Bạn đang xem bài viết ✅ Tin học 11 Bài 3: Thực hành về tệp, mảng và danh sách Tin học lớp 11 trang 97 sách Cánh diều ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập SGK Tin học 11 trang 97, 98, 99, 100 sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 11 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 3: Thực hành về tệp mảng và danh sách thuộc Chủ đề Fcs: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính (Giới thiệu nghề quản trị cơ sở dữ liệu).

Soạn Tin học 11 Cánh diều Bài 3 giúp các em học sinh hiểu được kiến thức biết cách sử dụng thực hành về tệp mảng và danh sách. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Tin học lớp 11 cho học sinh của mình theo chương trình mới.

Giải Nhiệm vụ Tin học 11 Bài 3

Nhiệm vụ 1

Lát cắt

a. Cho a là mảng (danh sách) các số. Hãy dùng lát cắt tạo danh sách b và dùng vòng lặp For in kết quả ra màn hình (xem mẫu ở Hình 1) để kiểm tra kết quả trong mỗi trường hợp sau:

b là nửa cuối của a

b là một phần tử kể từ đầu trái của a

b là các phần tử chỉ số lẻ của a

b. Cho a là ma trận (bảng số) hình vuông n x m các số thực. Hãy viết các câu lệnh (dùng lát cắt khi có thể) để in kết quả ra màn hình và kiểm tra kết quả trong mỗi trường hợp sau:

Tham khảo thêm:   Tin học 8 Bài 2: Sắp xếp dữ liệu Tin học lớp 8 Cánh diều trang 26, 27, 28

Các hàng chỉ số chẵn của a

Hai phần tử đầu tiên của hàng đầu tiên của a

Hai cột đầu tiên của a

Các cột chỉ số lẻ của a

Lời giải:

Toán tử lát cắt (hình 2) trích ra đoạn con liền mạch hay dãy con (có bước nhảy step cách quãng) từ một dãy tuần tự nhiều mục dữ liệu, ví dụ như một biến kiểu danh sách

Lưu ý: Nếu bước nhảy step nhận giá trị âm thì toán tử lát cắt sẽ đảo chiều, đi từ cuối danh sách lên đầu danh sách, từ phải sang trái, kết quả nhận được giống như dùng phương thức reverse() (xem ví dụ hình 3).

Nhiệm vụ 2

Vòng lặp

Cho a là mảng hai chiều hình vuông gồm n hàng và n cột các số thực. Hãy tính:

a. Tính tổng các phần tử chỉ số chẵn ở hàng I của a

b. Tổng các phần tử âm, tổng các phẩn tử không âm ở hàng i của a

c. In ra chỉ số các phần tử bằng số x cho trước.

Lời giải:

Vòng lặp for hoặc while duyệt qua các phần tử trong danh sách a và thân vòng lặp có thể xử lí lần lượt tất cả các phần tử hoặc chọn một số phần tử thoả mãn điều kiện nào đó: theo chỉ số i hoặc theo giá trị a(i)

Nhiệm vụ 3

Đọc dữ liệu từ tệp đầu vào và viết ra tệp

Cho tệp “bangDiem.txt” gồm nhiều dòng; các mục dữ liệu cách nhau khoảng trống:

– Dòng thứ nhất: Hai số nguyên dương n và m; với n là số học sinh, m là số môn học.

Tham khảo thêm:   Kế hoạch giáo dục môn Giáo dục thể chất 8 Kết nối tri thức với cuộc sống KHGD môn GDTC 8 (Phụ lục III Công văn 5512)

– Dòng thứ hai: TênHS Toán Văn Tin Li… gồm (m+1) từ.

– n dòng tiếp theo, mỗi dòng có tên học sinh và điểm các môn học của học sinh đó.

Hãy viết một hàm nhapTuTep() để đọc tệp dữ liệu đầu vào “bangDiem.txt” và khởi tạo dữ liệu sẵn sàng để tính toán phân tích kết quả học tập:

a) Một mảng hai chiều n x m các số thực.

b) Hai danh sách: danh sách tên học sinh và danh sách tên môn học.

Lời giải:

Có thể tạo tệp “bangDiem.txt” bằng cách chỉnh sửa và bổ sung bảng trong Hình la ở Bài 2; từ Word hay Excel, thao tác CopyPaste vào cửa sổ của Notepad hay cửa sổ soạn thảo của Python; ghi lưu thành tệp có định dạng text.

– Đọc từng dòng của tập đầu vào.

– Chuyển đổi mỗi mục của danh sách sang kiểu dữ liệu cần thiết và nối thêm vào

danh sách tương ứng trong chương trình (tham khảo chương trình ở Hình 4).

Trong Python, nếu một dòng gồm nhiều mục khác kiểu dữ liệu, xen kẽ nhau, thì phải truy cập từng phần tử của danh sách và chuyển từ xâu kí tự thành kiểu dữ liệu đúng mô tả.

Các thao tác với tệp dữ liệu

Đầu vào là tệp thuần văn bản chữ và số (đuôi tên tệp “txt”) gồm nhiều dòng; mỗi dòng gồm nhiều từ, mỗi từ là một mục dữ liệu, phân cách bằng khoảng trống.

Các bước thực hiện như sau:

Bước 1. Mở tệp để đọc hay viết, sử dụng hàm open () như ví dụ ở Hình 5.

Bước 2. Đọc từ tệp, có thể dùng các phương thức read(), readline(), readlines() kết hợp với split():

Tham khảo thêm:   Thông tư số 03/2011/TTLT-BCA-BTC Hướng dẫn điều chỉnh mức trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân

read().split() : Đọc từng từ và nối liền toàn bộ các dòng thành một danh sách các từ. Sử dụng khi tệp ngắn và cần xử lí toàn bộ nội dung tệp.

readline().split() : Đọc một dòng, trả về danh sách các từ, thường dùng nhất. readlines() : Đọc toàn bộ tệp, trả về danh sách các dòng, mỗi dòng là một xâu kí tự, kết thúc bằng ‘n (dấu xuống dòng).

Bước 3. Xuất ra tệp thuần văn bản: có thể dùng hàm print, sau khi đã chuyển đầu ra chuẩn từ màn hình sang tệp đã mở để viết vào như sau:

Bước 4. Đóng tệp, dùng phương thức close().

Lưu ý: Nếu giữa các từ được phân cách nhau bằng dấu phẩy thì ta có tệp kiểu “csv” (comma separated value) và cần dùng split(‘,’) thay vì dạng mặc định split(). Cần chuyển thành kiểu danh sách (hay mảng) nên sẽ kết hợp xử lí bằng split(‘,’).

Vận dụng Tin học 11 Bài 3

Tạo dãy số thực ngẫu nhiên, sử dụng các hàm mean, median, mode trong modun staticsticcs để:

a. Tìm mean của a và đếm số phần tử bé hơn, bằng, lớn hơn mean.

b. Tìm mean của a và cho biết đó là phần tử nào hay nó ở giữa hai phần tử nào.

c. Tìm mode của a và cho biết số lần xuất hiện và dãy các chỉ số tương ứng.

d. Áp dụng để phân tích dãy điểm từng môn học của lớp 11A.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Tin học 11 Bài 3: Thực hành về tệp, mảng và danh sách Tin học lớp 11 trang 97 sách Cánh diều của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *