Bạn đang xem bài viết ✅ Địa lí 12 Bài 4: Thực hành: Viết báo cáo về sự phân hóa tự nhiên Việt Nam Soạn Địa 12 Kết nối tri thức trang 27 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập SGK Địa lí 12 trang 27 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 12 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 4: Thực hành viết báo cáo về sự phân hóa tự nhiên Việt Nam thuộc Phần 1: Địa lí tự nhiên.

Soạn Địa lí 12 Kết nối tri thức Bài 4 các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi bài học, luyện tập, vận dụng. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Địa lí 12 Bài 4: Thực hành viết báo cáo về sự phân hóa tự nhiên Việt Nam

1. Nội dung

– Thu thập tài liệu về sự phân hóa tự nhiên Việt Nam.

– Viết và trình bày báo cáo về sự phân hóa tự nhiên nước ta.

2. Nguồn tư liệu

– Nội dung bài 1, 2, 3

– Thông tin thu thập từ sách, báo, internet,… liên quan đến nội dung báo cáo.

Tham khảo thêm:   Mẫu đơn xin di chuyển đồng hồ nước Đơn xin di dời đồng hồ nước mới nhất

3. Gợi ý thực hiện

– Lựa chọn một thành phần tự nhiên: địa hình hoặc khí hậu hoặc sinh vật, viết báo cáo về sự phân hóa của thành phần tự nhiên đã lựa chọn theo chiều bắc – nam hoặc theo độ cao địa hình.

– Gợi ý cấu trúc báo cáo:

Gợi ý cấu trúc báo cáo

Trả lời:

SỰ PHÂN HÓA KHÍ HẬU VIỆT NAM

1. Giới thiệu chung

Thiên nhiên nước ta có sự phân hóa theo chiều bắc – nam, trong đó có sự phân hóa khí hậu theo chiều bắc năm, theo đó khí hậu nước ta được phân hóa thành 2 phần đó là phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam với chế độ nhiệt và sự phân mùa khác nhau. Sự phân hóa này có ảnh hưởng lớn đến sự phân hóa trong phát triển kinh tế – xã hội ở nước ta.

2. Sự phân hóa

– Biểu hiện:

+ Phần lãnh thổ phía Bắc có khí hậu đặc trưng là Khí hậu đặc trưng là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa đông lạnh. Nhiệt độ TB năm trên 20°C. Do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên có một mùa đông lạnh với 2 – 3 tháng nhiệt độ TB dưới 18°C, biên độ nhiệt TB năm cao.

+ Phần lãnh thổ phía Nam: khí hậu mang sắc thái của khí hậu cận xích đạo gió mùa, có nền nhiệt độ cao, trung bình năm trên 25°C, biên độ nhiệt không quá 4 – 5°C. Khí hậu phân thành 2 mùa mưa và khô.

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi học kì 1 môn Toán 4 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo 3 Đề thi cuối kì 1 Toán lớp 4 (Có ma trận, đáp án)

– Nguyên nhân:

+ Do lãnh thổ Việt Nam kéo dài trên nhiều vĩ tuyến, càng về phía Nam càng nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn hơn, nền nhiệt độ cao hơn.

+ Do bức chắn địa hình dãy Bạch Mã đã ngăn cản sự ảnh hưởng của khối khí lạnh gió mùa đông bắc tràn xuống phía Nam.

– Ý nghĩa: sự phân hóa khí hậu theo chiều bắc – nam đã gây ra những ảnh hưởng tới quy hoạch sản xuất, hướng chuyên môn hóa sản xuất, nhất là đối với sản xuất nông nghiệp giữa phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam.

+ Phần lãnh thổ phía Bắc do có khí hậu có một mùa đông lạnh nên có thế phát triển những vùng trồng cây công nghiệp, cây ăn quả cận nhiệt đới (chè, hồi, quế, đào, lê, mận,…). Còn phần lãnh thổ phía Nam với khí hậu cận xích đạo và ưu thế về đất phù hợp phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp nhiệt đới như (cà phê, cao su, hồ tiêu, điều,…).

+ Trong đời sống dân cư, đối với phần lãnh thổ phía Bắc có một mùa đông lạnh đã gây ra những khó khăn trong sinh hoạt và sản xuất, những đợt rét đậm, rét hại, sương muối còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoa màu và chăn nuôi. Riêng với hoạt động du lịch biển của phần lãnh thổ phía Bắc vào mùa đông gần như phải ngưng trệ hoàn toàn. Ngược lại khí hậu của phần lãnh thổ Phía Nam điều hòa và dễ chịu, nên mọi hoạt động sinh hoạt sản xuất của người dân kể cả hoạt động du lịch biển đều có thể diễn ra quanh năm.

Tham khảo thêm:   Tổng hợp giftcode và cách nhập code Dragon Hunters: Người Săn Rồng

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Địa lí 12 Bài 4: Thực hành: Viết báo cáo về sự phân hóa tự nhiên Việt Nam Soạn Địa 12 Kết nối tri thức trang 27 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *