Viết một đoạn hội thoại về chủ đề Tiếng cười trên sân khấu sử dụng biện pháp nghịch ngữ là tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn đọc.
Cùng theo dõi nội dung chi tiết của tài liệu được Wikihoc.com đăng tải ngay sau đây để chuẩn bị bài nhanh chóng hơn.
Đề bài: Viết một đoạn hội thoại (khoảng từ bảy đến tám lượt lời) về chủ đề Tiếng cười trên sân khấu, trong đó có sử dụng biện pháp tu từ nghịch ngữ. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp này.
Mẫu tham khảo số 1
Hưng: – Hùng ơi, mai đi xem kịch với tớ không?
Hùng: Kịch gì vậy?
Hưng: – Vở hài kịch “Quan thanh tra”. Tớ vừa được bố cho hai vé này!
Hùng: – Tớ có nghe nói về vở kịch này rồi. Nhưng tâm trạng của tớ đang không vui. Tớ vừa bị cô giáo phê bình xong!
Hưng: Vậy càng phải đi xem hài kịch chứ! Thế mới vui được!
Hùng: Vừa xem vừa cười ra nước mắt à?
– Nghịch ngữ: cười ra nước mắt
– Tác dụng: nhấn mạnh vào tâm trạng buồn bã, chán nản của Hùng
Mẫu tham khảo số 2
Minh: Lan ơi, cậu có đọc Số đỏ của Vũ Trọng Phụng chưa?
Lan: Tớ có đọc cuốn rồi!
Minh: Cậu có thể kể điều ấn tượng nhất trong cuốn sách đó không?
Lan: Tớ ấn tượng nhất về đoạn đám ma của cụ cố tổ.
Minh: Sao lại vậy?
Lan: Vì đám ma diễn ra nhưng người thân của cụ cố tổ lại cảm thấy hạnh phúc!
Minh: Ồ! Ra vậy!
– Nghịch ngữ: đám ma – hạnh phúc
– Tác dụng: nhấn mạnh vào sự bất hiếu của người thân của cụ cố tổ trong truyện Số đỏ.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 12: Viết một đoạn hội thoại về chủ đề Tiếng cười trên sân khấu sử dụng biện pháp nghịch ngữ Những bài văn mẫu lớp 12 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.