Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 18/2019/TT-BGTVT Hướng dẫn kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ngày 20/05/2019, Bộ Giao thông Vận tải ban hành Thông tư 18/2019/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện Nghị định 139/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới.

Theo đó, trên một dây chuyền kiểm định, đơn vị kiểm định phải phân công tối thiểu 03 kiểm định viên thực hiện kiểm tra trực tiếp xe cơ giới. Đơn vị đăng kiểm phải đảm bảo các điều kiện về nhân lực theo đúng quy định của pháp luật trong suốt quá trình hoạt động.

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 18/2019/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2019

THÔNG TƯ 18/2019/TT-BGTVT

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 139/2018/NĐ-CP NGÀY 08 THÁNG 10 NĂM 2018 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ KIỂM ĐỊNH XE CƠ GIỚI

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị định số 139/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học – Công nghệ và Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 139/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn thực hiện Nghị định số 139/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới (sau đây viết tắt là Nghị định 139/2018/NĐ-CP).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới.

2. Thông tư này không áp dụng đối với các Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện kiểm định xe cơ giới thuộc quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.

Chương II

THỰC TẬP NGHIỆP VỤ ĐĂNG KIỂM VIÊN

Điều 3. Thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới

Người thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới (sau đây gọi là đăng kiểm viên thực tập) đáp ứng các quy định tại điểm a và d khoản 1 Điều 14 của Nghị định số 139/2018/NĐ-CP được tập huấn lý thuyết nghiệp vụ và thực hành kiểm định xe cơ giới trong thời gian tối thiểu 12 tháng.

Điều 4. Tập huấn lý thuyết nghiệp vụ

Đăng kiểm viên thực tập được tập huấn lý thuyết nghiệp vụ bao gồm các nội dung sau:

1. Tổng quan: hệ thống mạng lưới, tổ chức kiểm định xe cơ giới; đạo đức nghề nghiệp; quy định về trách nhiệm và xử lý vi phạm trong công tác kiểm định; quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đăng kiểm xe cơ giới;

2. Văn bản pháp lý: các văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn nghiệp vụ trong hoạt động kiểm định xe cơ giới;

3. Tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình trong công tác kiểm định;

4. Hướng dẫn sử dụng thiết bị kiểm tra;

5. Hướng dẫn kiểm tra xe cơ giới theo hạng mục kiểm tra, phương pháp kiểm tra; công đoạn và quy trình kiểm tra xe cơ giới; đánh giá kết quả kiểm tra;

6. Hướng dẫn sử dụng chương trình, phần mềm quản lý kiểm định xe cơ giới, tra cứu thông tin phương tiện.

Điều 5. Thực hành kiểm định xe cơ giới tại đơn vị đăng kiểm

1. Sau khi hoàn thành tập huấn lý thuyết nghiệp vụ, trong thời gian không quá 10 ngày làm việc, đăng kiểm viên thực tập phải triển khai thực hành kiểm định xe cơ giới tại đơn vị đăng kiểm.

2. Trong thời gian thực tập, đăng kiểm viên thực tập phải thực hành các nội dung sau: kiểm tra 05 công đoạn trên dây chuyền kiểm định, sử dụng thiết bị kiểm tra và các chương trình, phần mềm quản lý kiểm định xe cơ giới.

3. Đăng kiểm viên thực tập phải lập báo cáo thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này. Báo cáo thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới là căn cứ để đơn vị đăng kiểm xe cơ giới xác nhận thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới.

4. Lãnh đạo đơn vị đăng kiểm phân công đăng kiểm viên hướng dẫn thực tập và chịu trách nhiệm về nội dung thực tập của đăng kiểm viên thực tập tại đơn vị đăng kiểm với số lượng xe thực tập: tối thiểu 400 xe/mỗi công đoạn của nhiều loại xe khác nhau (có thể thực tập nhiều công đoạn trên một xe), trong đó mỗi công đoạn thực tập tối thiểu 100 xe tải, 100 xe khách. Riêng việc lập hồ sơ phương tiện phải được thực hiện cho 400 xe.

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Ngày Về Xa Xôi

5. Người hướng dẫn thực tập phải là đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao hoặc đăng kiểm viên xe cơ giới có kinh nghiệm tối thiểu 36 tháng. Đăng kiểm viên thực tập được kiểm tra và đánh giá xe cơ giới vào kiểm định dưới sự hướng dẫn, giám sát của người hướng dẫn thực tập; người hướng dẫn thực tập phải chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá tình trạng kỹ thuật xe cơ giới vào kiểm định.

6. Các công đoạn kiểm tra phương tiện trên dây chuyền kiểm định bao gồm:

a) Công đoạn 1: lập hồ sơ phương tiện và kiểm tra nhận dạng, tổng quát;

b) Công đoạn 2: kiểm tra phần trên của phương tiện;

c) Công đoạn 3: kiểm tra hiệu quả phanh và trượt ngang;

d) Công đoạn 4: kiểm tra môi trường;

đ) Công đoạn 5: kiểm tra phần dưới của phương tiện.

Chương III

TẬP HUẤN NGHIỆP VỤ ĐĂNG KIỂM VIÊN VÀ NHÂN VIÊN NGHIỆP VỤ

Điều 6. Tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm viên

1. Trong suốt quá trình giữ hạng, các đăng kiểm viên phải tham gia tập huấn cập nhật, bổ sung nghiệp vụ kiểm định xe cơ giới khi có sự thay đổi về tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định của pháp luật có liên quan và tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác kiểm định xe cơ giới.

2. Đăng kiểm viên xe cơ giới được thực hiện kiểm tra 05 công đoạn trong kiểm định xe cơ giới, đáp ứng quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 14 của Nghị định 139/2018/NĐ-CP có nhu cầu tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao sẽ được tập huấn các nội dung sau:

a) Văn bản pháp lý: cập nhật các quy định, hướng dẫn nghiệp vụ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong kiểm định và kiểm tra chứng nhận kiểu loại xe cơ giới;

b) Nghiệp vụ kỹ thuật: phân tích kết cấu; chẩn đoán trạng thái kỹ thuật, hư hỏng và nguyên nhân hư hỏng của các chi tiết, hệ thống, tổng thành xe cơ giới và biện pháp khắc phục; quy định chung về cải tạo xe cơ giới; công nghệ mới được trang bị trên xe cơ giới; nội dung, phương pháp và thiết bị kiểm tra mới trong công tác kiểm định;

c) Các chuyên đề: khuyến nghị của Tổ chức kiểm định ô tô quốc tế trong công tác kiểm định, quản lý chất lượng các đơn vị đăng kiểm; an toàn giao thông và giám định tai nạn giao thông đường bộ; các yêu cầu về hướng dẫn thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới.

Điều 7. Tập huấn nhân viên nghiệp vụ

Người tham gia tập huấn nhân viên nghiệp vụ được tập huấn các nội dung sau:

1. Tập huấn lý thuyết

a) Tổng quan: hệ thống mạng lưới, tổ chức kiểm định xe cơ giới; đạo đức nghề nghiệp; quy định về trách nhiệm và xử lý vi phạm trong công tác kiểm định; quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đăng kiểm xe cơ giới;

b) Văn bản pháp lý: các quy định, hướng dẫn nghiệp vụ; yêu cầu về hồ sơ kiểm định; trình tự thực hiện kiểm định; phân loại phương tiện, phí, lệ phí kiểm định; quản lý hồ sơ, báo cáo, truyền số liệu kiểm định.

2. Hướng dẫn thực hành: hướng dẫn sử dụng các chương trình, phần mềm quản lý kiểm định xe cơ giới.

3. Kết thúc tập huấn, người tham gia tập huấn nhân viên nghiệp vụ được cấp Chứng chỉ tập huấn nhân viên nghiệp vụ kiểm định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

Chương IV

ĐÁNH GIÁ NGHIỆP VỤ ĐĂNG KIỂM VIÊN

Điều 8. Đánh giá nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới

1. Sau khi nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng kiểm viên hạng đăng kiểm viên xe cơ giới (sau đây viết tắt là giấy chứng nhận đăng kiểm viên xe cơ giới), Cục Đăng kiểm Việt Nam tổ chức đánh giá lý thuyết và thực hành kiểm tra 05 công đoạn trên dây chuyền kiểm định cho đăng kiểm viên thực tập để cấp giấy chứng nhận đăng kiểm viên xe cơ giới.

2. Trường hợp đánh giá cấp giấy chứng nhận đăng kiểm viên xe cơ giới lần đầu, kết quả đánh giá đạt yêu cầu khi đăng kiểm viên thực tập có kết quả đánh giá lý thuyết đạt yêu cầu và có kết quả đánh giá thực hành đạt từ 3 công đoạn trở lên. Nếu kết quả đánh giá không đạt, đăng kiểm viên thực tập phải đánh giá lại theo các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Trường hợp đánh giá để cấp lại giấy chứng nhận đăng kiểm viên xe cơ giới khi giấy chứng nhận đăng kiểm viên xe cơ giới hết hiệu lực, kết quả đánh giá đạt yêu cầu khi đăng kiểm viên xe cơ giới có kết quả đánh giá lý thuyết đạt yêu cầu và có kết quả đánh giá thực hành đạt từ 3 công đoạn trở lên. Nếu kết quả đánh giá không đạt, đăng kiểm viên xe cơ giới phải đánh giá lại theo các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.

Tham khảo thêm:   Hướng dẫn tải game Call of Duty: Warzone 2 miễn phí

4. Trường hợp đăng kiểm viên xe cơ giới có kết quả đánh giá đạt yêu cầu nhưng phần đánh giá thực hành không đạt đủ 05 công đoạn, tổ chức, cá nhân được đề nghị đánh giá bổ sung những công đoạn không đạt sau 06 tháng kể từ ngày đánh giá gần nhất.

5. Đăng kiểm viên xe cơ giới chỉ được thực hiện kiểm tra các công đoạn ghi trên giấy chứng nhận đăng kiểm viên xe cơ giới.

Điều 9. Đánh giá nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao

1. Căn cứ vào nhu cầu của các đơn vị đăng kiểm, Cục Đăng kiểm Việt Nam thông báo kế hoạch đánh giá đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao để cấp giấy chứng nhận đăng kiểm viên hạng đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao (sau đây viết tắt là giấy chứng nhận đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao).

2. Các nội dung đánh giá bao gồm: lý thuyết; thực hành kiểm định xe cơ giới trên dây chuyền kiểm định.

3. Đăng kiểm viên xe cơ giới được thực hiện kiểm tra 05 công đoạn trong kiểm định xe cơ giới được tham gia đánh giá để cấp giấy chứng nhận đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao lần đầu. Kết quả đánh giá đạt yêu cầu khi đăng kiểm viên xe cơ giới có kết quả đánh giá lý thuyết đạt yêu cầu và có kết quả đánh giá thực hành đạt đủ 06 nội dung (theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 139/2018/NĐ-CP). Nếu kết quả đánh giá không đạt, đăng kiểm viên xe cơ giới thực hiện đánh giá lại theo các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Trường hợp đánh giá để cấp lại giấy chứng nhận đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao khi giấy chứng nhận đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao hết hiệu lực, kết quả đánh giá đạt yêu cầu khi đăng kiểm viên xe cơ giới có kết quả đánh giá lý thuyết đạt yêu cầu và có kết quả đánh giá thực hành đạt đủ 06 nội dung (theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 139/2018/NĐ-CP). Nếu kết quả đánh giá không đạt, đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao thực hiện đánh giá lại theo các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này.

5. Kết quả đánh giá để cấp giấy chứng nhận đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao không được sử dụng để cấp giấy chứng nhận đăng kiểm viên xe cơ giới.

Điều 10. Người đánh giá nghiệp vụ đăng kiểm viên

Người đánh giá nghiệp vụ đăng kiểm viên phải là đăng kiểm viên thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam, có kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực đăng kiểm xe cơ giới tối thiểu 05 năm.

Chương V

HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ ĐĂNG KIỂM

Điều 11. Quy định về nhân lực trong quá trình hoạt động

1. Trong suốt quá trình hoạt động, đơn vị đăng kiểm phải luôn đảm bảo các điều kiện về nhân lực theo quy định tại Điều 7 của Nghị định số 139/2018/NĐ-CP.

2. Đơn vị đăng kiểm phải phân công tối thiểu 03 đăng kiểm viên thực hiện kiểm tra trực tiếp xe cơ giới trên một dây chuyền kiểm định.

Điều 12. Các nội dung niêm yết tại đơn vị đăng kiểm

1. Phòng chờ phải được niêm yết các nội dung về quy trình kiểm định, biểu mức thu giá, phí, lệ phí, chu kỳ kiểm định, số điện thoại đường dây nóng của Cục Đăng kiểm Việt Nam, Sở Giao thông vận tải (nếu có).

2. Xưởng kiểm định phải được niêm yết các nội dung sau:

a) Quy định về an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy;

b) Nội quy sử dụng thiết bị kiểm tra: được trình bày thành từng bảng có vị trí treo tương ứng với từng thiết bị;

c) Nội dung kiểm tra, phương pháp kiểm tra và khiếm khuyết, hư hỏng.

Chương VI

KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN VÀ DUY TRÌ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH XE CƠ GIỚI

Điều 13. Triển khai xây dựng đơn vị đăng kiểm

1. Trước khi xây dựng đơn vị đăng kiểm, tổ chức thành lập đơn vị đăng kiểm phải thông báo với Cục Đăng kiểm Việt Nam các nội dung sau:

a) Vị trí xây dựng đơn vị đăng kiểm;

b) Thời gian dự kiến hoàn thành xây dựng và bắt đầu tham gia hoạt động kiểm định.

2. Trong quá trình xây dựng nếu có sự thay đổi các nội dung đã thông báo, tổ chức thành lập đơn vị đăng kiểm hoặc đơn vị đăng kiểm phải thông báo lại với Cục Đăng kiểm Việt Nam.

3. Sau khi hoàn thành việc xây dựng, lắp đặt cơ sở vật chất kỹ thuật, đơn vị đăng kiểm lập hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 139/2018/NĐ-CP, trong đó:

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Còn gì đau hơn chữ đã từng

a) Danh sách trích ngang các chức danh làm việc tại đơn vị theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Bản đối chiếu các quy định về cơ sở vật chất, dây chuyền kiểm định theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 14. Kiểm tra, đánh giá điều kiện và duy trì điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới

Thành viên tham gia đoàn kiểm tra, đánh giá điều kiện và duy trì điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới thực hiện kiểm tra các nội dung và ghi nhận trong biên bản như sau:

1. Diện tích mặt bằng của đơn vị đăng kiểm: kết quả kiểm tra, đánh giá ghi vào biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Xưởng kiểm định: kiểm tra kích thước thông xe tối thiểu của xưởng kiểm định, khoảng cách giữa tâm hai dây chuyền kiểm định liền kề, khoảng cách từ tâm dây chuyền phía ngoài đến mặt trong tường bao gần nhất; kết quả kiểm tra, đánh giá ghi vào biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Thiết bị kiểm tra, dụng cụ kiểm tra: kiểm tra số lượng, chủng loại, nhãn hiệu, độ chính xác, thời hạn hiệu chuẩn, việc bố trí hợp lý theo quy trình kiểm định, phần mềm điều khiển, việc cài đặt tiêu chuẩn đánh giá, thiết lập quy trình đo, khả năng kết nối truyền dữ liệu; kết quả kiểm tra, đánh giá được ghi vào biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Nhân lực:

a) Kiểm tra hồ sơ tuyển dụng, hợp đồng lao động, quyết định cấp giấy chứng nhận đăng kiểm viên, chứng chỉ tập huấn đối với nhân viên nghiệp vụ, quyết định bổ nhiệm phụ trách dây chuyền và lãnh đạo đơn vị đăng kiểm;

b) Tổng hợp đánh giá việc tuân thủ các quy trình, quy định (đối với kiểm tra, đánh giá việc duy trì điều kiện hoạt động) có liên quan trong công tác kiểm định của cá nhân thông qua kết quả kiểm tra, đánh giá nội dung tại khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều này và các lỗi vi phạm trong kỳ đánh giá (nếu có); kết quả kiểm tra, đánh giá được ghi vào biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Thực hiện quy trình kiểm định: tiến hành đánh giá sự hoạt động của dây chuyền, việc tuân thủ quy trình, quy định và chất lượng công tác kiểm định của đăng kiểm viên, đơn vị đăng kiểm; kết quả kiểm tra, đánh giá được ghi vào biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này.

6. Hồ sơ và dữ liệu (đối với kiểm tra, đánh giá việc duy trì điều kiện hoạt động): đánh giá việc tuân thủ các quy định có liên quan trong công tác kiểm định của cá nhân, đơn vị thông qua kiểm tra hồ sơ và dữ liệu lưu trữ; kết quả kiểm tra, đánh giá được ghi vào biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này.

7. Các sổ theo dõi, chế độ báo cáo, quản lý, sử dụng ấn chỉ kiểm định: đánh giá việc tuân thủ các quy định có liên quan trong công tác kiểm định của cá nhân, đơn vị đăng kiểm thông qua kiểm tra việc mở sổ sách theo dõi và ghi chép, thực hiện báo cáo định kỳ, quản lý và sử dụng ấn chỉ kiểm định; kết quả kiểm tra, đánh giá được ghi vào biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này.

8. Kết quả kiểm tra, đánh giá được ghi theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 139/2018/NĐ-CP trên cơ sở tổng hợp kết quả từ các biên bản kiểm tra, đánh giá do các thành viên trong đoàn đã lập.

Điều 15. Lưu trữ hồ sơ kiểm tra, đánh giá

1. Hồ sơ kiểm tra, đánh giá cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới được lập thành 02 bộ, 01 bộ lưu tại đơn vị đăng kiểm, 01 bộ lưu tại Cục Đăng kiểm Việt Nam làm cơ sở để kiểm tra, đánh giá việc duy trì điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới.

2. Biên bản kiểm tra, đánh giá việc duy trì các điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới được lập thành 02 bộ, 01 bộ lưu tại đơn vị đăng kiểm, 01 bộ lưu tại Cục Đăng kiểm Việt Nam, thời hạn lưu trữ tối thiểu 05 năm.

………..

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 18/2019/TT-BGTVT Hướng dẫn kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *