Giải bài tập SGK Địa lí 7 trang 176, 177, 178, 179, 180 sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 7 xem gợi ý trả lời toàn bộ các câu hỏi phần nội dung bài học, luyện tập và vận dụng của Bài 23: Thiên nhiên châu Nam Cực – Chương 6: Châu Nam Cực.
Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án bài 23 chương 6 phần Địa lí trong sách giáo khoa Lịch sử – Địa lí 7 Chân trời sáng tạo theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:
Trả lời câu hỏi nội dung Bài 23 Địa lí 7 Chân trời sáng tạo
1. Đặc điểm tự nhiên
Dựa vào hình 23.1, hình 23.2, và thông tin trong bài, em hãy cho biết đặc điểm nổi bật của địa hình bề mặt châu Nam Cực.
Trả lời:
– Đặc điểm nổi bật của địa hình bề mặt châu Nam Cực:
- Địa hình châu lục giống một cao nguyên băng khổng lồ cao ở trung tâm, thấp dần ra ngoài rìa lục địa.
- Ngoài ra còn có các băng thềm lục địa.
2. Kịch bản về sự thay đổi thiên nhiên châu Nam Cực khi có biến đổi khí hậu toàn cầu
Quan sát hình 23.6 và dựa vào thông tin trong bài, em hãy nêu kịch bản về sự thay đổi thiên nhiên châu Nam Cực khi có biến đổi khí hậu toàn cầu.
Trả lời:
Kịch bản về sự thay đổi thiên nhiên châu Nam Cực khi có biến đổi khí hậu toàn cầu:
- Nhiệt độ trung bình cuối thế kỉ XXI tăng 1,10C – 2,60C (dao động 2,60C- 4,80C) so với trung bình thời kỳ 1986 – 2005. Mực nước biển toàn cầu tăng, lượng mưa và các hiện tượng thời tiết cực đoan tăng. Nhiệt độ trái đất tăng, băng ở Nam Cực tan chảy, vỡ ra tạo ra các núi băng trôi gây nguy hiểm cho tàu thuyền qua lại. Môi trường sống của chim cánh cụt bị thu hẹp, làm giảm số lượng.
- Băng tan làm giảm độ mặn của nước biển, ảnh hưởng môi trường sống của sinh vật biển. Các loài tảo, rêu phát triển làm thay đổi cảnh quan môi trường. Thực vật hấp thụ ánh nắng làm nhiệt độ tăng lên khiến băng tan nhanh hơn.
Giải Luyện tập – Vận dụng Địa lí 7 Bài 23
Luyện tập 1
Lập sơ đồ tóm tắt những đặc điểm chính của thiên nhiên châu Nam Cực.
Trả lời:
Luyện tập 2
Giải thích vì sao châu Nam Cực được gọi là hoang mạc lạnh của thế giới.
Trả lời:
Châu Nam Cực được gọi là hoang mạc lạnh của thế giới vì:
- Khí hậu giá lạnh, khắc nghiệt, nhiệt độ thấp nhất xuống tới -700C.
- Cả châu lục được bao phủ bởi lớp băng dày (trung bình dày 1720 m).
- Rất ít sinh vật có thể sinh sống được.
Vận dụng
Đặc điểm nào về tự nhiên của châu Nam Cực làm em ấn tượng nhất. Hãy thu thập thêm thông tin về điểm ấy.
Trả lời:
(*) Sưu tầm tư liệu về sinh vật sống ở châu Nam Cực:
Cánh cụt hoàng đế là loại chim lớn nhất và nặng nhất trong số tất cả những loài cánh cụt sinh sống và đặc hữu ở Châu Nam Cực. Con trống và con mái có bộ lông và kích thước tương tự nhau, chiều cao đạt tới 122 cm và cân nặng từ 22 đến 45 kg. Đầu và lưng chúng màu đen, bụng và chân màu trắng, ngực màu vàng nhạt và tai màu vàng tươi.
Cá voi sát thủ có thể coi là một trong số những loài động vật ăn thịt hung dữ nhất đại dương. Không những sở hữu cơ thể to lớn, khổng lồ, cá voi sát thủ còn là loài động vật vô cùng thông minh khi đi săn mồi, đặc biệt là những lúc làm việc theo nhóm. Chúng có kích thước khá lớn, một con đực trưởng thành thường dài từ 6 – 8m và nặng tới hơn 6 tấn. Con cái nhỏ hơn, dài khoảng 5 – 7m, với cân nặng từ 3 đến 4 tấn. Trong khí đó, con non mới sinh nặng khoảng 180kg, và dài chừng 2,4 m.
Hải cẩu Weddel có cấu tạo cơ thể thuôn dài, không có tai ngoài, chân màng sau chĩa về phía sau và không thể xoay về phía trước. Xương sống mềm dẻo giúp hải cẩu dễ uốn lượn, nhào lộn trong nước. Xương chân ngắn, xương ngón chân dài giống như hình mái chèo. Khi bơi, chúng vỗ mạnh 2 chân sau vào nhau và quẫy sang 2 bên. Khi trên cạn, chúng không thể đi bằng chân mà chỉ trườn bằng bụng.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Địa lí 7 Bài 23: Thiên nhiên châu Nam Cực Soạn Địa 7 trang 176 sách Chân trời sáng tạo của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.