Dota Auto Chess là tựa game nhập vai kết hợp thẻ tướng mới nhất trên thị trường và cũng là một trong những game hành động hay nhất hiện nay.
Nếu đang chơi Dota Auto Chess hay từng chơi qua một tựa game thẻ bài nào rồi, bạn chắc sẽ hiểu tầm quan trọng của đội hình trong mỗi trận đấu. Ngoài việc hiểu rõ về các tướng trong game, cũng như kỹ năng của các nhân vật đó thì việc xây dựng đội hình trong Dota Auto Chess cũng là yếu tố quan trọng, góp phần tạo nên chiến thắng của người chơi.
Dota 2
Trong bài sẽ giới thiệu với các bạn cách build đội hình chung theo từng giai đoạn chơi (bắt đầu game, giữa trận, cuối trận) và đưa ra một số gợi ý chi tiết về cách tạo team với một số loại quân cụ thể.
Đội hình cơ bản chơi Dota Auto Chess khi bắt đầu chơi
1. Đội hình đường thẳng
Nếu đang sở hữu nhiều tướng đánh gần (cận chiến), bạn có thể đặt chúng ở những vị trí gần sát với đối phương nhất có thể. Lý do là vì có thể tiết kiệm thời gian chơi, đồng thời các tướng này cũng có thể tận dụng tối đa ưu thế của mình trong khi giao chiến. Cách tốt nhất là xếp quân ở giữa rồi dàn đều sang 2 bên.
Hoặc nếu các nhân vật này có sự chênh lệch về cấp độ (số sao) thì bạn có thể ưu tiên xếp các tướng có sao nhiều hơn lên trên, ít sao hơn ở dưới theo đường ngang, lúc này các tướng có số sao nhiều hơn sẽ sử dụng kỹ năng sớm hơn.
Chiến thuật này tỏ ra khá hiệu quả khi trong đội hình của bạn có Assassins – Sát thủ, nhưng thay vì đặt ở hàng đầu thì nên để những tướng này ở hàng cuối cùng. Điều này không chỉ giúp Assassins có thể nhảy thẳng đến những tướng gây sát thương lớn ở phía sau của đối phương, mà còn giúp bảo vệ chúng khi bị tấn công.
2. Đội hình phòng thủ
Nếu trong đội hình có nhiều tướng thuộc dạng bảo vệ (tanker) và một số tướng có khả năng tấn công tầm xa (tướng tay dài) thì nên chú ý tới việc “bảo kê” cho các tướng này. Ngoài ra, với lợi thế tấn công xa, chúng ta có thể sắp xếp đội hình xa một chút để kéo các tướng địch lại gần, dễ tấn công hơn.
Khi sử dụng đội hình này, tốt nhất nên để các tướng tank ở ngoài cùng, các tướng tay dài bên trong hoặc phía sau. Điều này vừa giúp việc phòng thủ đạt hiệu quả tối đa, đồng thời cũng tận dụng được hiệu quả tấn công từ các tướng sát thương chính. Bạn cũng có thể bố trí một tướng có HP “trâu” nhất, có sức phòng thủ mạnh mẽ nhất ở ngay sát với lính tấn công của đối phương.
Đội hình Dota Auto Chess giữa trận
Giai đoạn giữa trận (hay còn gọi là mid game) là thời điểm chúng ta có thể bỏ qua các tướng sát thương đơn (tay dài hoặc tay ngắn) và các tướng tank. Nhưng đây là lại là lúc phát huy sức mạnh cũng như cần cẩn thận với các tướng có khả năng AOE (các tướng đánh diện rộng, có khả năng gây sát thương lên nhiều tướng trong 1 đòn tấn công).
Thời điểm này trong game cần chú ý các điểm sau:
1. Né các tướng có khả năng AOE tốt
Đương nhiên là sẽ chẳng ai cảm thấy vui khi đối phương chỉ tấn công một lần mà có thể gây ra nhiều thiệt hại lên toàn bộ hoặc nhiều tướng của bạn cùng lúc. Để đối phó với trường hợp này, chúng ta có hai lựa chọn:
Thứ nhất, trong khi sắp xếp đội hình, hãy đặt các tướng quan trọng hoặc có sát thương tốt ở giữa, các tướng có khả năng chống đỡ tốt vào 2 vị trí ở 2 bên đội hình. Cách sắp xếp này có thể làm lạc hướng các sát thương từ tướng có kỹ năng AOE của team bạn, giảm nguy cơ cho bạn.
Thứ hai, hay chia đôi hình của bạn ra thành 2 nhóm khác nhau, nhưng hãy chắc chắn mỗi bên đều có một tướng sát thương và một tướng tanker tốt. Bởi nếu chỉ cần một trong hai bên yếu hơn, trong quá trình chiến đấu, chắc chắn bên yếu hơn sẽ nhanh chóng bị hạ trước, từ đó là lệch sức mạnh và biến đổi trận hình. Chưa kể việc sắp xếp lại chiến thuật thì các đòn AOE sau đó sẽ tập trung và dồn toàn bộ vào nhóm còn lại.
2. Cố gắng sử dụng AOE trước đối thủ
Vì sự lợi hại của AOE là không thể xem thường, nên hãy cố gắng sử dụng kỹ năng này trước đối thủ để chiếm lợi thế. Một số gợi ý cho các bạn là Tidehunter, Disruptor, Kunkka, Enigma và Lone Druid, Lycan đều cần và nên kích hoạt để sử dụng kỹ năng càng sớm càng tốt.
Tuy nhiên, để điều này đạt được hiệu quả tối đa, thì ngoài việc sử dụng AOE, chúng ta cũng cần tính toán để những tướng này có thể trụ được tới khi đến lượt chúng tấn công. Với các tướng có kỹ năng này và ở cấp 2 sao trở lên thì không vấn đề, nhưng nếu là tướng 1 sao thì cần cân nhắc và có thể nghĩ tới hai phương pháp sau:
- Xếp các tướng này sau tanker để giảm thiểu những sát thương phải chịu từ các tướng đối phương (chỉ bị tấn công từ các tướng tay dài) hoặc AOE.
- Có thể xếp tướng này lên phía trước nhưng đi kèm đó sẽ là 2 tướng tank đứng 2 bên, nhằm thu hút các đòn tấn công đối phương.
3. Phản công hiệu quả
Phản công trong Dota Auto Chess không khó nhưng cũng không dễ, bởi chúng ta cần có kinh nghiệm quan sát và phân tích những gì đối phương bày bố. Ví dụ, nếu thấy đối phương có các tướng như Tidehunter, Techies hay Disruptor… thì hãy bố trí các tướng sát thương chính của mình tránh thật xa. Bởi đây đều là các tướng cấp S và S+, nếu không có sát thương cực khủng thì cũng có sức chịu đòn hoặc buff máu “siêu trâu”.
Hoặc nếu thấy đối phương sử dụng các tướng Assassin, thì ngay lập tức bạn cũng bên bố trí ít nhất một tướng tank bên cạnh tướng sát thương để bảo vệ.
Cách xây dựng đội hình chi tiết chơi Dota Auto Chess
Ngoài cách xây dựng đội hình theo từng giai đoạn như trên, chúng ta cũng có thể nghiên cứu và chú ý tới việc sử dụng một số loại quân chính hoặc như một số game thủ chuyên nghiệp, sẽ chọn ra và chỉ chơi một vài tướng tủ nhất định. Tuy nhiên, để làm được điều này, bạn không chỉ cần có một kiến thức chuyên sâu về game, mà còn hiểu tường tận và nhớ được mọi thứ về các nhân vật cũng như cách kết hợp chúng để tạo ra một đội hình tiêu chuẩn, đồng thời linh hoạt thay đổi khi có những thay đổi về mặt nhân sự trong đội hình của chính mình cũng như đối phương.
Còn nếu chưa có nhiều kinh nghiệm hoặc muốn thao khảo một số cách xây dựng đội hình, hãy thử xem qua một số gợi ý về đội hình chơi Dota Auto Chess sau đây:
Đội hình cơ bản với Mech và Goblin
- Thành phần đội, bao gồm:
- Mech – Goblin – Warlock
- Chi tiết số lượng:
- 6 Goblin + 2 Warlock (ban đầu dùng SF và Necro hoặc Venom, sau đó thay thế bằng Enigma)
- Ưu điểm:
- Đây là đội hình được đánh giá là khá cơ bản và dễ chơi. Do nền tảng ban đầu của đội hình này khá “khủng” nên chúng ta có thể thoải mái thử nghiệm một chút trong game
- Có thể tự điều chỉnh đội hình để bổ sung thêm dame hạng nặng như Troll, Kunkka hoặc Tide
- Đây cũng là đội hình có được sự ổn định và đều nhất, đầu game farm khoẻ, clear quái tốt, về “late” cũng vẫn đủ “đô” để end game (có cả Gyro, Techies thì càng tốt)
- Nhược điểm:
- Trừ Tinker ra thì 5 Mech còn lại đều là các tướng xếp hạng từ A tới S+
- Nếu trong quá trình chơi mà cũng gặp đúng người biuld theo cách này, trận đấu sẽ khá tốn thời gian
- Không có AOE và Dame
Đội hình Top Tier kết hợp Troll
- Thành phần đội, bao gồm:
- 4 Troll + Knight/Warrior/Warlock
- Ưu điểm:
- Đội hình với chiến thuật này khá mạnh và được đánh giá cao trong các Top Tier của game hành động Dota Auto Chess
- Có Attack Speed nhanh. Không chỉ tăng tốc độ đánh mà còn tăng cả regen
- Sử dụng Troll giúp tăng tốc độ và tỷ lệ hồi máu nhanh, nhiều hơn các lớp nhân vật khác
- Nhược điểm:
- Khá khó sử dụng và yêu cầu người chơi cần có kinh nghiệm lên đồ
- Hai đơn vị lính Troll không thực sự mạnh (Shaman và Batrider)
- Cần thời gian câu kéo cho tới khi có đủ cả 4 Troll để hoàn tất đội hình ưu việt này
Đội hình Warrior
- Thành phần đội, bao gồm:
- 9 Warrior kết hết các tướng Tide (hoặc thay Tide bằng Tiny tank, Enigma)
- Đặc điểm:
- Đội hình này được ví như một cỗ xe tăng trong game Dota Auto Chess. Không chỉ cực kỳ “trâu bò” suốt từ đầu tới khi end game mà còn có khả năng kết thúc cả các combo kết hợp rộng nhất game
- Cũng từ lý do trên mà đội hình Warrior cũng có khả năng biến hoá vô cùng linh hoạt, có thể kết hợp và sử dụng cùng lúc nhiều loại tướng, nhiều kỹ năng cũng như chủng hệ khác nhau như Kunkka, Doom và Troll
- Vừa chống đỡ tốt trước Troll Warrior, khắc chế team toàn tank, vừa đủ mạnh mẽ đế đối đầu hiệu quả với Assassin hoặc Mage
Đội hình Assassin
Ưu điểm:
- Assassin là dạng đội hình được đánh giá là khá mạnh mẽ nhưng cũng khá hên xui. Nếu may mắn, bạn có thể ép các tướng chính của đối phương phải xuất trận sớm, thậm chí có thể xử lý cả hàng line, tiêu diệt các Mage, Demon một cách đơn giản.
Nhược điểm:
- Là đội hình bị phụ thuộc nhiều vào level của 4 tướng chính. Cần ít nhất 2 hoặc thậm chí 3/4 tướng của đội hình này lên được level 3 và sở hữu lượng item tương đối.
- Đội hình Assassin bị khắc chế bởi dạng đội hình Warriors có Doom, Kk hoặc Jug.
Ngoài những đội hình được giới thiệu trong bài này, chúng ta còn có thể thử với đội hình Mage, Druid hoặc Knight. Tuy nhiên, đây đều là những đội hình cũ, dù mạnh nhưng không có tính ổn định cao.
Sau tất cả những giới thiệu và gợi ý bên trên, Wikihoc.com vẫn muốn nhấn mạnh một điều, đây chỉ là những tham khảo, hướng dẫn mang tính chất gợi ý cho tân thủ. Còn trên thực tế, không có vị tướng nào mà mạnh mẽ nhất cũng như không bao giờ có đội hình hoàn hảo nhất.
Điểm cốt lõi là chúng ta hiểu vấn đề, biến hoá linh hoạt, và sử dụng thành thục các tướng, kết hợp sức mạnh của chúng tương ứng với sự thay đổi của đối phương. Đó mới chính là kế sách hoàn hảo nhất cho Dota Auto Chess nói riêng và game thẻ tướng nói chung.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Dota Auto Chess: Một số đội hình cho người chơi mới của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.