Quyết định số 52/2010/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: Về chính sách hỗ trợ pháp lý nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo giai đoạn 2011 – 2020.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: 52/2010/QĐ-TTg |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 18 tháng 08 năm 2010 |
QUYẾT ĐỊNH
Về chính sách hỗ trợ pháp lý nhằm nâng cao nhận thức,
hiểu biết pháp luật cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số
tại các huyện nghèo giai đoạn 2011 – 2020
—————-
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi áp dụng
Quyết định này quy định chính sách hỗ trợ pháp lý nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo giai đoạn 2011 – 2020 theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ (sau đây gọi là Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Đối tượng được hưởng hỗ trợ pháp lý bao gồm:
1. Người nghèo.
2. Đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP.
Điều 3. Các nội dung chính sách hỗ trợ pháp lý
1. Thực hiện hỗ trợ pháp lý trực tiếp cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo.
2. Tăng cường năng lực cho các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý, Tư pháp xã, Tổ hòa giải để trực tiếp thực hiện hỗ trợ pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo.
Điều 4. Các hoạt động để thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý
1. Các hoạt động hỗ trợ pháp lý trực tiếp cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số:
a) Cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số bằng các hình thức sau đây:
– Tư vấn pháp luật;
– Tham gia tố tụng;
– Đại diện ngoài tố tụng;
– Các hình thức trợ giúp pháp lý khác theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý.
b) Tổ chức các đợt trợ giúp pháp lý lưu động về các xã thuộc các huyện nghèo để cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số;
c) Tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý để giải quyết những vướng mắc pháp luật, cung cấp thông tin pháp lý nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã thuộc các huyện nghèo;
d) Tổ chức sinh hoạt các Tổ hòa giải để giải quyết các tranh chấp nhỏ trong cộng đồng dân cư;
đ) Phổ biến, giáo dục và truyền thông pháp luật cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thông qua các hoạt động: sinh hoạt chuyên đề pháp luật; tổ chức lớp học pháp luật buổi tối; in ấn, phát hành miễn phí tờ gấp pháp luật và băng cát xét, đĩa CD bằng tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số; lồng ghép nội dung pháp luật vào sinh hoạt văn hóa, lễ hội dân tộc và các hoạt động khác phù hợp với phong tục địa phương để nâng cao hiểu biết và ý thức pháp luật cho người được trợ giúp pháp lý;
e) Truyền thông về trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thông qua việc đặt Bảng thông tin, Hộp tin về trợ giúp pháp lý tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và nhà sinh hoạt cộng đồng để nhân dân biết, thực hiện quyền được trợ giúp pháp lý của mình;
g) Tổ chức thực hiện các hoạt động đăng ký khai sinh, chứng thực và các công tác Tư pháp – Hộ tịch khác cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại địa bàn cấp xã.
Download file tài liệu để xem thêm chi tiết
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Quyết định số 52/2010/QĐ-TTG Về chính sách hỗ trợ pháp lý nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.