Bạn đang xem bài viết ✅ Địa lí 12 Bài 11: Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Soạn Địa 12 Cánh diều trang 58, 59, 60, 61 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập SGK Địa lí 12 trang 58, 59, 60, 61 sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 12 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 11: Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp thuộc Chương 3: Địa lí các ngành kinh tế – Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.

Soạn Địa lí 12 Cánh diều Bài 11 các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi bài học, luyện tập, vận dụng. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Trả lời câu hỏi Địa 12 Cánh diều Bài 11

I. Trang trại

Dựa vào thông tin bài học, hãy phân tích hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trang trại ở nước ta.

Trả lời:

– Trang trại là những hộ sản xuất hàng hóa quy mô lớn, đáp ứng tiêu chí nhất định về quy mô sản xuất và sản lượng hàng hóa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và sản xuất muối.

– Phân thành 2 nhóm: trang trại nông nghiệp chuyên ngành và trang trại nông nghiệp tổng hợp.

– Năm 2021, cả nước có gần 23,8 nghìn trang trại; trang trại nông nghiệp và trang trại chăn nuôi chiếm tỉ trọng lớn nhất (57,8%), trang trại trồng trọt (27,4%). Tập trung ở Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ.

– Hiện nay có sự chuyển hướng tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp hơn với nhu cầu thị trường; áp dụng khoa học – công nghệ và tiến bộ kĩ thuật, công nghệ cao vào sản xuất; nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa và thu nhập, tạo ra giá trị sản lượng lớn cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Thảo luận về một vấn đề văn học có ý kiến khác nhau - Kết nối tri thức 10 Ngữ văn lớp 10 trang 66 sách Kết nối tri thức 2

II. Vùng chuyên canh

Dựa vào thông tin bài học, hãy phân tích hình thức vùng chuyên canh ở nước ta.

Trả lời:

– Là vùng sản xuất nông nghiệp tập trung về địa lí để phát triển một hoặc một số loại cây trồng, vật nuôi, thủy sản cho năng suất cao, phù hợp các điều kiện sinh thái nông nghiệp của từng địa phương.

– Áp dụng đồng bộ cơ giới hóa, các biện pháp kĩ thuật tiên tiến, các tiêu chuẩn để sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng, gắn với tiêu thụ sản phẩm.

– Phát triển vùng chuyên canh sản xuất quy mô lớn cho phép khai thác tối đa điều kiện sinh thái nông nghiệp mỗi vùng, tạo các vùng nguyên liệu lớn, đảm bảo sản lượng và chất lượng với yêu cầu cao của thị trường trong nước và quốc tế. Góp phần phân bố lại lao động, chuyên môn hóa lao động, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động ở nông thôn.

– Các vùng chuyên canh khá đa dạng: vùng trồng trọt, vùng chăn nuôi, vùng thủy sản; cả nước hình thành 6 vùng chuyên canh.

III. Vùng nông nghiệp

Dựa vào thông tin và hình 10.2, hãy phân tích về các vùng nông nghiệp ở nước ta.

Hình 10.2

Trả lời:

– Vùng nông nghiệp (vùng sinh thái nông nghiệp) là vùng sản xuất nông nghiệp tập trung các đặc trưng riêng về điều kiện sinh thái, kinh tế – xã hội, hướng sản xuất chuyên môn hóa.

– Cả nước hiện có 7 vùng sinh thái nông nghiệp:

Vùng

Điều kiện sinh thái và kinh tế – xã hội

Hướng chuyên môn hóa

Trung du và miền núi Bắc Bộ

– Núi, cao nguyên, đồi thấp.

– Đất fe-ra-lit đỏ vàng, đất phù sa cổ bạc màu.

– Khí hậu cận nhiệt đới, ôn đới trên núi, có mùa đông lạnh.

– Mật độ dân số tương đối thấp. Người dân có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp.

– Trung du có các cơ sở công nghiệp chế biến, điều kiện giao thông tương đối thuận lợi; vùng núi còn nhiều khó khăn.

– Trồng trọt: chè, cây ăn quả, lúa, đặc sản cây dược liệu, rau và hoa.

– Chăn nuôi: gia súc ăn cỏ (trâu, bò, dê, ngựa)

– Lâm nghiệp: trồng rừng sản xuất.

– Thủy sản: nuôi các loài thủy sản nước lạnh (cá hồi, cá tầm)

Đồng bằng sông Hồng

– ĐB châu thổ nhiều ô trũng được bồi đắp bởi phù sa sông Hồng và sông Thái Bình.

– Có mùa đông lạnh

– Mật độ dân số cao nhất cả nước. Người dân có kinh nghiệm thâm canh lúa nước.

– Mạng lưới đô thị dày đặc; các thành phố lớn tập trung nhiều cơ sở chế biến với công nghệ cao.

– Trồng trọt: lúa chất lượng, rau, hoa, cây cảnh, cây ăn quả.

– Chăn nuôi: lợn, gia cầm, bò.

– Lâm nghiệp: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.

– Thủy sản: cá biển, tôm, nhuyễn thể, rong biển.

Bắc Trung Bộ

– ĐB hẹp ven biển với đất phù sa là chủ yếu, vùng đồi trước núi có đất fe-ra-lít.

– Thường xảy ra thiên tai (bão, lụt, hạn hán)

– Có nhiều đô thị vừa và nhỏ, chủ yếu ở dải ven biển. Có một số cơ sở công nghiệp chế biến.

– Trồng trọt: lạc, mía, cây ăn quả.

– Chăn nuôi: bò sữa, lợn, gia cầm.

– Lâm nghiệp: rừng phòng hộ, rừng sản xuất.

– Thủy sản: tôm, nhuyễn thể, cá biển, rong biển.

Duyên hải Nam Trung Bộ

– ĐB hẹp ven biển đất phù sa khá màu mỡ.

– Nhiều vùng biển thuận lợi nuôi trồng thủy sản.

– Dễ bị hán hán vào mùa khô.

– Có nhiều đô thị dọc theo dải ven biển.

– Điều kiện giao thông vận tải thuận lợi.

– Trồng trọt: lúa, mía, dừa, cây ăn quả.

– Chăn nuôi: bò, lợn, dê, cừu.

– Lâm nghiệp: rừng phòng hộ.

– Thủy sản: tôm, nhuyễn thể, cá biển, rong biển.

Tây Nguyên

– Các cao nguyên ba dan rộng lớn, ở các độ cao khác nhau.

– Khí hậu phân 2 mùa mưa – khô rõ rệt, mùa khô thiếu nước.

– Công nghiệp chế biến bước đầu có sự đầu tư phát triển.

– Điều kiện giao thông khá thuận lợi.

– Trồng trọt: cà phê, hồ tiêu, cao su, chè, sản xuất hoa, rau, cây ăn quả.

– Chăn nuôi: lợn, gia cầm, bò.

– Lâm nghiệp: rừng phòng hộ, rừng sản xuất, lâm sản ngoài gỗ.

– Thủy sản: cá, tôm nước ngọt và các loài cá nước lạnh.

Đông Nam Bộ

– Các vùng đất ba dan và đất xám phù sa cổ rộng lớn, khá bằng phẳng.

– Vùng ven biển và một số vùng trũng có khả năng nuôi trồng thủy sản.

– Thiếu nước về mùa khô.

– Có các thành phố lớn, tập trung nhiều cơ sở công nghiệp chế biến với dây chuyền công nghệ hiện đại.

– Điều kiện giao thông phát triển.

– Trồng trọt: cao su, điều, hồ tiêu, cà phê, mía, sắn và cây ăn quả.

– Chăn nuôi: lợn, bò sữa.

– Lâm nghiệp: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.

– Thủy sản: cá biển, tôm, nhuyễn thể, cá rô phi, cá da trơn, cá cảnh,…

Đồng bằng sông Cửu Long

– Các dải phù sa ngọt, các vùng đất phèn, đất mặn.

– Vịnh biển nông, ngư trường rộng.

– Các vùng rừng ngập mặn có tiềm năng để nuôi trồng thủy sản.

– Có mạng lưới đô thị vừa và nhỏ, có nhiều cơ sở công nghiệp chế biến.

– Mạng lưới giao thông ngày càng hoàn thiện.

– Trồng trọt: lúa chất lượng cao, rau đậu, cây ăn quả.

– Chăn nuôi: vịt biển, bò thịt, ong, chim yến.

– Lâm nghiệp: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.

– Thủy sản: cá tra và tôm.

Tham khảo thêm:   Đoạn văn tiếng Anh về lợi ích và tác hại của Facebook (5 Mẫu) Viết đoạn văn tiếng Anh hay nhất

Giải Luyện tập – Vận dụng Địa lý 12 Cánh diều Bài 11

Luyện tập

Hãy vẽ sơ đồ khái quát vai trò của vùng chuyên canh đối với kinh tế – xã hội và môi trường.

Trả lời:

Sơ đồ

Vận dụng

Hãy thu thập tài liệu, viết báo cáo ngắn về một loại hình trang trại ở địa phương em.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Địa lí 12 Bài 11: Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Soạn Địa 12 Cánh diều trang 58, 59, 60, 61 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *