Bộ đề thi học kì 1 môn Sinh học 11 năm 2023 – 2024 Chân trời sáng tạo gồm đề kiểm tra,có đáp án chi tiết kèm theo.
Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Sinh học được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa Chân trời sáng tạo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho quý thầy cô và các em ôn tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho học kì 1 lớp 11 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Đề kiểm tra học kì 1 Sinh học 11 sách Chân trời sáng tạo năm 2023 – 2024, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Sinh học
TRƯỜNG THPT …… |
ĐỀ THI HỌC KỲ I |
A. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Các chất vận chuyển trong dòng mạch rây có thể di chuyển theo
A. một hướng, từ lá xuống thân và rễ.
B. một hướng, từ rễ lên thân và lá.
C. hai hướng, từ lá xuống thân, rễ hoặc theo chiều ngược lại.
D. ba hướng, từ rễ lên thân, từ thân xuống rễ và từ lá thoát ra ngoài.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng về dòng mạch gỗ?
A. Mạch gỗ được tạo thành do các tế bào hình ống không có thành tế bào nối liền với nhau.
B. Mạch gỗ vận chuyển nước, các chất khoáng hoà tan và một số chất hữu cơ tổng hợp từ rễ lên thân và lá.
C. Động lực làm cho các chất di chuyển trong dòng mạch gỗ là do sự chênh lệch gradient nồng độ của các chất vận chuyển.
D. Trong mạch gỗ, lực liên kết giữa các phân tử nước và lực bám giữa phân tử nước với thành mạch dẫn có tác dụng kéo nước từ rễ lên lá.
Câu 3: Phân tử O2 giải phóng từ quang hợp có nguồn gốc từ
A. CO2.
B. RuBP.
C. H2O.
D. PGA.
Câu 4: Phát biểu nào không đúng khi nói về các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình quang hợp?
A. Thực vật C4 có điểm bù CO2 thấp hơn thực vật C3.
B. Nồng độ CO2 thích hợp cho cây quang hợp là 0,03 %.
C. Các loài thực vật có điểm bão hòa ánh sáng giống nhau.
D. Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình quang hợp thông qua sự ảnh hưởng đến hoạt tính của enzyme xúc tác các phản ứng trong pha sáng và pha tối.
Câu 5: Hình thức hô hấp chủ yếu ở thực vật là
A. hô hấp kị khí.
B. hô hấp hiếu khí.
C. lên men.
D. hô hấp kị khí và lên men.
Câu 6: Mục đích chính của việc ngâm hạt trước khi gieo là
A. tăng cường lượng nước trong tế bào để kích thích quá trình hô hấp.
B. giảm nồng độ CO2 trong tế bào để kích thích quá trình hô hấp.
C. tăng nồng độ O2 trong tế bào để kích thích quá trình hô hấp.
D. giữ nhiệt độ ổn định phù hợp với quá trình hô hấp.
Câu 7: Các động vật thuộc ngành Thân lỗ có hình thức tiêu hoá
A. ngoại bào.
B. nội bào.
C. ngoài cơ thể.
D. trong cơ thể.
Câu 8: Cho các bệnh sau đây, có bao nhiêu bệnh liên quan đến hệ tiêu hoá?
(1) Viêm loét dạ dày.
(2) Ung thư trực tràng.
(3) Nhồi máu cơ tim.
(4) Sâu răng.
(5) Viêm gan A.
(6) Suy thận mãn tính.
A. 6.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 9: Trong hoạt động hô hấp ở người, sự thay đổi của thể tích lồng ngực là nhờ
A. quá trình thông khí ở phổi.
B. sự co dãn của các cơ hô hấp.
C. sự thay đổi của áp suất trong lồng ngực.
D. sự chênh lệch phân áp O2 và CO2.
Câu 10: Thứ tự các hoạt động diễn ra khi người hít vào là:
A. Cơ liên sườn co → Cơ hoành co → Lồng ngực và phổi dãn rộng → Không khí từ ngoài đi vào phổi.
B. Cơ liên sườn co → Cơ hoành dãn → Lồng ngực và phổi dãn rộng → Không khí từ ngoài đi vào phổi.
C. Cơ liên sườn dãn → Cơ hoành co → Lồng ngực và phổi dãn rộng → Không khí từ ngoài đi vào phổi.
D. Cơ liên sườn dãn → Cơ hoành dãn → Lồng ngực và phổi dãn rộng → Không khí từ ngoài đi vào phổi.
Câu 11: Trong điều kiện sinh lí bình thường, ở người trưởng thành, thời gian pha nhĩ co khoảng
A. 0,1 s.
B. 0,8 s.
C. 0,3 s.
D. 0,4 s.
Câu 12: Bộ phận nào sau đây giữ chức năng điều khiển hoạt động điều hoà tim mạch?
A. Tim.
B. Mạch máu.
C. Hành não.
D. Tuyến trên thận.
Câu 13: Phát biểu nào không đúng khi nói về hoạt động của tim và hệ mạch?
A. Huyết áp giảm dần từ động mạch → mao mạch → tĩnh mạch.
B. Tim co dãn tự động theo chu kì là do hoạt động của hệ dẫn truyền tim.
C. Vận tốc máu trong hệ mạch tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện của mạch.
D. Huyết áp tâm thu ứng với lúc tim giãn, huyết áp tâm trương ứng với lúc tim co.
Câu 14: Dụng cụ nào sau đây được sử dụng để đo huyết áp?
A. Nhiệt kế.
B. Ống nghe tim phổi.
C. Huyết áp kế điện tử.
D. Máy kích thích điện.
Câu 15: Adrenalin tác động đến sự hoạt động của tim làm cho
A. tim đập chậm hơn, yếu hơn, mạch máu co và huyết áp tăng.
B. tim đập nhanh hơn, mạnh hơn, mạch máu dãn và huyết áp giảm.
C. tim đập chậm hơn, yếu hơn, mạch máu co và huyết áp tăng.
D. tim đập nhanh hơn, mạnh hơn, mạch máu co và huyết áp tăng.
Câu 16: Miễn dịch không đặc hiệu có vai trò khi nào?
A. Khi cơ thể bị các tác nhân gây hại xâm nhiễm.
B. Khi cơ thể không tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh.
C. Khi cơ thể bị các vết thương ở da hay niêm mạc.
D. Khi cơ thể mắc các bệnh tự miễn.
Câu 17: Tiêm hoặc uống vaccine là
A. đưa kháng nguyên vào cơ thể.
B. đưa chất tạo kháng nguyên vào cơ thể.
C. đưa kháng nguyên hoặc chất tạo kháng nguyên vào cơ thể.
D. đưa kháng nguyên và kháng thể vào cơ thể.
Câu 18: Trường hợp hệ miễn dịch tạo ra các đáp ứng chống lại các tế bào, cơ quan của cơ thể được gọi là
A. hiện tượng dị ứng.
B. hiện tượng tự miễn.
C. hiện tượng di căn.
D. ung thư.
Câu 19: Khi nói về miễn dịch không đặc hiệu, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Miễn dịch không đặc hiệu chỉ xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể.
B. Miễn dịch không đặc hiệu có sự tham gia của các kháng thể do các tế bào lympho B tiết ra.
C. Miễn dịch không đặc hiệu có sự tham gia của tế bào lympho T độc và T nhớ.
D. Miễn dịch không đặc hiệu mang tính chất bẩm sinh, có thể di truyền và không cần tiếp xúc trước với kháng nguyên.
Câu 20: Đâu là cơ quan chính thực hiện chức năng bài tiết của cơ thể?
A. Gan.
B. Ruột.
C. Thận.
D. Phổi.
Câu 21: Sự duy trì ổn định của môi trường bên trong cơ thể, đảm bảo cho sự tồn tại và thực hiện được chức năng sinh lí của các tế bào gọi là
A. cân bằng áp suất thẩm thấu.
B. cân bằng nội môi.
C. cân bằng độ pH.
D. cân bằng huyết áp.
Câu 22: Phát biểu nào không đúng khi nói về cân bằng nội môi?
A. Cân bằng nội môi có tính chất cân bằng động.
B. Điều hoà cân bằng nội môi chính là cân bằng áp suất thẩm thấu của tế bào.
C. Cân bằng nội môi đảm bảo cho sự tồn tại và thực hiện được chức năng sinh lí của các tế bào trong cơ thể.
D. Cân bằng nội môi gồm cân bằng hàm lượng nước; nồng độ các chất như glucose, các ion, amino acid, muối khoáng,…
Câu 23: Cảm ứng ở sinh vật là
A. khả năng chịu đựng những tác động từ môi trường xung quanh của cơ thể sinh vật.
B. sự thu nhận các kích thích từ môi trường của cơ thể sinh vật.
C. sự thu nhận và trả lời của cơ thể sinh vật đối với kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
D. khả năng phản ứng của cơ thể sinh vật đối với kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
Câu 24: Các phản ứng của thực vật trả lời các kích thích của môi trường được điều khiển bởi
A. dịch mạch gỗ.
B. hormone thực vật.
C. màng tế bào.
D. hệ thần kinh.
Câu 25: Hướng tiếp xúc là
A. phản ứng sinh trưởng của cây đối với sự tiếp xúc.
B. sự sinh trưởng của rễ để tăng diện tích tiếp xúc với đất.
C. sự sinh trưởng của thân để tránh tiếp xúc với đất.
D. sự vận động của thân (cành) để lá tăng diện tích tiếp xúc với ánh sáng.
Câu 26: Trong quá trình cảm ứng ở thực vật, thông tin được truyền từ bộ phận tiếp nhận đến bộ phận xử lí dưới dạng
A. xung thần kinh.
B. các dòng electron hoặc các chất hoá học.
C. các phản ứng hoá học.
D. các ion khuếch tán qua màng sinh chất.
Câu 27: Ví dụ nào sau đây thuộc kiểu ứng động không sinh trưởng?
A. Cây đóng khí khổng khi nhiệt độ tăng quá cao.
B. Hiện tượng “thức và ngủ” của lá cây họ Đậu theo đồng hồ sinh học.
C. Các loài cây như trầu bà, bầu, bí,… có thân quấn quanh giá thể.
D. Ngọn cây uốn cong về phía có ánh sáng.
Câu 28: Để chứng minh tính ứng động ở thực vật, ta có thể thường sử dụng bao nhiêu mẫu vật sau đây?
(1) Cây trinh nữ.
(2) Cây đậu.
(3) Hoa hồng.
(4) Cây bắt ruồi.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
B. Phần tự luận
Câu 1 (1 điểm): Giải thích tại sao ăn mặn (nhiều muối) thường xuyên sẽ tăng nguy cơ bị bệnh cao huyết áp.
Câu 2 (1 điểm): Hiện tượng “nở hoa của cây mười giờ” thuộc kiểu cảm ứng nào. Giải thích.
Câu 3 (1 điểm): Khi bị kẻ thù rượt đuổi, hoạt động của tim mạch ở động vật đã được điều hoà như thế nào để đảm bảo cho cơ xương hoạt động tốt nhằm thoát khỏi mối nguy hiểm?
Đáp án đề thi học kì 1 Sinh 11
I. Phần trắc nghiệm
1. C |
2. B |
3. C |
4. C |
5. B |
6. A |
7. B |
8. C |
9. B |
10. A |
11. A |
12. C |
13. D |
14. C |
15. D |
16. A |
17. C |
18. B |
19. D |
20. C |
21. B |
22. B |
23. C |
24. B |
25. A |
26. B |
27. A |
28. C |
II. Phần tự luận
Câu 1:
Ăn mặn (nhiều muối) thường xuyên sẽ tăng nguy cơ bị bệnh cao huyết áp vì: Khi ăn mặn, áp suất thẩm thấu máu tăng kích thích giải phóng hormone ADH, dẫn tới tăng tái hấp thu nước ở ống lượn xa và ống góp, đồng nghĩa, làm giảm lượng nước tiểu và tăng lượng nước trong máu. Đồng thời, ăn mặn cũng khiến cho bạn có cảm giác khát nước nhiều hơn. Kết quả dẫn đến thể tích tuần hoàn tăng lên khiến áp lực lên mạch máu tăng. Lâu dần, áp lực này dẫn đến tình trạng bệnh lí tăng huyết áp. Ngoài ra, muối cũng làm tăng độ nhạy của tim mạch và thận với adrenaline – một chất có khả năng làm huyết áp tăng lên.
Câu 2:
Hiện tượng “nở của cây mười giờ” thuộc kiểu ứng động sinh trưởng. Vì hiện tượng này xảy ra do tốc độ sinh trưởng và phân chia tế bào không đều ở mặt trên và mặt dưới của hoa làm cho hoa nở hoặc khép dưới tác dụng của các tác nhân kích thích không định hướng mang tính chu kì như nhiệt độ, ánh sáng,…
Câu 3:
Khi bị kẻ thù rượt đuổi, hormone adrenaline (hormone tuyến thượng thận) ở động vật được tiết ra nhiều hơn. Hormone adrenaline làm tăng nhịp tim, tăng hoạt động cơ tim, gây co mạch máu tới hệ tiêu hoá, hệ bài tiết và làm dãn mạch máu tới cơ xương (cơ vân). Điều đó giúp tăng cường vận chuyển chất dinh dưỡng và O2 đến các tế bào cơ xương để thực hiện hô hấp tế bào tạo năng lượng cho cơ xương tăng cường hoạt động. Nhờ đó, động vật có thể chạy nhanh hơn để thoát khỏi sự rượt đuổi của kẻ thù.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề thi học kì 1 môn Sinh học 11 năm 2023 – 2024 sách Chân trời sáng tạo Đề kiểm tra học kì 1 Sinh 11 (Có đáp án) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.