Bạn đang xem bài viết ✅ Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 – 2022 trường THPT Chuyên Thái Bình Đề thi vào lớp 10 môn Văn chuyên, chung năm 2021 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 – 2022 trường THPT Chuyên Thái Bình, với thời gian làm bài 150 phút dành cho thí sinh thi chuyên Ngữ văn.

Thông qua đề thi này sẽ giúp các bạn làm quen với cấu trúc đề thi, rút ra cách phân bổ thời gian hợp lý trong quá trình làm bài thi. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo:

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Chung THPT Chuyên Thái Bình 2021

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn chung

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

Cách giải:

Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ lục bát

Câu 2:

Cách giải:

Hai từ láy được sử dụng: chang chang, lênh đênh

Câu 3:

Cách giải: Học sinh có thể trình bày theo ý hiểu, có lý giải.

Hình ảnh mẹ Suốt được hiện lên thông qua hai câu thơ trên: Là một người phụ nữ anh hùng, kiên cường, yêu nước, không kể tuổi tác vẫn cống hiến hết mình cho Tổ quốc.

Câu 4:

Cách giải

Học sinh trình bày theo cảm nhận của mình, có lý giải.

Tình cảm:

– Sự yêu thương, kính trọng mà tác giả dành cho mẹ Suốt.

– Lòng biết ơn, sự cảm phục trước tấm lòng yêu nước của mẹ.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

Cách giải:

I. Mở đoạn

Giới thiệu vấn đề

II. Thân đoạn

1. Giải thích và nêu biểu hiện của tinh thần tự học

– Tự học là ý thức tự rèn luyện tích cực để thu nhận kiến thức và hình thành kỹ năng cho bản thân.

-> Khẳng định sự cần thiết của tự học trong cuộc sống: Quá trình tự học cũng có phạm vi khá rộng: khi nghe giảng, đọc sách hay làm bài tập, cần tích cực suy nghĩ, ghi chép, sáng tạo nhằm rút ra những điều cần thiết, hữu ích cho bản thân. Tự học cũng có nhiều hình thức: có khi là tự mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô giáo… Dù ở hình thức nào thì sự chủ động tiếp nhận tri thức của người học vấn là quan trọng nhất.

Tham khảo thêm:   Thông tư 18/2012/TT-BVHTTDL Quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích

2. Bàn luận về tinh thần tự học

a. Phân tích sự cần thiết của tự học trong cuộc sống:

– Phải tự học mới thấy hết những ý nghĩa lớn lao của công việc này. Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống.

– Không những thể tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. Từ đó biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân .

– Tự học là một công việc gian khổ, đòi hỏi lòng quyết tâm và sự kiên trì. Càng cố gắng tự học con người càng trau dồi được nhân cách và tri thức của mình. Bù lại, phần thưởng của tự học thật xứng đáng: đó là niềm vui, niềm hạnh phúc khi ta chiếm lĩnh được tri thức.

– Biết bao những con người nhờ tự học mà tên tuổi của họ được tạc vào lịch sử. Hồ Chí Minh, Macxim Gorki, Lê Quý Đôn, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền… Nhờ tự học họ đã trở thành những bậc hiền tài, làm rạng danh cho gia đình, quê hương, xứ sở.

– Người học sinh có biện pháp tự học là biết làm chủ lấy mình

b. Bên cạnh những tấm gương tốt về tinh thần tự học, chúng ta cần phê phán những tư tưởng sai lệch. Luôn ý lại, ù lì, lười nhác, không có ý chí, nghị lực, học tới đâu hay tới đó.

3. Bài học nhận thức và hành động Tự học có ý nghĩa quan trọng nên bản thân mỗi chúng ta phải xây dựng cho mình tinh thần tự học trên nền tảng của sự say mê, ham học, ham hiểu biết, giàu khát vọng và kiên trì trên con đường chinh phục tri thức.

– Mỗi con người cần có ý chí, nghị lực, chủ động, tích cực, sáng tạo, độc lập trong học tập. Có như vậy mới chiếm lĩnh được tri thức để vươn tới những ước mơ, hoài bão của mình.

III. Kết đoạn

– Đánh giá chung về sự cần thiết của tự học.

Cảm nghĩ của bản thân.

Câu 2:

Cách giải:

1. Mở bài

– Giới thiệu khái quát về tác giả Y Phương (những nét cơ bản về con người, cuộc đời, đặc điểm sáng tác,…)

– Giới thiệu khái quát về bài thơ “Nói với con” (xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật,…).

– Giới thiệu khái quát về đoạn thơ và “người đồng minh”.

2. Thân bài

a. Người đồng mình biết lo toan và giàu mơ ước:

– Người đồng minh không chỉ là những con người giản dị, tài hoa trong cuộc sống lao động mà còn là những con người biết lo toan và giàu mơ ước:

+ Với cách nói “Người đồng minh thương lắm con ơi!” người cha biểu lộ tình cảm yêu thương chân thành về gian truân, thử thách cùng ý chí mà người đồng minh đã trải qua.

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Brother

+ Bằng cách tư duy độc đáo của người miền núi, Y Phương đã lấy cái cao vời vợi của trời để đo nỗi buồn, lấy cái xa của đất để đo ý chí con người.

+ Sắp xếp tính từ “cao”, “xa” trong sự tăng tiến, nhà thơ cho thấy khó khăn, thử thách càng lớn thì ý chí con người càng mạnh mẽ.

=> Có thể nói, cuộc sống của người đồng mình còn nhiều nỗi buồn, còn nhiều bộn bề thiếu thốn song họ sẽ vượt qua tất cả, bởi họ có ý chí và nghị lực, họ luôn tin tưởng vào tương lai tốt đẹp của dân tộc.

b. Người đồng mình dù sống trong nghèo khổ, gian nan vẫn thủy chung gắn bó với quê hương, cội nguồn: “Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chế thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc”.

+ Phép liệt kế với những hình ảnh ẩn dụ “đá gập ghềnh”, “thung nghèo đói”

-> gợi cuộc sống đói nghèo, khó khăn, cực nhọc.

+ Vận dụng thành ngữ dân gian “Lên thác xuống ghềnh”, ý thơ gợi bao nỗi vất vả, lam lũ.

-> Những câu thơ dài ngắn, cùng những thanh trắc tạo ấn tượng về cuộc sống trắc trở, gian nan, đói nghèo của quê hương.

+ Điệp ngữ “sống”, “khống chế” và điệp cấu trúc câu cùng hình ảnh đối xứng đã nhấn mạnh: Người đồng mình có thể nghèo nàn, thiếu thốn về vật chất nhưng họ không thiếu ý chí và quyết tâm. Người đồng mình chấp nhận và thủy chung gắn bó cùng quê hương, dẫu quê hương có đói nghèo, vất vả. Và phải chăng, chính cuộc sống nhọc nhằn, đầy vất vả khổ đau ấy đã tôi luyện cho chí lớn để rồi tình yêu quê hương sẽ tạo nên sức mạnh giúp họ vượt qua tất cả.

+ Phép so sánh “Sống như sống như suối” gợi vẻ đẹp tâm hồn và ý chí của người đồng minh. Gian khó là thế, họ vẫn tràn đầy sinh lực, tâm hồn lãng mạn, khoáng đạt như hình ảnh đại ngàn của sông núi. Tình cảm của họ trong trẻo, dạt dào như dòng suối, con sông trước niềm tin yêu cuộc sống, tin yêu con người.

c. Người đồng mình có ý thức tự lập, tự cường và tinh thần tự tôn dân tộc:

– Phẩm chất của người của con người quê hương còn được người cha ca ngợi qua cách nói đối lập tương phản giữa hình thức bên ngoài và giá trị tinh thần bên trong, nhưng rất đúng với người miền núi: “Người đồng minh thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”

+ Lời thợ mộc mạc, giản dị nhưng chứa bao tâm tình.

+ Cụm từ “thổ sợ da thịt” là cách nói cụ thể về những con người mộc mạc, giản dị.

Tham khảo thêm:   Bài thơ Bạn đến chơi nhà Tác giả Nguyễn Khuyến

+ Cụm từ “chẳng nhỏ bé” khẳng định sự lớn lao của ý chí, của nghị lực, cốt cách và niềm tin.

-> Sự tương phản này đã tôn lên tầm vóc của người đồng mình. Họ mộc mạc nhưng giàu chí khí, niềm tin. Họ có thể “thô sơ da thịt” nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn, về ý chí.

– Cùng với ý thức tự lực, tự cường, người đồng minh còn ngời sáng tinh thần tự tôn dân tộc và khát vọng xây dựng quê hương:

“Người đồng minh tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục”.

+ Lối nói đậm ngôn ngữ dân tộc

– độc đáo mà vẫn chứa đựng ý vị sấu xa.

+ Hình ảnh “Người đồng minh tự đục đá kê cao quê hương” vừa mang tính tả thực (chỉ truyền thống làm nhà kế đá cho cao của người miền núi), vừa mang ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc. Người đồng mình đã tự tay xây dựng nên truyền thống quê hương đẹp giàu, sánh tầm với các miền quê khác trên mảnh đất hình chữ S thân yêu.

+ Câu thơ ngầm chứa niềm tự hào kiêu hãnh bởi họ vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc.

->Với thể thơ tự do, giọng điệu khỏe khoắn vừa tâm tình tha thiết vừa chứa chan hi vọng cùng những hình ảnh, từ ngữ mộc mạc, cụ thể

-> nhà thơ nói với con về những vẻ đẹp của người đồng minh để rồi từ đó truyền cho con lòng tự hào về quê hương, dân tộc, nhắn nhủ con biết sống đẹp, biết vượt qua gian khó bằng niềm tin, ý chí như người đồng mình.

3. Kết bài

Khái quát về những vẻ đẹp cơ bản của “người đồng minh”, các biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ và nếu cảm nghĩ của bản thân.

Đề thi vào lớp 10 Văn chung Chuyên Thái Bình

Đề thi vào lớp 10 Văn chung Chuyên Thái Bình

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Chuyên tỉnh Thái Bình năm 2021

Đề thi tuyển sinh lớp 10 Văn Chuyên Thái Bình

Sở GD&ĐT Thái Bình

ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN THÁI BÌNH
NĂM HỌC: 2021 – 2022

Môn: Ngữ Văn
(Dành cho thí sinh thi chuyên Ngữ văn)
Thời gian: 150 phút, không kể thời gian phát đề

Câu 1. (3,0 điểm)

Hãy viết bài văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ của em về ý kiến sau:

Không ai có thể gặt hái thành công mà chưa từng gieo trồng.

(Dẫn theo trithucvn.org/vanhoa)

Câu 2. (7,0 điểm)

Truyện ngắn là thể loại tự sự có dung lượng nhỏ nhưng đem đến cho người đọc những bài học nhân sinh sâu sắc.

Bằng hiểu biết về truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng (Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam 2020), em hãy làm rõ những bài học nhân sinh chứa đựng trong dung lượng nhỏ của tác phẩm.

Văn Chuyên Thái Bình

Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Chuyên tỉnh Thái Bình năm 2021

>> Tiếp tục cập nhật

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 – 2022 trường THPT Chuyên Thái Bình Đề thi vào lớp 10 môn Văn chuyên, chung năm 2021 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *