Bạn đang xem bài viết ✅ Đề thi học sinh giỏi lớp 9 THCS tỉnh Phú Thọ năm 2012 – 2013 môn Hóa học Sở GD&ĐT Phú Thọ ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
PHÚ THỌ

ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2012-2013

MÔN THI: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 11/03/2013

Câu 1: (2 điểm)

Hỗn hợp khí X gồm CO2 và CH4 có thể tích 896ml (đktc) được dẫn qua C (cácbon) nung nóng dư thu được hỗn hợp khí Y. Đốt cháy hoàn toàn Y, lấy sản phẩm hấp thụ hết và dung dịch nước vôi trong dư, thu được 7 g kết tủa. Viết phương trình phản ứng và xác định tỉ khối của X so với N2.

Câu 2: (3 điểm)

1) Từ các chất: CaCO3, H2O, CuSO4, KClO3, FeS2. Hãy viết các pthh điều chế các chất sau: Vôi sống, vôi tôi, CuO, CuCl2, Ca(OCl)2. Cho biết các điều kiện phản và các chất xúc tác cần thiết coi như có đủ.

2) Hỗn hợp A gồm 2 hiđrocacbon X (CnH2n+2) và Y(CmH2m) đều là chất khí ở điều kiện thường. Cho 3,36 lít khí A (đktc) đi qua dung dịch nước brom dư tớiphản ứng hoàn toàn có 8 g brom phản ứng. Biết 6,72 lít hỗn hợp khí A(đktc) nặng 13 gam. Xác định CTPT của X và Y.

Tham khảo thêm:   Free Fire: Mẹo và chiến lược chơi game hiệu quả

Câu 3: (3 điểm)

1) Cho 100 ml dung dịch H2SO4 20% (d=1,14g/ml) vào 400 g dd BaCl2 5,2%. Khi kết thúc phản ứng, thu được kết tủa A và dung dịch B. Tính lượng kết tủa A và nồng độ % các chất trong B.

2) Khi làm lạnh 900g dd NaCl bão hòa ở 90oC về 0oC thì có bao nhiêu gam tinh thể NaCl khan tách ra, biết rằng độ tan của NaCl ở 90oC là 50g và ở 0oC là 35 gam.

Câu 4: (10 điểm)

1) Cho các nguyên tố: S, Mg, Al, P, O, Si, Na. Hãy sắp xếp các nguyên tố đã cho từ trái qua phải theo chiều giảm dần tính kim loại và tăng dần tính phi kim.

2) Cho lít khí CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 200ml dung dịch hỗn hợp KOH 1M và Ba(OH)2 1,5M thu được 47,28 g kết tủa. Viết các phương trình phản ứng và tìm V.

3) Có 2 thanh kim loại M (có hóa trị II trong hợp chất). Mỗi thanh nặng 20 gam.

a) Thanh thứ nhất được nhúng vào 100 ml dd AgNO3 0,3 M. Sau một thời gian phản ứng, lấy thanh kim loại ra, làm khô đem cân lại thấy thanh kim loại nặng 21,52 gam và nồng độ AgNO3 còn lại trong dung dịch là 0,1M. Coi thể tích dung dịch không thay đổi và lượng Ag sinh ra bám hoàn toàn vào thanh kim loại. Xác định M

b) Thanh thứ 2 được nhúng vào 460 gam dd FeCl3 20%. Sau 1 thời gian phản ứng, lấy thanh kim loại ra, dd thu được có nồng độ % của MCl2 bằng nồng độ % của FeCl3 còn lại. Biết chỉ phản ứng theo sơ đồ: M + FeCl3 → MCl2+FeCl2

Tham khảo thêm:   Thông báo về việc chấm dứt hộ kinh doanh Biểu mẫu kinh doanh

Xác định khối lượng thanh M sau khi lấy khỏi dung dịch

4) Để một lượng bột Fe nặng a gam ngoài không khí, sau một thời gian thu được 12 g gồm các oxit của sắt và sắt. Cho X tác dụng với dung dịch axit HNO3 loãng dư thấy giải phóng 2,24 lít khí NO duy nhất ở đktc. Viết các phương trình hóa học và tính a.

Câu 5: (2 điểm)

Hỗn hợp khí Xgồm 0,1 mol C2H2 và 0,25 mol H2. Cho X vào bình kín có dung tích 5 lít không đổi, chứa xúc tác Ni. Nung nóng bình một thời gian, được hỗn hợp khí Y. Đưa bình về 27,3oC, áp suất trong bình lúc này là p atm.

1) Đốt cháy hoàn toàn Y. Tính tỉ lệ mol CO2 và H2O thu được

2) Biết rằng hiệu suất chuyển hóa của C2H2 thành C2H4 và C2H2 thành C2H6 đều là h, tỉ khối của X so với Y là 23:35.Tính h,p.

Download tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề thi học sinh giỏi lớp 9 THCS tỉnh Phú Thọ năm 2012 – 2013 môn Hóa học Sở GD&ĐT Phú Thọ của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *