Bạn đang xem bài viết ✅ KHTN Lớp 7 Bài 20: Từ trường Trái Đất – Sử dụng la bàn Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo trang 98 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 20: Từ trường Trái Đất – Sử dụng la bàn giúp các em học sinh lớp 7 nhanh chóng trả lời các câu hỏi SGK Khoa học tự nhiên 7Chân trời sáng tạo trang98, 99, 100, 101.

Với lời giải Khoa học tự nhiên 7 chi tiết từng phần, từng bài tập, các em dễ dàng ôn tập, củng cố kiến thức Bài 20 Chủ đề 6: Từ. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng tham khảo bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Giải câu hỏi Luyện tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo bài 20

Kim la bàn có chỉ đúng hướng bắc địa lí không? Vì sao?

Tham khảo thêm:   Văn khấn giao thừa tại công ty, cơ quan

Trả lời:

Kim la bàn chỉ gần đúng với hướng bắc chứ không trùng khớp hoàn toàn với cực Bắc của trục Trái Đất vì nó còn bị ảnh hưởng bởi từ trường của Trái Đất (trục quay của Trái Đất và trục từ không trùng nhau).

Giải câu hỏi thảo luận Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo bài 20

Câu 1

Trả lời câu hỏi đã nêu ở đầu bài: Vì sao thanh nam châm khi treo tự do luôn chỉ hướng bắc – nam?

Trả lời:

Do Trái Đất cũng được coi là một nam châm khổng lồ nên khi đặt nam châm tự do, xa nam châm hoặc vật liệu có tính chất từ khác thì kim nam châm vẫn luôn nằm cân bằng theo hướng của Trái Đất (hướng Bắc – Nam).

Câu 2

Trên Hình 20.3, độ mạnh của từ trường giảm dần theo thứ tự các màu sắc như sau: đỏ, vàng, lục, lam, lơ. Việt Nam nằm trong vùng có từ trường mạnh hay yếu.

Hình 20.3

Trả lời:

Ta thấy rằng Việt Nam nằm trong vùng có màu vàng nên Việt Nam có từ trường mạnh

Câu 3

Quan sát Hình 20.4:

Hình 20.4

a) Đường sức từ của Trái Đất có những điểm nào giống với đường sức từ của một nam châm thẳng?

b) Hãy chỉ rõ các cực địa từ và cực địa lí trên Hình 20.4. Nhận xét chúng có trùng nhau không?

Trả lời:

a) Đường sức từ của Trái Đất có điểm giống với đường sức từ của nam châm thẳng là đều có chiều đi ra từ cực Bắc và đi vào cực Nam

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi học kì 2 lớp 4 năm học 2015 - 2016 Tổng hợp đề thi học kì II lớp 4 có đáp án

b) Hình 20.4 cho thấy:

  • Cực Bắc địa từ và cực Nam địa từ nằm trên trục từ của Trái Đất
  • Cực Bắc địa lí và cực Nam địa lí nằm trên trục quay của Trái Đất.

Trục từ và trục quay của Trái Đất không trùng nhau.

Câu 4

Vì sao khi sử dụng la bàn, ta phải để la bàn xa các nam châm hoặc vật có từ tính

Trả lời:

La bàn sử dụng kim nam châm để xác định hướng.

Nếu để gần la bàn với nam châm hoặc vật có từ tính thì la bàn sẽ tương tác với nam châm hoặc có từ tính. Như vậy la bàn sẽ không xác định đúng hướng nữa.

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo bài 20

Bài 1

Nêu một số hiện tượng chứng tỏ Trái Đất có từ trường.

Trả lời:

Treo nam châm tự do trên sợi dây được cố định trên giá đỡ, khi đứng yên nam châm chỉ đúng duy nhất một chiều, dù có tác động như thế nào đi chăng nữa thì khi đứng yên, nam châm lại trở về vị trí cũ ban đầu.

Bài 2

Quan sát Hình 20.4, em hãy cho biết độ lớn của từ trường Trái Đất tại xích đạo lớn hơn, nhỏ hơn hay bằng với độ lớn của nó tại Bắc cực? Giải thích.

Trả lời:

Từ trường Trái Đất tại xích đạo nhỏ hơn độ lớn của nó tại Bắc cực.

Tham khảo thêm:   Giáo án Sinh học 12 năm 2023 - 2024 Kế hoạch bài dạy Sinh 12

Quan sát hình vẽ, ta thấy số đường sức từ tại xích đạo thưa hơn so với số đường sức từ tại cực Bắc nên từ trường Trái Đất tại xích đạo nhỏ hơn độ lớn của nó tại Bắc cực.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN Lớp 7 Bài 20: Từ trường Trái Đất – Sử dụng la bàn Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo trang 98 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *