Bạn đang xem bài viết ✅ Nghị định quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Nghị định số 55/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.

CHÍNH PHỦ

——

Số: 55/2012/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_________________________

Hà Nội, ngày 28 tháng 06 năm 2012

NGHỊ ĐỊNH

quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập

___________

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập; phân loại đơn vị sự nghiệp công lập.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Nghị định này áp dụng đối với các đơn vị sự nghiệp công lập sau:

Tham khảo thêm:   Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT Chuyên tỉnh Đồng Tháp - Môn Lịch sử (năm học 2012 - 2013) Đề thi vào lớp 10

a) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

b) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập;

c) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh;

d) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);

đ) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

e) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện).

2. Nghị định này không áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp công lập sau:

a) Các cơ quan thuộc Chính phủ;

b) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc doanh nghiệp Nhà nước;

c) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội.

Điều 3. Điều kiện thành lập, tổ chức lại, giải thể

1. Điều kiện thành lập đơn vị sự nghiệp công lập

a) Xác định cụ thể mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ;

b) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu có);

Tham khảo thêm:   Phân biệt từ ghép và từ láy Cách phân biệt từ ghép và từ láy

c) Có trụ sở làm việc hoặc đề án quy hoạch cấp đất xây dựng trụ sở đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (trường hợp xây dựng trụ sở mới); trang thiết bị cần thiết ban đầu; nguồn nhân sự và kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật.

2. Điều kiện tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập

a) Thực hiện việc điều chỉnh về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị sự nghiệp công lập;

b) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu có).

3. Điều kiện giải thể đơn vị sự nghiệp công lập

Việc giải thể đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện khi có một trong các điều kiện sau:

a) Không còn chức năng, nhiệm vụ;

b) Ba năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ hoặc hoạt động không có hiệu quả theo đánh giá của cơ quan có thẩm quyền thành lập;

c) Theo yêu cầu sắp xếp về tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập để phù hợp với quy hoạch mạng lưới tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nghị định quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Tham khảo thêm:   Đề thi khảo sát chất lượng thi Đại học tỉnh Vĩnh Phúc môn Toán khối A, A1 Năm học 2012 - 2013

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *