SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM TRƯỜNG THPT |
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2012 – 2013 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề |
Đề số 09
PHẦN A. (Phần bắt buộc): Dành chung cho thí sinh học chương trình cơ bản và nâng cao; Gồm 40 câu, từ câu 1 đến câu 40
Câu 1: Enzim giới hạn dùng trong kĩ thuật di truyền là
A. pôlymeraza. B. ligaza. C. restrictaza. D. amilaza.
Câu 2: Dạng đột biến nào sau đây chắc chắn không làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể?
A. Mất đoạn B. Lặp đoạn C. Chuyển đoạn D. Đảo đoạn
Câu 3: Cơ chế phát sinh đột biến gen được biểu thị bằng sơ đồ
A. gen → thường biến → hồi biến → đột biến gen.
B. gen → tiền đột biến → hồi biến → đột biến gen.
C. gen → tiền đột biến → thường biến → đột biến gen.
D. gen → tiền đột biến → đột biến gen.
Câu 4: Một gen dài 0,408 micromet, có A = 840. Khi gen phiên mã môi trường nội bào cung cấp 4800 ribonuclêôtit tự do. Số liên kết hiđrô và số bản sao của gen:
A. 3240H và 2 bản sao B. 2760H và 4 bản sao C. 2760H và 2 bản sao D. 3240H và 4 bản sao
Câu 5: Bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm ở người do đột biến gen dạng:
A. Thay cặp G-X thành A-T dẫn đến thay thế axitamin Glutamic thành Valin
B. Thay cặp T-A thành A-T dẫn đến thay thế axitamin Glutamic thành Valin
C. Thay cặp T-A thành A-T dẫn đến thay thế axitamin Valin thành Glutamic
D. Thay cặp G-X thành A-T dẫn đến thay thế axitamin Valin thành Glutamic
Câu 6: Ở một loài thực vật, chiều cao cây do 4 cặp gen không alen phân li độc lập, tác động cộng gộp. Sự có mặt mỗi alen trội làm chiều cao tăng thêm 5cm. Cho giao phấn cây cao nhất với cây thấp nhất của quần thể được F1 có chiều cao 190cm, tiếp tục cho F1 tự thụ. Về mặt lý thuyết thì cây có chiều cao 180cm ở F2 chiếm tỉ lệ :
A. 7/64 B. 9/128 C. 7/128 D. 31/256
Câu 7: Đặc điểm nào sau đây thể hiện quy luật di truyền của gen ngoài nhân?
A. Tính trạng luôn di truyền theo dòng mẹ B. Bố di truyền tính trạng cho con gái
C. Mẹ di truyền tính trạng cho con trai D. Tính trạng biểu hiện chủ yếu ở nam giới
Câu 8: Xét một nhóm liên kết với 2 cặp gen dị hợp, nếu có 40 tế bào trong số 200 tế bào thực hiện giảm phân có xảy ra hoán vị gen thì tỉ lệ mỗi loại giao tử có gen liên kết hoàn toàn bằng
A. 45% B. 22,5% C. 30% D. 40%
Câu 9: Ở cấp độ phân tử, nguyên tắc khuôn mẫu được thể hiện trong cơ chế:
A. tổng hợp ADN, dịch mã. B. tự sao, tổng hợp ARN.
C. tổng hợp ADN, mARN. D. tự sao, tổng hợp ARN, dịch mã.
Câu 10: Ở một loài thực vật, gen quy định hạt dài trội hoàn toàn so với alen quy định hạt tròn; gen quy định hạt chín sớm trội hoàn toàn so với alen quy định hạt chín muộn. Cho cây có kiểu gen dị hợp tử về 2 cặp gen tự thụ phấn đời con thu được 3600 cây, trong đó có 144 cây có kiểu hình hạt tròn, chín muộn. Biết rằng không có đột biến, hoán vị gen xảy ra ở cả 2 giới với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, số cây ở đời con có kiểu hình hạt dài, chín muộn là bao nhiêu?
A. 826 cây. B. 756 cây. C. 628 cây. D. 576 cây.
Câu 11: Trong thí nghiệm về lai một tính của Menđen, để F2 phân tính kiểu hình 3:1 thì cần điều kiện gì ?
(1): P thuần chủng ; (2): tính trạng trội và lặn hoàn toàn ; (3): giảm phân bình thường
(4) : số lượng cá thể sinh ra ở mỗi thế hệ phải nhiều ; (5): không có đột biến và chọn lọc tự nhiên. Phát biểu đúng là tổ hợp các điều kiện
A. (1) ; (2) ; (3) ; (4) B. (1) ; (2) ; (4) ; (5)
C. (1) ; (2) ; (3) ; (4) ; (5) D. (2) ; (3) ; (4) ; (5)
Câu 12: Khi lai 2 giống bí ngô thuần chủng quả dẹt và quả dài với nhau được F1 đều có quả dẹt. Cho F1 lai với bí quả tròn được F2: 152 bí quả tròn: 114 bí quả dẹt: 38 bí quả dài. Kiểu gen của bí quả tròn đem lai với bí quả dẹt F1 là
A. AAbb hoặc aaBB. B. AAbb. C. aaBB. D. aaBb.
Câu 13: Trình tự các gen trên NST ở 4 nòi thuộc một loài được kí hiệu bằng các chữ cái như sau:
(1): ABGEDCHI (2): BGEDCHIA (3): ABCDEGHI (4): BGHCDEIA. Cho biết sự xuất hiện mỗi nòi là kết quả của một dạng đột biến cấu trúc NST từ nòi trước đó. Trình tự xuất hiện các nòi là
A. 1→2→4→3 B. 3→1→2→4 C. 2→4→3→1 D. 2→1→3→4
Câu 14: Thực chất của qui luật phân li độc lập là nói về
A. sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ (3:1)n
B. sự phân li độc lập của các cặp alen trong quá trình giảm phân
C. sự phân li độc lập của các cặp tính trạng
D. sự tổ hợp của các alen trong quá trình thụ tinh
Câu 15: Ở một loài thực vật, gen A qui định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định quả vàng. Gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường, cho rằng quá trình giảm phân bình thường và không có đột biến xảy ra.
Cho giao phấn 2 cây bố mẹ tứ bội với nhau, phép lai nào sau đây ở đời con không có sự phân tính về kiểu hình?
A. AAaa x Aaaa B. Aaaa x AAAa C. AAaa x AAaa D. Aaaa x Aaaa
Câu 16: Cho :
(1): chọn tổ hợp gen mong muốn
(2): tạo các dòng thuần khác nhau
(3): tạo các giống thuần bằng cách cho tự thụ hoặc giao phối gần
(4): lai các dòng thuần khác nhau
Trình tự các bước trong quá trình tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp :
A. (2),(3),(1),(4) B. (1),(2),(4),(3) C. (3),(1),(4),(2) D. (2),(4),(1),(3)
Câu 17: Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối biến đổi qua các thế hệ theo hướng
A. giảm dần kiểu gen đồng hợp tử lặn, tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử trội.
B. giảm dần kiểu gen đồng hợp tử trội, tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử lặn.
C. giảm dần tỉ lệ dị hợp tử, tăng dần tỉ lệ đồng hợp tử.
D. tăng dần tỉ lệ dị hợp tử, giảm dần tỉ lệ đồng hợp tử.
Câu 18: Ở người, kiểu tóc do 1 gen gồm 2 alen (A, a) nằm trên NST thường. Người chồng tóc xoăn có bố, mẹ đều tóc xoăn và em gái tóc thẳng; người vợ tóc xoăn có bố tóc xoăn, mẹ và em trai tóc thẳng. Tính theo lí thuyết thì xác suất để cặp vợ chồng này sinh được một người con gái tóc xoăn là
A. 3/4. B. 1/4. C. 5/12. D. 3/8.
Câu 19: Để tạo ưu thế lai về chiều cao ở cây thuốc lá, người ta tiến hành lai giữa hai thứ: một thứ có chiều cao trung bình 138cm, một thứ có chiều cao trung bình 86cm. Cây lai F1 có chiều cao trung bình là 126cm. Cây F1 đã biểu hiện ưu thế lai về chiều cao là
A. 12cm B. 14cm C. 7cm D. 40cm
Câu 20: Thỏ bị bạch tạng không tổng hợp được sắc tố mêlanin nên lông màu trắng, con ngươi của mắt có màu đỏ do nhìn thấu cả mạch máu trong đáy mắt. Đây là hiện tượng di truyền:
A. tương tác bổ sung B. tương tác cộng gộp
C. liên kết gen hoàn toàn D. tác động đa hiệu của gen
Câu 21: Cánh dơi và cánh bướm là hai cơ quan
A. tương đồng.
B. vừa tương đồng, vừa tương tự.
C. tương tự.
D. có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển của phôi và là bằng chứng về tiến hóa phân li.
Câu 22: Một gen có 915 nuclêôtit Xytôzin và 4815 liên kết hiđrô. Gen đó có chiều dài
A. 6630A0 B. 5730A0 C. 4080A0 D. 5100A0
Câu 23: Vi khuẩn Ecoli sản xuất Insulin của người là thành quả của
A. gây đột biến nhân tạo. B. công nghệ tế bào.
C. dùng kĩ thuật chuyển gen nhờ plasmit. D. lai tế bào xôma.
Câu 24: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về hậu quả của đột biến gen?
A. Mức độ có lợi hay có hại của đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen, điều kiện môi trường.
B. Phần lớn đột biến điểm thường không được di truyền lại cho thế hệ sau.
C. Đột biến gen có thể có hại, có lợi hoặc trung tính đối với một thể đột biến.
D. Phần lớn đột biến điểm thường vô hại.
Câu 25: Thứ tự chiều của mạch khuôn tổng hợp mARN và chiều tổng hợp mARN lần lượt là :
A. 5’→3’ và 3’→5’ B. 5’→3’ và 5’→3’ C. 3’→5’ và 3’→5’ D. 3’→5’ và 5’→3’ ’
Câu 26: Khi cho lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản, F1 đồng tính biểu hiện tính trạng của một bên bố hoặc mẹ. Cho F1 lai phân tích, nếu đời lai thu được tỉ lệ 1: 1 thì hai tính trạng đó đã di truyền theo quy luật
A. liên kết hoàn toàn. B. hoán vị gen. C. phân li độc lập. D. tương tác gen.
Câu 27: Người ta chuyển một số phân tử ADN của vi khuẩn Ecôli chỉ chứa N15 sang môi trường chỉ có N14. Tất cả các ADN nói trên đều thực hiện tái bản 5 lần liên tiếp tạo được 512 phân tử ADN. Số phân tử ADN còn chứa N15 là:
A. 10 B. 5 C. 16 D. 32
Câu 28: Trường hợp nào sau đây không được xem là sinh vật đã bị biến đổi gen ?
A. Chuối nhà 3n có nguồn gốc từ chuối rừng 2n.
B. Bò tạo ra nhiều hoocmôn sinh trưởng nên lớn nhanh,năng suất thịt và sữa đều tăng.
C. Cây đậu tương có mang kháng thuốc diệt cỏ từ cây thuốc lá cảnh.
D. Cà chua bị bất hoạt hoặc gây chín sớm.
Câu 29: Ở loài cừu, con đực có kiểu gen SS và Ss quy định có sừng, ss: không sừng; con cái có kiểu gen SS quy định có sừng, Ss và ss: không sừng. Sự biểu hiện tính trạng trên theo quy luật nào?
A. Trội không hoàn toàn. B. Di truyền trong nhân và phụ thuộc vào giới tính.
C. Di truyền ngoài nhân. D. Di truyền liên kết với giới tính.
Câu 30: Một mARN trưởng thành có chiều dài 0,408 micromet tiến hành dịch mã. Số liên kết peptit trong chuổi pôlipeptit hoàn chỉnh là:
A. 397 B. 797 C. 398 D. 798
Câu 31: Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng. Hai cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Cho giao phấn ngẫu nhiên 1 cây thân cao, hoa trắng và 1 cây thân thấp, hoa đỏ của F1. Nếu không có đột biến và chọn lọc, tính theo lí thuyết thì xác suất xuất hiện đậu thân cao, hoa trắng ở F2 là
A. 2/9. B. 1/9. C. 8/9. D. 4/9.
Câu 32: Ở gà, gen A quy định lông vằn, a: không vằn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có alen tương ứng trên Y. Trong chăn nuôi người ta bố trí cặp lai phù hợp nhằm dựa vào màu lông biểu hiện có thể phân biệt gà trống, mái ngay từ lúc mới nở. Cặp lai phù hợp đó là:
A. XAXa x XaY B. XAXA x XaY C. XAXa x XAY D. XaXa x XAY
Câu 33: Gen B có phân tử lượng bằng 7,2.105 đvC và có 2868 liên kết hiđrô. Một đột biến điểm làm gen B biến đổi thành gen b, số liên kết hiđrô của gen đột biến bằng 2866. Khi cặp gen Bb đồng thời nhân đôi thì số nu mỗi loại môi trường nội bào cần cung cấp:
A. A=T= 1463; G=X=936 B. A=T= 935; G=X=1465
C. A=T= 937; G=X=1464 D. A=T= 935; G=X=1464
Câu 34: Cơ sở tế bào học của hoán vị gen là:
A. sự bắt đôi không bình thường của các gen trên một NST.
B. sự chuyển đoạn tương hổ giữa các NSTxảy ra ở kì đầu giảm phân I.
C. trao đổi chéo các crômatit giữa các NST kép trong cặp tương đồng ở kì đầu giảm phân I.
D. các gen trong một nhóm liên kết không thể phân li độc lập mà luôn có sự trao đổi chéo.
Câu 35: Xét cùng một loài thì dạng đột biến nào gây mất cân bằng gen lớn nhất?
A. Chuyển đoạn trên NST B. Mất đoạn NST
C. Đột biến lệch bội D. Đảo đồng thời nhiều đoạn trên NST
Câu 36: Với 3 cặp gen phân li độc lập; trội và lặn hoàn toàn. Phép lai giữa 2 cá thể có kiểu gen AaBbDd x aaBBDd sẽ cho ở thế hệ sau
A. 4 kiểu hình; 8 kiểu gen. B. 8 kiểu hình; 12 kiểu gen.
C. 4 kiểu hình; 12 kiểu gen. D. 8 kiểu hình; 8 kiểu gen.
Câu 37: Đột biến trong cấu trúc của gen
A. được biểu hiện ngay ra kiểu hình.
B. đòi hỏi một số điều kiện mới biểu hiện trên kiểu hình.
C. biểu hiện khi ở trạng thái đồng hợp tử.
D. biểu hiện ngay ở cơ thể mang đột biến.
Câu 38: Mã di truyền có tính thoái hóa là do
A. số loại mã di truyền nhiều hơn số loại axitamin.
B. số loại mã di truyền nhiều hơn số loại nuclêôtit.
C. số loại axitamin nhiều hơn số loại nuclêôtit.
D. số loại axitamin nhiều hơn số loại mã di truyền.
Câu 39: Xét 2 cặp gen: cặp gen Aa nằm trên cặp NST số 1 và Bb nằm trên cặp NST số 2. Một tế bào sinh tinh trùng có kiểu gen AaBb khi giảm phân, cặp NST số 1 không phân li ở kì sau trong giảm phân I thì tế bào này có thể sinh ra những loại giao tử nào?
A. AaB, Aab, O. B. AAB, b hoặc aaB,b C. AaBb, O. D. AaB, b hoặc Aab, B
Câu 40: Một gen có 2 alen (B và b), thế hệ xuất phát thành phần kiểu gen của quần thể ở giới đực là 0,32BB:0,56Bb:0,12bb ; ở giới cái là 0,18BB:0,32Bb:0,50bb. Sau 4 thế hệ ngẫu phối, không có đột biến xảy ra thì tần số tương đối alen B và b của quần thể là :
A. B = 0,44 ; b = 0,56 B. B = 0,63 ; b = 0,37 C. B = 0,47 ; b = 0,53 D. B = 0,51 ; b = 0,49
PHẦN B. (Phần tự chọn): Thí sinh chỉ được chọn để làm một trong hai phần riêng I hoặc II.
I. THEO CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN (Gồm 10 câu, từ câu 41 đến câu 50)
Câu 41: Các chuổi pôlipeptit được tạo ra từ một khuôn mARN giống nhau về
A. cấu trúc chuổi poolipeptit. B. số lượng các axitamin
C. thành phần các axitamin D. số lượng và thành phần các axitamin
Câu 42: Một loài thực vật nếu có cả 2 gen A và B trong cùng một kiểu gen tương tác với nhau cho màu hoa đỏ, các kiểu gen khác cho màu hoa trắng. Lai phân tích cá thể có 2 cặp gen dị hợp thì kết quả phân tính ở F2 là
A. 1 hoa đỏ : 1 hoa trắng B. 1 hoa đỏ : 3 hoa trắng
C. 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng D. 100% hoa đỏ
Câu 43: Trong mô hình cấu trúc của opêron Lac, vùng vận hành là nơi
A. ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
B. prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.
C. chứa thông tin mã hóa các axit amin trong phân tự prôtêin cấu trúc.
D. mang thông tin quy định cấu trúc prôtêin ức chế.
Câu 44: Khi cho gà chân thấp lai với nhau thu được 151 con chân thấp và 76 con chân cao. Biết chiều cao chân do một gen qui định nằm trên NST thường. Giải thích nào sau đây là phù hợp với kết quả của phép lai trên?
A. Do tác động át chế của gen trội.
B. Do tác động bổ trợ của gen trội và gen lặn.
C. Do tác động cộng gộp của gen trội và gen lặn.
D. Do tác động gây chết của gen trội.
Câu 45: Một cơ thể có kiểu gen AaBbDdEe với các gen phân li độc lập, cho rằng quá trình giảm phân bình thường và không có đột biến xảy ra. Số loại giao tử ít nhất và nhiều nhất có thể được tạo ra từ 2 tế bào sinh tinh lần lượt là:
A. 1 và 8 B. 1 và 16 C. 2 và 4 D. 2 và 16
Câu 46: Phenylkêtô niệu và bạch tạng ở người là 2 bệnh do đột biến gen lặn trên các NST thường khác nhau. Một đôi tân hôn đều dị hợp về cả 2 cặp gen qui định tính trạng trên. Nguy cơ đứa con đầu lòng mắc 1 trong 2 bệnh trên là:
A. 1/2 B. 1/8 C. 3/8 D. 1/4
Câu 47: Intrôn là gì?
A. Đoạn gen chứa trình tự nu đặc biệt giúp mARN nhận biết được mạch mã gốc của gen.
B. Đoạn gen không có khả năng phiên mã và dịch mã.
C. Đoạn gen mã hoá các axit amin.
D. Đoạn gen có khả năng phiên mã nhưng không có khả năng dịch mã.
Câu 48: Các gen phân li độc lập, số kiểu gen dị hợp tạo nên từ phép lai AaBbDdEE x AabbDdEe là:
A. 26 B. 32 C. 18 D. 24
Câu 49: Ở ruồi giấm, tính trạng mắt trắng do gen lặn nằm trên NST giới tính X ở vùng không tương đồng với Y, alen trội tương ứng qui định mắt đỏ. Thế hệ xuất phát cho giao phối ruồi cái mắt đỏ dị hợp với ruồi đực mắt đỏ sau đó cho F1 tạp giao. Tỉ lệ phân tính ở F2 là
A. 13 đỏ: 3 trắng B. 11đỏ: 5 trắng C. 3 đỏ: 1 trắng D. 5 đỏ: 3 trắng
Câu 50: Sự mềm dẻo kiểu hình có nghĩa là
A. tính trạng có mức phản ứng rộng.
B. sự điều chỉnh kiểu hình theo sự biến đổi của kiểu gen.
C. một kiểu gen có thể biểu hiện thành nhiều kiểu hình trước các điều kiện môi trường khác nhau.
D. một kiểu hình có thể do nhiều kiểu gen qui định.
Download tài liệu để xem thêm chi tiết
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề thi thử Đại học năm 2013 – môn Sinh học (Đề 09) Đề thi môn Sinh số 09 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.