Bạn đang xem bài viết ✅ GDCD 9 Bài 4: Khách quan và công bằng Giáo dục công dân lớp 9 Kết nối tri thức trang 19, 20, 21, 22, 23 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập GDCD 9 Bài 4: Khách quan và công bằng giúp các em học sinh lớp 9 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 19, 20, 21, 22, 23.

Soạn Giáo dục công dân 9 Bài 4 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK giúp các em nắm vững kiến thức. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 4 cho học sinh của mình. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Giải GDCD 9 Kết nối tri thức Bài 4 – Luyện tập

Luyện tập 1

Trong các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ dưới đây, câu nào nói về sự khách quan, công bằng? Câu nào nói về sự thiếu khách quan, công bằng? Vì sao?

Luyện tập 1

Trả lời:

– Những câu ca dao, tục ngữ nói về sự khách quan, công bằng là:

a) Nói có sách, mách có chứng.

d) Quân pháp bất vị thân.

e) Ăn cho đều, kêu cho sòng.

g) Công ai nấy nhớ, tội ai nấy chịu.

– Những câu ca dao, tục ngữ nói về sự thiếu khách quan, công bằng là:

b) Yêu nhau củ ấu cũng tròn/ Ghét nhau thì quả bồ hòn cũng vuông.

c) Nhất bên trọng nhất bên khinh.

Luyện tập 2

Trường hợp nào dưới đây thể hiện/ không thể hiện sự khách quan, công bằng? Vì sao?

a) Vì thấy đa số các bạn ủng hộ ý kiến của T nên M cũng ủng hộ mặc dù biết rằng đó là ý kiến sai.

b) Mặc dù ông B hàng xóm là ân nhân của gia đình V nhưng bố mẹ V vẫn không ủng hộ một số việc làm vi phạm pháp luật của ông.

c) Trong gia đình G, chỉ có mẹ và chị gái G làm công việc nội trợ.

d) P và M chơi thân với nhau. Trong buổi lao động trồng cây ở vườn trường, P đã cố ý phân công cho M công việc nhẹ nhàng.

e) Chị gái của H được cộng điểm ưu tiên vào đại học vì là người dân tộc thiểu số.

g) Mặc dù có sự chênh lệch về nội dung và hình thức giữa tập san của các tổ, K vẫn cho điểm bằng nhau vì không muốn làm mất lòng các bạn ở tổ có tập san kém hơn.

Trả lời:

– Trường hợp a) Hành vi của M thể hiện sự thiếu khách quan, vì: M biết ý kiến của T sai, nhưng M không dũng cảm phản ánh cái sai đó, không dám đưa ra ý kiến của bản thân mà lại dựa theo số đông.

Tham khảo thêm:   Chuyên đề đẳng thức tổ hợp Tài liệu ôn thi HSG Toán THPT

– Trường hợp b) Hành vi của bố mẹ V thể hiện sự khách quan, công bằng. Vì: bố mẹ V đã có sự nhìn nhận, đánh giá các việc làm của ông B một cách khách quan, không để tình cảm riêng tư chi phối.

– Trường hợp c) Đây là biểu hiện của thiếu công bằng. Vì: trong gia đình G đã có sự phân biệt đối xử dựa trên cơ sở giới tính (cụ thể: công việc nội trở chỉ dành cho nữ giới).

– Trường hợp d) P đã có hành vi thiếu công bằng, vì: P đã cố ý phân công công việc nhẹ nhàng cho M (bạn thân của mình).

– Trường hợp e) Việc cộng điểm ưu tiện cho HS dân tộc thiểu số là biểu hiện công bằng. Vì: Đồng bào các dân tộc thiểu số thường sinh sống tại những địa bàn còn nhiều khó khăn về kinh tế; thông tin liên lạc và cơ sở vật chất cho giáo dục còn nhiều thiếu thốn, lạc hậu hơn so với các khu vực khác trong cả nước; mặt khác, do kinh tế khó khăn và nhận thức của một bộ phận đồng bào còn hạn chế, nên nhiều gia đình chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con, em. Do đó, việc nhà nước Việt Nam ban hành và thực hiện một số chính sách ưu tiên đối với học sinh người dân tộc thiểu số có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. Những chính sách ưu tiên này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa,… có thể tiếp tục học tập, lĩnh hội tri thức như mọi công dân khác. Qua đó, góp phần tích cực vào việc nâng cao dân trí, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng trong cả nước.

– Trường hợp g) Hành vi của K là thiếu khách quan và công bằng, vì: K đã đánh giá không đúng sản phẩm của các nhóm, cụ thể: những tập san có chất lượng kém vẫn bằng điểm so với các tập san có chất lượng tốt.

Luyện tập 3

Từ quan niệm “Không có sự khách quan và công bằng, không thể có niềm tin và sự đồng lòng của mọi người”, em hãy viết một đoạn văn và thuyết trình trước lớp về ý nghĩa của sự khách quan, công bằng và tác hại của sự thiếu khách quan, công bằng.

Trả lời:

(*) Tham khảo:

– Ý nghĩa của khách quan, công bằng:

+ Khách quan góp phần quan trọng trong việc xây dựng và duy trì một xã hội công bằng, bình đẳng, dân chủ, văn minh; giúp cá nhân đưa ra được những quyết định đúng đắn, chính xác, cung cấp cơ hội cho cá nhân mở rộng kiến thức và sự hiểu biết của bản thân.

Tham khảo thêm:   Ma trận đề thi học kì 2 lớp 1 năm 2022 - 2023 sách Chân trời sáng tạo Bảng ma trận đề thi học kì 2 lớp 1 môn Toán, Tiếng Việt (3 mức độ)

+ Công bằng có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và duy trì một xã hội bình đẳng, dân chủ, văn minh, đồng thời giúp mỗi cá nhân cảm thấy được tôn trọng,giúp họ tự tin trong cuộc sống.

– Sự thiếu khách quan và công bằng có thể tạo ra nhận thức sai lệch dẫn đến những quyết định sai lầm; làm nảy sinh mâu thuẫn trong các mối quan hệ; làm mất niềm tin và tác động đối với những người bị ảnh hưởng.

>> Tham khảo: Viết đoạn văn về ý nghĩa của sự khách quan, công bằng và tác hại của sự thiếu khách quan

Luyện tập 4

Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống a) H được làm trọng tài trong trận bóng đá giữa hai lớp 9A và 9B. Vì chơi thân với đội trưởng của đội bóng lớp 9A nên H bỏ qua lỗi việt vị của đội này, dẫn tới bàn thua cho đội bóng lớp 9B. Thấy thế, một số bạn của đội bóng lớp 9B đã rời sân khi trận đấu chưa kết thúc.

Em có nhận xét gì về việc làm của bạn H? Theo em, bạn H cần làm gì để đảm bảo tính khách quan, công bằng?

Tình huống b) Làm việc trong một phân xưởng sản xuất cơ khí gia công tư nhân, anh C thắc mắc: các lao động trong xưởng có thời gian lao động và độ vất vả như nhau nhưng mức thu nhập lại khác nhau và cho rằng như vậy là không công bằng.

Bằng hiểu biết về công bằng xã hội, em hãy giải đáp thắc mắc cho anh C.

Trả lời:

Tình huống a)

– Nhận xét: Hành động của bạn H là không đúng và không công bằng. Trọng tài trong một trận đấu bóng đá phải luôn duy trì tính công bằng và khách quan để đảm bảo công lý cho cả hai đội thi đấu.

– Để đảm bảo tính khách quan và công bằng, bạn H cần:

+ Tôn trọng và tuân thủ luật chơi.

+ Đối xử công bằng với cả 2 đội; không phân biệt đối xử dựa trên mối quan hệ cá nhân hoặc bất kì lợi ích nào.

– Trong trường hợp này, để khắc phục hậu quả của việc thiên vị, bạn H cần phải công bố lỗi của mình và công khai xin lỗi cho cả hai đội bóng. Bạn H cũng nên cố gắng không để những mối quan hệ cá nhân ảnh hưởng đến quyết định của mình trong tương lai và đảm bảo rằng mình sẽ tuân thủ nguyên tắc của trọng tài trong mọi trận đấu.

Tình huống b) Em sẽ giải thích với anh C rằng: để đảm bảo công bằng trong mức thu nhập, cần phải xem xét nhiều yếu tố khác nhau, không chỉ dựa vào thời gian làm việc và độ vất vả. Một số yếu tố cần xem xét có thể kể đến như: Trình độ đào tạo, kĩ năng và kinh nghiệm làm việc; Năng suất lao động; Chất lượng sản phẩm làm ra; Thái độ làm việc,…

Tham khảo thêm:   Thông tư 03/2013/TT-BNNPTNT Quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Luyện tập 5

Em hãy kể về một số biểu hiện thiếu khách quan, công bằng trong cuộc sống và đề xuất cách khắc phục phù hợp.

Trả lời:

(*) Tham khảo:

STT

Biểu hiện thiếu khách quan, công bằng

Cách khắc phục

1

Bình chọn cho một bộ phim vì có thần tượng của mình tham gia diễn xuất.

– Trước khi bầu chọn, cần nghiên cứu, xem xét kĩ các tiêu chí đánh giá;

– Thực hiện đánh giá một cách công tâm, không thiên vị

2

Đồng tình với ý kiến/ đề xuất nào đó vì thấy ý kiến/ đề xuất đó được nhiều người ủng hộ

Đưa ra quan điểm riêng (không phụ thuộc vào ý kiến của đa số) khi nhìn nhận, đánh giá các sự vật, hiện tượng.

……………

……………

Giải GDCD 9 Kết nối tri thức Bài 4 – Vận dụng

Vận dụng 1

Em hãy sưu tầm câu chuyện về sự khách quan, công bằng và rút ra bài học cho bản thân.

Trả lời:

(*) Tham khảo: câu chuyện về Hoàng Thái hậu Từ Dũ

Hoàng Thái hậu Từ Dũ (hay Từ Dụ) là vợ của vua Thiệu Trị và là mẹ vua Tự Đức. Có lần, trong dòng họ của bà có người lặn lội từ Gò Công ra kinh đô, dựa vào tình gia tộc ruột thịt, cầu xin bà nhờ vua Tự Đức chiếu cố cho làm thị vệ. Trước lời cầu xin ấy, bà ôn tồn bảo: “Người trong dòng họ của ta, chớ lo là không làm quan được, chỉ sợ bất tài mà thôi. Không có tài, ta có thể giúp cho ít lương tiền chăm lo học tập để tiến thân về sau. Chứ không có công lao đóng góp gì trong việc nước mà bỗng nhiên vào làm thị vệ, được ban chức tước như vậy hóa ra người cùng trong dòng tộc phải ra làm quan hết hay sao?”.

Trước những lời thấu tình đạt lí như thế, nhưng người này vẫn năn nì mãi. Bà thẳng thắn từ chối và bảo với vua Tự Đức: “Người trong họ của mẹ không có công lao gì thì không được ban chức tước. Hễ ai phạm pháp thì cũng bị nghiêm trị như thường để giữ kỉ cương phép nước”. Với quan điểm rõ ràng như vậy, về sau, những người thân thích mới thôi cầu cạnh bà.

(Lê Minh Quốc, 2009, Các vị nữ danh nhân Viêt Nam, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, trang 92)

(*) Bài học rút ra: cần rèn luyện thái độ nhịn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng khách quan, công bằng, bảo vệ lẽ phải.

Vận dụng 2

Em hãy cùng nhóm bạn thiết kế một áp phích tuyên truyền về vai trò của sự công bằng trong xã hội.

Trả lời:

(*) Tham khảo:

Vận dụng 2

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết GDCD 9 Bài 4: Khách quan và công bằng Giáo dục công dân lớp 9 Kết nối tri thức trang 19, 20, 21, 22, 23 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *