nhóm khác quan sát, nhận xét, bổ sung.

* Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét phần trình bày của các nhóm, điều làm được, chưa làm được, hướng khắc phục. Kết luận kiến thức như mục sản phẩm, học sinh ghi lại vào vở cá nhân.

Nội dung 2. Tìm hiểu về một số thành tựu nổi bật của việc ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt và triển vọng

a) Mục tiêu: Nêu được một số thành tựu nổi bật của việc ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt, triển vọng của trồng trọt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

b) Nội dung: Hướng dẫn học sinh tự tìm thông tin, tổ chức cuộc thi hùng biện về những thành tựu nổi bật của việc ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt trong những năm qua và triển vọng trong tương lai

c) Sản phẩm:

II. Một số thành tựu nổi bật của việc ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt:

– Giống cây trồng chất lượng cao có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh hại và điều kiện ngoại cảnh bất lợi,….

– Chế phẩm sinh học chất lượng cao phân vi sinh phân hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, chất điều hòa sinh trưởng.

– Công nghệ canh tác

+ Nhà trồng cây: nhà kính, nhà lưới, nhà máy trồng cây,… có các trang thiết bị và hệ thống điều khiển tự động hoặc bán tự động để kiểm soát các yếu tố môi trường trồng trọt (nhiệt độ, ảnh sáng, độ ẩm, dinh dưỡng, thành phần không khi…)

+ Hệ thống trồng cây không dùng đất: hệ thống thuỷ canh, khí canh, trồng cây trên giá thể,…

+ Máy nông nghiệp máy làm đất, máy làm cỏ, máy thu hoạch,…

+ Thiết bị không người lái robot (làm đất, làm cỏ, bón phân, thu hoạch, cắt tỉa,..), máy bay không người lái (bón phân, phun thuốc, thu thập dữ liệu đồng ruộng,..)

+ Hệ thống Internet kết nối vạn vật (loT), dữ liệu lớn (Big Data), cảm biến để quản lí trang trại thông minh.

Thành tựu là kết quả của ứng dụng công nghệ sinh học là chế phẩm sinh học, công nghệ tự động hóa là công nghệ canh tác.

* Phân tích tác dụng của các thành tựu nổi bật trong trồng trọt ứng dụng công nghệ cao:

– Giảm thiểu sức lao động, hạn chế thất thoát, thiệt hại do thiên tai, sâu, bệnh xuống mức thấp nhất, đảm bảo an toàn môi trường, kiểm soát và tiết kiệm chi phí trong từng giai đoạn hay toàn bộ quy trình sản xuất, chế biến, tiêu thụ.

III. Triển vọng:

ngành trồng trọt ở nước ta sẽ phát triển:

Tham khảo thêm:   Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn 11 sách Cánh diều Ôn tập cuối kì 2 Ngữ văn 11

– Năng suất, chất lượng và mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm của sản phẩm trồng trọt không ngừng tăng cao. Giá trị sản phẩm trồng trọt trên thị trường tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ngày càng gia tăng.

– Các mặt hàng sản phẩm trồng trọt chất lượng cao được đa dạng hóa, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

– Kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm trồng trọt.

– Việc ứng dụng công nghệ để sản xuất sản phẩm trồng trọt trong điều kiện bất lợi (đất xấu, khí hậu bất lợi,..) được chú trọng.

– Công nghệ cơ giới, tự động hóa và công nghệ thông tin sẽ được ứng dụng đồng bộ trong sản xuất đề giảm thiểu công lao động, tăng độ chính xác về kĩ thuật, sử dụng hiệu quả các yếu tố đầu vào.

– Chất lượng nguồn nhân lực trồng trọt ngày càng được nâng cao.

d) Tổ chức thực hiện:

* Giao nhiệm vụ học tập:

– GV sử dụng bộ bài, chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu:

Nghiên cứu SGK mục 2 (7) kết hợp tra cứu internet, xây dựng một bài hùng biện về những thành tựu nổi bật của việc ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt và triển vọng trong tương lai dựa trên những câu hỏi gợi ý sau:

+ Em mong muốn sản phẩm trồng trọt sẽ như thế nào? Nêu ví dụ.

+ Trồng trọt ở địa phương em thường gặp khó khăn gì? Những khó khăn đó sẽ được khắc phục như thế nào nhờ thành tựu của công nghệ cao?

+ Hãy nêu một số thành tựu nổi bật của việc ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt. Thành tựu nào là kết quả của ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ tự động hóa?

+ Em hãy phân tích tác dụng của các thành tựu nổi bật trong trồng trọt ứng dụng công nghệ cao ?

+ Theo em, ngành trồng trọt ở nước ta sẽ phát triển như thế nào?

* Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thảo luận dựa trên câu hỏi gợi ý, lên nội dung bài hùng biện

* Báo cáo, thảo luận: GV lần lượt bốc thăm nhóm trình bày, trong nhóm bốc thăm người hùng biện.

– Các nhóm khác nghe, đặt câu hỏi, phản biện.

* Kết luận, nhận định:

– HS nhận xét, đánh giá phần thảo luận và trình bày của nhóm bạn

– Giáo viên nhận xét phần trình bày của các nhóm, điều làm được, chưa làm được, hướng khắc phục. Kết luận kiến thức như mục sản phẩm, học sinh ghi lại vào vở cá nhân.

Nội dung 3. Tìm hiểu về yêu cầu cơ bản đối với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong trồng trọt

a) Mục tiêu: – Trình bày được những yêu cầu cơ bản với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong trồng trọt.

b) Nội dung: Học sinh nghiên cứu sgk, kết hợp kiến thức thực tiễn để nêu ra được những yêu cầu cơ bản của người lao động đối với một số ngành nghề trong trồng trọt.

c) Sản phẩm: Yêu cầu đối với người lao động

– Có sức khỏe tốt.

– Có kiến thức và kĩ năng trồng trọt.

– Chăm chỉ, cần cù, chịu khó trong công việc.

– Tuân thủ các quy định của pháp luật.

– Có ý thức bảo vệ môi trường.

d) Tổ chức thực hiện:

* Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu mỗi học sinh nghiên cứu SGK (8) kết hợp kiến thức cảu bản thân trả lời câu hỏi:

? Người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong trồng trọt cần các yêu cầu cơ bản gì? Vì sao?

? Người lao động cần làm thế nào để đáp ứng yêu cầu cơ bản đó?

* Thực hiện nhiệm vụ: HS nghiên cứu SGK, tìm câu trả lời.

* Báo cáo thảo luận: GV gọi hs trả lời, hs khác nhận xét, bổ sung.

* Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của hs, kết luận, chốt kiến thức.

3. Hoạt động 3: Luyện tập

a) Mục tiêu:

– Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức (mục tiêu ban đầu của bài học)

b) Nội dung: Tổng hợp những ứng dụng của cuộc cách mạng 4.0 trong trồng trọt.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

d) Tổ chức thực hiện:

* Giao nhiệm vụ học tập:

GV yêu cầu thảo luận theo bàn, nêu những ứng dụng của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 trong trồng trọt và chỉ rõ vai trò của ứng dụng đó.

* Thực hiện nhiệm vụ:

Học sinh thảo luận theo bàn, tìm câu trả lời.

* Báo cáo, thảo luận:

GV bốc thăm nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét, bổ sung

* Kết luận, nhận định: GV nhận xét, thống nhất ý kiến.

4. Hoạt động 4: Vận dụng

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào tình huống thực tiễn

b) Nội dung: GV nêu tình huống, học sinh xử lý tình huống.

c) Sản phẩm: Báo cáo kết quả do các nhóm thực hiện.

d) Tổ chức thực hiện:

* Giao nhiệm vụ học tập:

GV nêu tình huống như sau: Trên cánh đồng trồng rau, bác nông dân sử dụng khá nhiều thuốc trừ sâu hóa học. Khi được hỏi: “ Bác có biết ảnh hưởng xấu của thuốc trừ sâu hóa học không”. Bác trả lời: “ Tôi biết tác hại của thuốc trừ sâu hóa học đối với tôi và người tiêu dùng, tuy nhiên với thời tiết này, nếu tôi không phun thuốc, rau của tôi sẽ bị sâu và tôi không bán được”

Bằng kiến thức đã học và kiến thức thực tiễn, em hãy xử lý tình huống trên sao cho bác nông dân vẫn đảm bảo thu nhập và sức khỏe người tiêu dùng được đảm bảo.

Tham khảo thêm:   Bài thi mẫu Olympic Toán tiếng Anh SEAMO lớp 11 - 12 Luyện thi thi Olympic Toán tiếng Anh SEAMO 2019

* Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh làm việc theo nhóm bàn tại nhà

* Báo cáo, thảo luận: Sau 1 tuần, học sinh sẽ trình bày cách xử lý tình huống.

* Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét phần trình bày của các nhóm, bổ sung (nếu có).

Giáo án Công nghệ 10 Bài 2

BÀI 2 : PHÂN LOẠI CÂY TRỒNG

Môn học Công Nghệ . Lớp:10

Thời gian thực hiện: (số 1 tiết)

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức:

Sau khi học xong bài này học sinh cần đạt:

– Phân loại được nhóm cây trồng theo nguồn gốc, theo đặc tính sinh học, theo mục đích sử dụng.

2. Về năng lực:

– Năng lực chung:

+ Chủ động tìm hiểu các phương pháp phân loại nhóm cây trồng

+ Làm việc nhóm thảo luận để trả lời các câu hỏi, đi tìm hiểu về các nhóm cây trồng ở địa phương

– Năng lực đặc thù:

+ Phân loại được nhóm cây trồng theo nguồn gốc, theo đặc tính sinh học, theo mục đích sử dụng.

3. Về phẩm chất: Có lòng yêu thích, đam mê với cây trồng và trồng trọt

II. Thiết bị dạy học và học liệu

– SGK công nghệ 10- CNTT

– Máy tính, máy chiếu

– Hình ảnh các cây trồng cho nhóm phân loại

– Các bảng phân loại cây trồng theo phiếu học tập

Phiếu học tập số 1

Loại cây trồng

Nhóm cây hàng năm

Nhóm cây lâu năm

Nhóm cây thân gỗ

Nhóm cây thân thảo

Cải bắp

Hoa hồng

Hành tây

Khế

Mía

Chuối

Phiếu học tập số 2

Câu 1: Phân loại cây trồng theo nguồn gốc có ý nghĩa gì trong trồng trọt?

Câu 2: Phân loại cây theo đặc tinh sinh học có ý nghĩa gì trong trồng trọt?

Câu 3: Phân loại cây theo mục đích sử dụng có ý nghĩa gì trong trồng trọt?

Phiếu học tập số 3

Câu 1: Cây trồng thuộc nhóm nguồn gốc nào thích hợp trong trồng vụ đông ở Miền Bắc Việt Nam? Vì sao?

Câu 2: Kể thêm tên một số loại cây trồng cho từng nhóm phân loại theo đặc tinh sinh học?( theo bảng liệt kê)

Câu 3: Kể thêm tên 1 số loại cây trồng cho từng nhóm phân loại theo mục đích sử dụng?( theo bảng liệt kê)

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Mở đầu

a) Mục tiêu:

+ Tạo hứng thú cho học sinh với nội dung tìm hiểu kiến thức về cây trồng

+ Giúp học sinh biết có nhiều cách phân loại cây, kể tên được tên các nhóm cây trồng mà học sinh biết trong đời sống hàng ngày

b) Nội dung:

Học sinh nêu được nhóm cây theo ý hiểu: cây thân gỗ, cây ăn quả, cây thân thảo, cây lâu năm, cây ngắn ngày…

c) Sản phẩm:

– Gọi 3 nhóm lên bảng kể tên các nhóm cây mà các e đã phân loại

d) Tổ chức thực hiện:

*Chuyển giao nhiệm vụ

GV giao nhiệm vụ cho học sinh:

Chia lớp ra thành 3 nhóm. Mỗi nhóm cử ra 1 nhóm trưởng và 1 thứ kí

Gv yêu cầu học sinh quan sát tranh và phát phiếu học tập cá nhân trên giấy A4 và PHT nhóm trên giấy A2 trả lời câu hỏi: Quan sát tranh và điền vào PHT số 1

Phiếu học tập số 1

Loại cây trồng

Nhóm cây hàng năm

Nhóm cây lâu năm

Nhóm cây thân gỗ

Nhóm cây thân thảo

Cải bắp

Hoa hồng

Hành tây

Khế

Mía

Chuối

* Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ

– Làm việc cá nhân: HS quan sát và trả lời các câu hỏi trên phiếu cá nhân trong thời gian 2 phút

– Làm việc nhóm: Cả nhóm trả lời trên phiếu học tập nhóm số 1 thời gian 2 phút

+ Giáo viên: Quan sát học sinh thực hiện, nhắc nhở những học sinh không tập trung.

* Báo cáo trình bầy kết quả thực hiện nhiệm vụ

Gv: gọi 1 – 2 đại diện học sinh trong nhóm trình bầy kết quả thực hiện nhiệm vụ.

* Đánh giá, nhận xét

– Giáo viên điều chỉnh, chốt nội dung kiến thức, đưa ra những nội dung cần giải quyết trong bài học: Việc phân loại nhóm cây trồng giúp chúng ta có thể nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm cây trồng trong sx nông nghiệp

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

a) Mục tiêu:

– Giúp học sinh biết được ý nghĩa của việc phân loại được cây trồng theo nguồn gốc, theo đặc tính sinh học và theo mục đích sử dụng để có thể vận dụng vào trồng trọt

b) Nội dung:

Học sinh nghiên cứu SGK trả lời

+ Phân loại cây trồng theo nguồn gốc

+ Phân loại cây trồng theo đặc tinh sinh học

+ Phân loại cây trồng theo mục đích sử dụng

c) Sản phẩm:

Nhóm 1:Trình bày về phân loại cây theo nguồn gốc

Nhóm 2: Trình bày về phân loại cây theo đặc tinh sinh học

Nhóm 3: Trình bày về phân loại cây theo mục đích sử dụng

d) Tổ chức thực hiện: ( Kĩ thuật phòng tranh)

*Chuyển giao nhiệm vụ

GV giao nhiệm vụ cho học sinh ở nhà

Chia lớp ra thành 3 nhóm. Mỗi nhóm cử ra 1 nhóm trưởng và 1 thứ kí

Gv phát phiếu học tập cá nhân trên giấy A4 cho cá nhân làm việc tại nhà

Nhiệm vụ:

Nhóm 1:Trình bày về phân loại cây theo nguồn gốc

Nhóm 2: Trình bày về phân loại cây theo đặc tinh sinh học

Nhóm 3: Trình bày về phân loại cây theo mục đích sử dụng

Tại lớp GV phát PHT nhóm số 2 trên giấy A0

…………..

Tải file tài liệu để xem thêm giáo án Công nghệ 10 sách Cánh diều

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Công nghệ 10 sách Cánh diều (Cả năm) Kế hoạch bài dạy Công nghệ trồng trọt 10 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *