SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
|
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 11 THPT
|
MÔN THI: TIN HỌC
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
——————————————————————————–
Sử dụng ngôn ngữ lập trình Turbo Pascal để lập trình giải các bài toán sau:
Câu 1: (3,0 điểm) Tìm số TIMSO.PAS
Cho số nguyên dương X, khi đảo ngược trật tự các chữ số của X ta sẽ thu được một số nguyên dương Y, Y được gọi là số đảo ngược của X.
Ví dụ: X = 613 thì Y = 316 là số đảo ngược của X.
Số nguyên dương Y được gọi là số nguyên tố nếu nó chỉ có hai ước số là 1 và chính nó, số 1 không phải là số nguyên tố.
Cho hai số nguyên dương P và Q (1 ≤ P ≤ Q ≤ 2.109; Q – P ≤ 105).
Yêu cầu: Hãy tìm tất cả các số nguyên dương X nằm thỏa mãn P ≤ X ≤ Q và số đảo ngược của số X là số nguyên tố.
Dữ liệu vào: Cho trong file văn bản TIMSO.INP có cấu trúc như sau:
– Dòng 1: Ghi hai số nguyên dương P Q, hai số được ghi cách nhau ít nhất một dấu cách.
Dữ liệu ra: Ghi ra file văn bản TIMSO.OUT trên nhiều dòng, mỗi dòng ghi một số nguyên X tìm dược.
Câu 2: (3,5 điểm) Tính tổng TONG.PAS
Cho hai số nguyên dương M và N, M có p chữ số và N có q chữ số.
Yêu cầu: Tính tổng của hai số M và N.
Dữ liệu vào: Cho trong file văn bản TONG.INP có cấu trúc như sau:
– Dòng 1: Ghi số nguyên dương p là số lượng chữ số của M (1 ≤ p ≤ 30000).
– Dòng 2: Ghi p chữ số của M theo thứ tự từ trái sang phải, các chữ số được ghi cách nhau ít nhất một dấu cách.
– Dòng 3: Ghi số nguyên dương q là số lượng chữ số của N (1 ≤ q ≤ 30000).
– Dòng 4: Ghi q chữ số của N theo thứ tự từ trái sang phải, các chữ số được ghi cách nhau ít nhất một dấu cách.
Dữ liệu ra: Ghi ra file văn bản TONG.OUT theo cấu trúc như sau:
– Dòng 1: Ghi số nguyên dương k là số lượng chữ số của tổng tìm được.
– Dòng 2: Ghi k chữ số của tổng tìm được theo thứ tự từ trái sang phải, các chữ số được ghi cách nhau ít nhất một dấu cách.
Câu 3: (3,5 điểm) Dãy con chung dài nhất DAYCON.PAS
Cho dãy số nguyên A gồm N phần tử a1, a2, …, aN và dãy số nguyên B gồm M phần tử b1, b2, …, bM. Các phần tử trong một dãy số có giá trị khác nhau từng đôi một.
(1 ≤ ai, bj ≤ 2.109; 1 ≤ N ≤ 100; 1 ≤ i ≤ N; 1 ≤ M ≤ 100; 1 ≤ j ≤ M).
Dãy C được gọi là dãy con của dãy A nếu dãy C nhận được từ dãy A bằng cách xóa đi một số phần tử và giữ nguyên thứ tự của các phần tử còn lại.
Nếu dãy C là dãy con của dãy A và cũng là dãy con của dãy B thì dãy C được gọi là dãy con chung của hai dãy A và B.
Yêu cầu: Hãy tìm dãy C là dãy con chung của hai dãy A và B sao cho số lượng phần tử của dãy C là lớn nhất.
Dữ liệu vào: Cho trong file văn bản DAYCON.INP có cấu trúc như sau:
– Dòng 1: Ghi số nguyên dương N là số lượng phần tử của dãy A.
– Dòng 2: Ghi N số nguyên là giá trị của các phần tử trong dãy A, các số được ghi cách nhau ít nhất một dấu cách.
– Dòng 3: Ghi số nguyên dương M là số lượng phần tử của dãy B.
– Dòng 4: Ghi M số nguyên là giá trị của các phần tử trong dãy B, các số được ghi cách nhau ít nhất một dấu cách.
Dữ liệu ra: Ghi ra file văn bản DAYCON.OUT theo cấu trúc như sau:
– Dòng 1: Ghi số nguyên dương K là số lượng phần tử của dãy C.
– Dòng 2: Ghi K số nguyên là giá trị của các phần tử trong dãy C, các số được ghi cách nhau một dấu cách.
– Dòng 3: Ghi K số nguyên dương lần lượt là chỉ số của các phần tử trong dãy A tương ứng với các giá trị của phần tử đó trong dãy C, các số được ghi cách nhau một dấu cách.
– Dòng 4: Ghi K số nguyên dương lần lượt là chỉ số của các phần tử trong dãy B tương ứng với các giá trị của phần tử đó trong dãy C, các số được ghi cách nhau một dấu cách.
Download tài liệu để xem thêm chi tiết
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề thi học sinh giỏi lớp 11 THPT tỉnh Quảng Bình năm học 2012 – 2013 môn Tin học – Có đáp án Sở GD&ĐT Quảng Bình của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.