Bạn đang xem bài viết ✅ Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT Chuyên Nguyễn Quang Diêu, Đồng Tháp (Lần 1) Đề thi thử đại học môn Hóa năm 2017 có đáp án ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT Chuyên Nguyễn Quang Diêu, Đồng Tháp (Lần 1) bao gồm 4 mã đề trắc nghiệm, có đáp án kèm theo. Đây là tài liệu ôn thi THPT quốc gia và ôn thi Đại học dành cho các bạn học sinh lớp 12. Chúc các bạn ôn tập tốt!

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT Đa Phúc, Hà Nội (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT Ngô Gia Tự, Vĩnh Phúc (Lần 3)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học

TRƯỜNG THPT CHUYÊN
NGUYỄN QUANG DIÊU

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 1 NĂM HỌC 2016-2017
MÔN: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề)
(40 câu trắc nghiệm)

Mã đề thi 132

Họ, tên thí sinh:………………………………………………………………..
Số báo danh:…………………………………………………………………….

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16 ; S = 32; Cl = 35,5; Al = 27; Zn = 65; Na = 23; Cu = 64; Ag = 108; Fe = 56; Ba = 137; K = 39; Mg =24.

Câu 1: Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?

A. Cho kim loại Mg vào dung dịch HNO3.

B. Cho kim loại Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3.

C. Cho kim loại Ag vào dung dịch HCl.

D. Cho kim loại Zn vào dung dịch CuSO4.

Câu 2: Chất nào sau đây là đisaccarit?

A. Saccarozơ. B. Xenlulozơ. C. Glucozơ. D. Amilozơ.

Câu 3: Polime X là chất rắn trong suốt, có khả năng cho ánh sáng truyền qua tốt nên được dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas. Tên gọi của X là

A. poli(metyl metacrylat). B. polietilen.

C. poli (vinyl clorua). D. poliacrilonitrin.

Câu 4: Để phân biệt 3 loại dung dịch: H2N-CH2-COOH; CH3COOH; CH3CH2NH2 chỉ cần một thuốc thử là

A. dd NaOH. B. Quỳ tím. C. Na kim loại. D. dd HCl.

Câu 5: Một lượng Ag dạng bột có lẫn Fe, Cu. Để loại bỏ tạp chất mà không làm thay đổi lượng Ag ban đầu, có thể ngâm lượng Ag trên vào lượng dư dung dịch gì?

A. HCl. B. Fe(NO3)3. C. AgNO3. D. HNO3.

Câu 6: Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch riêng biệt ở nhiệt độ thường: CuSO4, K2CO3, Ca(OH)2, H2SO4, HCl, Ca(NO3)2. Số chất tác dụng thu được kết tủa là

A. 6. B. 4. C. 5. D. 3.

Câu 7: Cho các chất: Cao su buna, poli(metyl metacrylat), tơ olon, tơ nilon-6,6 và polietilen. Số chất được tạo thành từ phản ứng trùng hợp là

A. 4. B. 3. C. 5. D. 2.

Câu 8: Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là

A. Boxit. B. Đá vôi. C. Thạch cao sống. D. Thạch cao nung.

Câu 9: Xà phòng hóa chất nào sau đây thu được glixerol?

A. Tristearin. B. Metyl fomat. C. Metyl axetat. D. Benzyl axetat.

Câu 10: Kim loại nào sau đây khi tác dụng với khí clo và dung dịch axit clohiđric cho ra cùng một loại muối?

A. Fe. B. Cu. C. Ag. D. Al.

Câu 11: Chất không có phản ứng thủy phân là

A. Tinh bột. B. Glucozơ. C. Saccarozơ. D. Xenlulozơ.

Câu 12: Trong số các chất dưới đây, chất có tính bazơ mạnh nhất là

A. NH3. B. CH3NH2. C. (C6H5)2NH. D. C6H5NH2.

Câu 13: Trong công nghiệp, Ca được điều chế bằng cách nào dưới đây?

A. Điện phân nóng chảy CaCl2.

B. Điện phân dung dịch CaSO4.

C. Cho kim loại Na vào dung dịch Ca(NO3)2.

D. Cho kim loại Zn vào dung dịch CaCl2.

Câu 14: Kim loại X được sử dụng trong nhiệt kế, áp kế và một số thiết bị khác. Ở điều kiện thường, X là chất lỏng. Kim loại X là

A. Pb. B. W. C. Hg. D. Li.

Câu 15: Số este có công thức phân tử C3H6O2

A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.

Câu 16: Dung dịch lòng trắng trứng phản ứng với Cu(OH)2 tạo sản phẩm có màu đặc trưng là

A. Màu vàng. B. Màu xanh lam. C. Màu đỏ máu. D. Màu tím.

Câu 17: Tơ nào sau đây là tơ thiên nhiên?

A. Tơ lapsan. B. Tơ nilon-6,6. C. Tơ nitron. D. Tơ tằm.

Câu 18: Trong hỗn hợp X gồm Fe2O3; ZnO; Cu tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y và phần không tan Z. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH loãng dư thu được lượng kết tủa gồm

A. Fe(OH)2; Cu(OH)2. B. Fe(OH)3.

C. Fe(OH)2; Cu(OH)2; Zn(OH)2. D. Fe(OH)3; Zn(OH)2.

Câu 19: Để bảo vệ ống thép (dẫn nước, dẫn dầu, dẫn khí đốt) bằng phương pháp điện hóa, người ta mạ vào mặt ngoài của ống thép bằng kim loại gì?

A. Ag. B. Cu. C. Zn. D. Pb.

Câu 20: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Tripeptit Gly-Ala-Gly có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.

B. Tất cả các peptit đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân.

C. Protein đơn giản được tạo thành từ các gốc α -amino axit.

D. Trong phân tử đipeptit mạch hở có hai liên kết peptit.

Câu 21: Cho vào ống nghiệm một vài tinh thể K2Cr2O7, sau đó thêm tiếp khoảng 1ml nước và lắc đều để K2Cr2O7 tan hết, thu được dung dịch X. Thêm vài giọt dung dịch KOH vào dung dịch X, thu được dung dịch Y. Màu sắc của dung dịch X và Y lần lượt là

A. Màu vàng và màu nâu đỏ. B. Màu vàng và màu da cam.

C. Màu da cam và màu vàng. D. Màu nâu đỏ và màu vàng.

Câu 22: Cho các dung dịch sau: H2SO4 (loãng); FeCl3; ZnCl2; AgNO3; HNO3 loãng; hỗn hợp HCl và KNO3. Số dung dịch phản ứng với Cu là

A. 6. B. 5. C. 3. D. 4.

Câu 23: Để phân biệt các dung dịch riêng biệt: KCl, MgCl2, AlCl3, FeCl3, có thể dùng dung dịch

A. HCl. B. HNO3. C. Na2SO4. D. NaOH.

Câu 24: Cho bột Al vào dung dịch KOH dư, ta thấy hiện tượng?

A. Sủi bọt khí, Al không tan hết và dung dịch màu xanh lam.

B. Sủi bọt khí, Al tan dần đến hết và thu được dung dịch không màu.

C. Sủi bọt khí, bột Al không tan hết và thu được dung dịch không màu.

D. Sủi bọt khí, bột Al tan dần đến hết và thu được dung dịch màu xanh lam.

Câu 25: Cho các phản ứng sau:

2FeCl3 + 2KI → 2FeCl2 + 2KCl + I2

2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3

Cl2 + 2KI → 2KCl + I2

Tính oxi hóa tăng dần của các cặp oxi hóa khử trên dãy điện hóa là thứ tự nào sau đây:

A. I2/2I < Cl2/2Cl < Fe3+/Fe2+. B. Cl2 /2Cl < Fe3+/Fe2+ < I2/2I.

C. I2/2I < Fe3+/Fe2+ < Cl2 /2Cl. D. Fe3+/Fe2+ < Cl2 /2Cl < I2/2I.

Câu 26: Cho dãy các chất sau: H2NCH(CH3)COOH; C2H5NH2; CH3COOC2H5 và CH3NH3Cl. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch KOH đun nóng là

A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.

Câu 27: Chất A có công thức phân tử là C3H12N2O3. Chất B có công thức phân tử là CH4N2O. A, B lần lượt phản ứng với dung dịch HCl cũng cho ra một khí Z. Mặt khác, khi cho A, B tác dụng với dung dịch NaOH thì A cho khí X còn B cho khí Y. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. X, Y, Z phản ứng được với dung dịch NaOH.

B. Z vừa phản ứng được với NaOH vừa phản ứng được với HCl.

C. MZ > MY > MX.

D. X, Y làm quỳ tím hóa xanh.

Câu 28: Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol este đơn chức X thu được 10,08 lít CO2 (đktc) và 8,1g H2O. Công thức phân tử của X là

A. C5H10O2. B. C3H6O2. C. C4H8O2. D. C2H4O2.

Câu 29: Cho 13,23g axit glutamic phản ứng với 200 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch X. Cho 400 ml dung dịch NaOH 1M vào X thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 31,31g. B. 29,69g. C. 28,89g. D. 17,19g.

Câu 30: Cho 3,0 gam hỗn hợp X gồm metylamin, trimetylamin phản ứng vừa đủ với 0,07 mol HCl, thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 3,555. B. 4,725. C. 2,555. D. 5,555.

Câu 31: Điện phân với điện cực trơ màng ngăn xốp dung dịch chứa 0,10 mol CuSO4 và 0,12 mol NaCl đến khi catot bắt đầu thoát khí thì dừng lại. Thể tích khí (đktc) thu được ở anot là

A. 0,448. B. 0,896. C. 1,792. D. 1,344.

Câu 32: Hoà tan 5,4 gam Al bằng một lượng dung dịch NaOH loãng (dư). Sau phản ứng thu được dung dịch X và V lít khí hiđro (ở đktc). Giá trị của V là

A. 2,24 lít. B. 3,36 lít. C. 4,48 lít. D. 6,72 lít.

Câu 33: Hòa tan hoàn toàn 11,9 gam hỗn hợp X gồm Al, Zn vào dung dịch H2SO4 loãng, thu được 8,96 lít khí (đktc). Phần trăm về khối lượng của Al trong X là

A. 58,70%. B. 20,24%. C. 45,38%. D. 76,91%.

Câu 34: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:

Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng
T Quỳ tím Quỳ tím chuyển màu xanh
X Dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng Kết tủa Ag trắng sáng
X, Y Cu(OH)2 Dung dịch xanh lam
Z Nước brom Kết tủa trắng

X, Y, Z, T lần lượt là

A. Glucozơ, anilin, propylamin, saccarozơ. B. Glucozơ, saccarozơ, anilin, propylamin.

C. Saccarozơ, glucozơ, anilin, propylamin. D. Propylamin, glucozơ, saccarozơ, anilin.

Câu 35: Cho 500 ml dung dịch glucozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 21,6 gam Ag. Nồng độ của dung dịch glucozơ đã dùng là

A. 0,20M. B. 0,01M. C. 0,02M. D. 0,10M.

Câu 36: Nung hỗn hợp X gồm 2,7 gam Al và 10,8 gam FeO, sau một thời gian thu được hỗn hợp Y. Để hòa tan hoàn toàn Y cần vừa đủ V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là

A. 600. B. 375. C. 300. D. 400.

Câu 37: Cho từ từ dung dịch chứa a mol Ba(OH)2 vào dung dịch chứa b mol ZnSO4. Đồ thị biểu diễn số mol kết tủa theo giá trị của a như sau.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học có đáp án

Giá trị của b là

A. 0,1. B. 0,12. C. 0,08. D. 0,11.

Câu 38: Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol Zn và 0,2 mol Mg vào 400ml dung dịch chứa đồng thời Cu(NO3)2 1M và AgNO3 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn X. Hòa tan hoàn toàn X trong lượng dư dung dịch HNO3, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất N+5, đktc). Giá trị của V là

A. 2,24. B. 6,72. C. 4,48. D. 5,60.

Câu 39: Hợp chất hữu cơ X được tạo bởi glixerol và axit axetic. Trong phân tử X, số nguyên tử H bằng tổng số nguyên tử C và O. Thủy phân hoàn toàn m gam X cần dùng vừa đủ 300 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là

A. 21,8. B. 26,4. C. 40,2. D. 39,6.

Câu 40: Thủy phân một lượng pentapeptit mạch hở X chỉ thu được 3,045 gam Ala-Gly-Gly; 3,48 gam Gly-Val; 7,5 gam Gly; 2,34 gam Val; x mol Val-Ala và y mol Ala. Biết X có công thức Ala – Gly – Gly – Val – Ala. Tỷ lệ x:y là

A. 7:20. B. 2:5. C. 11:16. D. 6:1.

———– HẾT ———-

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học

132

209

357

485

1

C

1

A

1

D

1

D

2

A

2

D

2

D

2

D

3

A

3

C

3

A

3

D

4

B

4

D

4

B

4

B

5

B

5

D

5

C

5

D

6

B

6

A

6

D

6

B

7

A

7

A

7

B

7

D

8

C

8

B

8

C

8

B

9

A

9

C

9

B

9

C

10

D

10

B

10

A

10

A

11

B

11

B

11

A

11

B

12

B

12

A

12

D

12

A

13

A

13

C

13

A

13

C

14

C

14

A

14

D

14

B

15

C

15

D

15

B

15

D

16

D

16

D

16

C

16

C

17

D

17

B

17

C

17

A

18

A

18

C

18

C

18

C

19

C

19

D

19

B

19

A

20

D

20

C

20

D

20

D

21

C

21

D

21

C

21

C

22

D

22

B

22

C

22

C

23

D

23

C

23

C

23

C

24

B

24

C

24

D

24

C

25

C

25

C

25

B

25

D

26

D

26

A

26

D

26

A

27

D

27

A

27

B

27

A

28

B

28

D

28

A

28

B

29

B

29

D

29

A

29

B

30

D

30

C

30

A

30

B

31

C

31

B

31

D

31

A

32

D

32

A

32

A

32

A

33

C

33

A

33

A

33

C

34

B

34

B

34

B

34

D

35

A

35

B

35

D

35

A

36

A

36

D

36

A

36

C

37

A

37

B

37

C

37

D

38

C

38

A

38

B

38

B

39

B

39

B

39

B

39

A

40

A

40

C

40

C

40

B

Mời các bạn tải file đầy đủ về tham khảo.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT Chuyên Nguyễn Quang Diêu, Đồng Tháp (Lần 1) Đề thi thử đại học môn Hóa năm 2017 có đáp án của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

Tham khảo thêm:   Top 3 game bóng đá dành cho fan Futsal Việt Nam

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *