Bạn đang xem bài viết ✅ Đọc: Chuyện một người thầy – Tiếng Việt 5 Cánh diều Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều tập 1 Bài 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Soạn bài Chuyện một người thầy giúp các em học sinh lớp 5 nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 5 tập 1 Cánh diều trang 9, 10. Qua đó, cũng hiểu rõ hơn ý nghĩa bài Tập đọc Chuyện một người thầy – Bài 1: Trẻ em như búp trên cành.

Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Bài đọc 2: Chuyện một người thầy – Chủ điểm Măng non theo chương trình mới cho học sinh của mình. Mời thầy cô và các em tải miễn phí bài viết dưới đây của Wikihoc.com để chuẩn bị thật tốt cho tiết đọc này.

Soạn Tiếng Việt 5 tập 1 Cánh diều trang 9, 10

Bài đọc

Chuyện một người thầy

Năm 1962, lần đầu tiên có một nhà giáo được Chủ tịch Hồ Chí Minh phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động. Đó là thầy Nguyễn Văn Bôn, năm ấy vừa tròn 25 tuổi.

Thầy Bôn xung phong lên dạy học ở xã Mù Cả, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu từ những ngày cả xã không một ai biết tiếng phổ thông. Thầy tự tay đắn gỗ dựng một lớp học, có đủ bàn ghế cho 40 học sinh.

Tham khảo thêm:   Ngân hàng câu hỏi tập huấn Đạo đức lớp 2 sách Cánh diều Đáp án 15 câu trắc nghiệm tập huấn SGK lớp 2 môn Đạo đức

Ngày khai giảng, cả lớp chỉ có một hộp phấn và một quyển sách vỡ lòng. Thầy viết lên bảng, tiếng trẻ đọc vang khắp bản, người lớn cũng tò mò kéo đến xem. Những buổi học đầu tiên, chưa có giấy bút, các em tập viết vào tàu lá chuối bằng những chiếc bút gỗ tự tạo. Thầy nhặt bưởi rừng về làm bóng cho các em chơi; dạy các em múa, hát, diễn kịch; tổ chức cho các em làm nương,bán thóc lấy tiền mua sắm đồ dùng. Dần dần, trường mua được ra đi ô, máy nghe đĩa, đèn chiếu, rồi mua cả trâu bò làm nương. Đội văn nghệ của trường được mời đi diễn ở nhiều nơi.

Để giúp dân xóa nạn mù chữ, thầy Bôn đề nghị mỗi bản chọn ra một, hai thanh niên đến học rồi về dạy cho những người khác. Người dân bận đi chăn trâu, không đến lớp được, thầy Bôn tổ chức viết chữ lên lưng trâu cho họ học. Chính nhờ những nỗ lực đó, năm 1963, Mù Cả là xã duy nhất ở rẻo cao phía Bắc được công nhận là xã xóa xong nạn mù chữ. Học trò của thầy Bôn sau này có nhiều người thành đạt, có những cống hiến quan trọng cho miền phên giậu của Tổ quốc.

Đọc hiểu

Câu 1: Thầy Nguyễn Văn Bôn gặp những khó khăn gì ở nơi dạy học?

Trả lời:

Thầy Bôn gặp những khó khăn ở nơi dạy học như:

Tham khảo thêm:   Biên bản chứng nhận Ban hành kèm theo Thông tư 166/2013/TT-BTC quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế

+ Là khu vực vùng núi, ở đây cả xã không có ai biết tiếng phổ thông, không có lớp học, cả lớp chỉ có một hộp phấn và một quyển sách, học sinh không có bút vở phải viết bằng lá chuối và bút gỗ tự tạo.

Câu 2: Thầy Bôn đã làm gì để vượt qua khó khăn tổ chức dạy học?

Trả lời:

Thầy đã tự tay dẫn gỗ dựng một lớp học, có đủ bàn ghế cho 40 học sinh, thầy viết lên bảng để học sinh quan sát bài, thầy nhặt bưởi rừng về làm bóng cho các em chơi, dạy các em múa hát, diễn kịch, tổ chức cho các em làm nương bán thóc lấy tiền mua đồ dùng

Câu 3: Theo em, những đóng góp của thầy Bôn nêu ở đoạn 3 có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

Những đóng góp của thầy Bôn ở đoạn 3 đã giúp cho Mù Cả là xã duy nhất ở rẻo cao phía Bắc được công nhận là xã xóa xong nạn mù chữ, Học trò của thầy Bôn sau này có nhiều người thành đạt có những cống hiến quan trọng cho miền phên giậu của Tổ quốc

Câu 4: Câu chuyện trên nói lên điều gì về sự chăm sóc của các thầy cô đối với trẻ em?

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đọc: Chuyện một người thầy – Tiếng Việt 5 Cánh diều Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều tập 1 Bài 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Tham khảo thêm:   Thông tư 166/2013/TT-BTC Quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *