Bạn đang xem bài viết ✅ Đề thi tuyển sinh vào lớp 6 môn Tiếng Việt năm 2024 – Trường THCS Nguyễn Tri Phương Đề thi vào lớp 6 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt

Đề thi tuyển sinh vào lớp 6 môn Tiếng Việt năm 2023 – 2024 qua các năm – Trường THCS Nguyễn Tri Phương – Thừa Thiên Huế có cấu trúc đề thi bám sát chương trình học. Mời các bạn cùng theo dõi chi tiết.

Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt – THCS Nguyễn Tri Phương 2023

UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TUYỂN SINH LỚP 6 TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRI PHƯƠNG
NĂM HỌC 2023 – 2024
Thời gian làm bài: 60 phút

I. ĐỌC HIỂU, LUYỆN TỪ VÀ CÂU (5,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh xanh. Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên phải là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương – con gái vua Hùng Vương thứ 18 – theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao. Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên trái đỡ lấy mây trời cuồn cuộn. Phía xa xa là núi Sóc Sơn, nơi in dấu chân ngựa sắt Phù Đổng, người có công giúp Hùng Vương đánh thắng giặc Ân xâm lược. Trước mặt là Ngã Ba Hạc, nơi gặp gỡ giữa ba dòng sông lớn tháng năm mải miết đắp bồi phù sa cho đồng bằng xanh mát.

(Theo Đoàn Minh Tuấn, Tiếng Việt 5, tập hai, NXB Giáo dục, 2009, tr.68)

a) Đoạn văn miêu tả gì? Nội dung đoạn văn gợi cho em nhớ đến một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc, hãy nêu tên một truyền thuyết mà em biết.

b) Tại sao các từ chỉ tên người, tên địa lý như: vua Hùng, đền Thượng, Ba Vì, Mỹ Nương… được viết hoa?

c) Câu văn nào có sử dụng hình ảnh so sánh khi miêu tả sự vật?

Câu 2 (2,0 điểm). Tìm những từ láy có trong đoạn văn được trích ở Câu 1 rồi đặt một câu có sử dụng ít nhất một từ trong số những từ láy ấy.

Câu 3 (1,0 điểm). Xác định chủ ngữ (CN) và vị ngữ (VN) của câu: “Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh xanh“.

II. TẬP LÀM VĂN (5,0 điểm)

Dòng sông mới điệu làm sao

Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha

Trưa về trời rộng bao la

Áo xanh sông mặc như là mới may

Chiều trôi thơ thẩn áng mây

Cài lên màu áo hay hãy ráng vàng.

(Nguyễn Trọng Tạo, Tiếng Việt 4, Tập hai, NXB Giáo dục, 2009, tr.118)

Dòng sông trong đoạn thơ trên được tác giả miêu tả với những hình ảnh rất đẹp, rất sinh động, thể hiện sự quan sát tinh tế, nhạy bén, linh hoạt. Muốn bài văn tả cảnh hay, có cân sát thật kỹ cảnh vật vào những thời điểm khác nhau, thấy được sự nét riêng, em quan thay đổi của cảnh vật theo thời gian như thế nào rồi miêu tả lại. Những kỹ năng ấy em đã được thực hành luyện tập trong phần Tập làm văn của môn Tiếng Việt lớp 5. Vận dụng kỹ năng đã học, hãy viết bài văn tả một cảnh đẹp của quê hương mà em yêu thích nhất.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về sáng tạo (Dàn ý + 9 Mẫu) Viết đoạn văn 200 chữ hay nhất

Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt

UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TUYỂN SINH LỚP 6 TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRI PHƯƠNG
NĂM HỌC 2012 – 2013
Khóa ngày 18 tháng 6 năm 2012

ĐỀ THI MÔN: TIẾNG VIỆT
Thời gian làm bài: 90 phút ( không kể thời gian giao đề)

I. Trắc nghiệm: (4 điểm)

Em hãy chọn phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau:

Câu 1: Từ “ai” trong câu nào dưới đây là từ dùng để hỏi?

A. Anh ta đem hoa này tặng ai vậy?
B. Ông ta gặng hỏi mãi nhưng không ai trả lời.
C. Anh về lúc nào mà không báo cho ai biết cả vậy?
D. Cả xóm này ai mà không biết chú bé lém lỉnh đó!

Câu 2: Trạng ngữ trong câu: “Với tất cả sự nỗ lực của mình, tôi có thể vượt qua mọi khó khăn, trở ngại.” thuộc loại nào sau đây?

A. Trạng ngữ chỉ phương tiện
B. Trạng ngữ chỉ mục đích
C. Trạng ngữ chỉ điều kiện
D. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân

Câu 3: Các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu: “Cái hình ảnh trong tôi về cô, đến bây giờ, vẫn còn rõ nét.” được sắp xếp theo thứ tự nào sau đây?

A. Chủ ngữ – trạng ngữ – vị ngữ
B. Trạng ngữ – vị ngữ – chủ ngữ
C. Trạng ngữ – chủ ngữ – vị ngữ
D. Chủ ngữ – vị ngữ – trạng ngữ

Câu 4: Dòng nào sau đây chưa phải là một câu hoàn chỉnh?

A. Hình ảnh người dũng sĩ đội mũ sắt, mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt xông thẳng vào quân giặc.
B. Những cô bé ngày nào nay đã trưởng thành.
C. Hương cau ngan ngát khắp vườn nhà.
D. Trên vòm cây, bầy chim hót líu lo.

Câu 5: Cho các câu:

(1) Nó rơi từ trên tổ xuống.
(2) Tôi đi dọc lối vào vườn.
(3) Con chó chạy trước tôi.
(4) Tôi nhìn dọc lối đi và thấy một con sẻ non mép vàng óng, trên đầu có một nhúm lông tơ.
(5) Chợt nó dừng chân và bắt đầu bò, tuồng như bắt đầu thấy một vật gì.

Cần sắp xếp các câu trên theo cách nào sau đây để tạo thành đoạn văn hoàn chỉnh?

A. (2) – (3) – (5) – (4) – (1)
B. (2) – (3) – (1) – (4) – (5)
C. (2) – (3) – (5) – (1) – (4)
D. (2) – (3) – (4) – (5) – (1)

Câu 6: Câu: “Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đậm đà hơn hết mọi khi và cát lại vàng giòn hơn nữa.” có mấy vế câu?

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 6: Kể lại nội dung bài Đêm nay Bác không ngủ (9 mẫu) Những bài văn hay lớp 6

A. Ba vế câu
B. Hai vế câu
C. Một vế câu
D. Bốn vế câu

Câu 7: Chủ ngữ trong câu: “Ngay cuối làng, trên mảnh đất bằng phẳng và lốm đốm những khóm hoa, lũ trẻ con xóm Đoài cùng xóm Đông đá bóng.” là gì?

A. lũ trẻ con xóm Đoài cùng xóm Đông
B. những khóm hoa
C. mảnh đất bằng phẳng
D. lũ trẻ con

Câu 8: Trong câu: “Còn lá buồm thì cứ căng phồng như ngực người khổng lồ đẩy thuyền đi.” có mấy quan hệ từ?

A. Ba quan hệ từ
B. Hai quan hệ từ
C. Một quan hệ từ
D. Bốn quan hệ từ

Câu 9: “Mùi thơm huyền diệu đó hoà với mùi của đất ruộng cày vỡ ra, mùi đậu đã già mà người nông phu hái về phơi nắng, mùi mạ non lên sớm xanh màu hoa lí, mùi khoai sắn, mùi rau cần ở các ruộng xâm xấp nước đưa lên.”

Trong câu trên, em xác định được bao nhiêu vị ngữ của câu?

A. Một vị ngữ
B. Hai vị ngữ
C. Ba vị ngữ
D. Bốn vị ngữ

Câu 10: Thành ngữ “chân cứng đá mềm” được cấu tạo theo cách nào sau đây?

A. Danh từ – tính từ – danh từ – tính từ
B. Tính từ – danh từ – tính từ – danh từ
C. Động từ – tính từ – động từ – tính từ
D. Động từ – danh từ – động từ – danh từ

Câu 11: Có mấy hình ảnh được so sánh với “quả dừa” trong đoạn thơ sau ?

Thân dừa bạc phếch tháng năm,
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao.
Đêm hè, hoa nở cùng sao,
Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh.
Ai mang nước ngọt, nước lành,
Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa.

(Trần Đăng Khoa)

A. Hai hình ảnh
B. Một hình ảnh
C. Ba hình ảnh
D. Bốn hình ảnh

Câu 12: Câu nào sau đây có trạng ngữ chỉ nơi chốn?

A. Vào khoảng tháng tư tháng năm, trên khắp các mặt hồ mặt ao, hoa sen bắt đầu nở rộ.
B. Thu về, khi lá bàng vẫn còn xanh, gốc bàng là nơi tụ họp của chúng em.
C. Để đáp ứng nhu cầu của những người yêu quý súc vật, một phụ nữ ở Pháp vừa mở khu cư xá đầu tiên dành cho các vị khách du lịch bốn chân.
D. Vào những ngày cuối xuân, đầu hạ, khi nhiều loài cây đã khoác màu áo mới thì cây sấu mới bắt đầu chuyển mình thay lá.

Câu 13: Câu nào sau đây có chứa từ in nghiêng là từ mang nghĩa chuyển?

A. Tổ quốc tôi như một con tàu
Mũi thuyền ta đó – mũi Cà Mau.
(Xuân Diệu)
B. Trời sinh ra trước nhất
Chỉ toàn là trẻ con.
(Xuân Quỳnh)
C. Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy…
(Trần Đăng Khoa)
D. Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹ
(Nguyễn Khoa Điềm)

Câu 14: Cho đoạn văn sau: “Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí… Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ.”

Tham khảo thêm:   Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Tin học 6 sách Cánh diều Ôn thi giữa học kì 2 môn Tin 6 năm 2022 - 2023

(Theo Vũ Tú Nam)

Đoạn văn trên có mấy câu đơn, mấy câu ghép?

A. Ba câu đơn, một câu ghép
B. Bốn câu đơn, không có câu ghép
C. Một câu đơn, ba câu ghép
D. Hai câu đơn, hai câu ghép

Câu 15: Cho các câu: “Mọi người đều sững sờ vì lời thú tội của Chôm. Nhưng nhà vua đã đỡ chú bé đứng đậy. Ngài hỏi còn ai để chết thóc giống không.”

Các câu văn trên được liên kết với nhau bằng cách nào?

A. Thay thế từ ngữ và dùng từ nối
B. Lặp từ ngữ và dùng từ nối
B. Lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ
C. Lặp từ ngữ

Câu 16: Có mấy tính từ trong câu sau:“Một sợi khói mỏng manh bay lên rồi nến im lìm trong bóng tối.”?

A. Hai tính từ
B. Một tính từ
C. Ba tính từ
D. Bốn tính từ

Câu 17: Trong bài thơ sau, những sự vật nào được nhân hoá?

Chú bò tìm bạn
Mặt trời rúc bụi tre
Buổi chiều về nghe mát
Bò ra sông uống nước
Thấy bóng mình ngỡ ai
Bò chào: “Kìa anh bạn!
Lại gặp anh ở đây!”

Nước đang nằm nhìn mây
Nghe bò, cười toét miệng
Bóng bò chợt tan biến
Bò tưởng bạn đi đâu
Cứ ngoái trước nhìn sau
“Ậm ò…” tìm gọi mãi.

(Phạm Hổ)

A. Chú bò, mặt trời, nước
B. Mây, nước, chú bò
C. Chú bò, mặt trời
D. Mây, nước, chú bò, mặt trời

Câu 18: Vị ngữ trong câu: “Trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của giặc, mọc lên những bông hoa tím.” là gì?

A. mọc lên
B. trắng tinh
C. tì xuống đón đường bay của giặc
D. mọc lên những bông hoa tím

Câu 19: Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?

A. Rậm rạp, lạ lùng, nồng nàn, hăng hắc
C. Rậm rạp, nồng nàn, bãi bờ, hăng hắc
B. Rậm rạp, rơm rạ, nồng nàn, hăng hắc
D. Rậm rạp, nồng nàn, hăng hắc, không khí

Câu 20: Các dấu phẩy trong câu: “Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân đua nhau toả mùi hương.” được dùng để làm gì?

A. Đánh dấu ranh giới giữa những từ ngữ có cùng chức vụ trong câu
B. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép
C. Đánh dấu ranh giới giữa một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó
D. Đánh dấu ranh giới giữa các thành phần phụ với chủ ngữ và vị ngữ

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Một cơn mưa phùn buổi đầu xuân hay một trận mưa rào ngày mùa hạ đều có thể mang đến cho thiên nhiên một nét đẹp riêng, quyến rũ… Em hãy tả lại một cảnh đẹp của quê hương em, của Thừa Thiên Huế trong hoặc sau cơn mưa.

Download tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề thi tuyển sinh vào lớp 6 môn Tiếng Việt năm 2024 – Trường THCS Nguyễn Tri Phương Đề thi vào lớp 6 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *