Bạn đang xem bài viết ✅ Đề thi học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Đề kiểm tra cuối kì 1 Công nghệ 11 (Có đáp án + Ma trận) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề thi học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2023 – 2024 Kết nối tri thức với cuộc sống gồm đề kiểm tra có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi.

Đề thi cuối học kì 1 Công nghệ 11 Kết nối tri thức được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa Kết nối tri thức. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho quý thầy cô và các em ôn tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho học kì 1 lớp 11 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết đề thi học kì 1 Công nghệ 11 năm 2023 – 2024 Kết nối tri thức với cuộc sống, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Lưu ý: Đây là đề thi cuối kì 1 Công nghệ Cơ khí 11

1.1 Đề thi cuối học kì 1 Công nghệ 11

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí chế tạo gắn với những công việc chủ yếu:

A. thiết kế sản phẩm cơ khí, gia công cơ khí, lắp ráp sản phẩm cơ khí, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị cơ khí.
B. nghiên cứu, thiết kế sản phẩm cơ khí, lắp ráp sản phẩm cơ khí, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị cơ khí.
C. nghiên cứu, chế tạo, gia công cơ khí, lắp ráp sản phẩm cơ khí, bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa thiết bị cơ khí.
D. thiết kế sản phẩm cơ khí, chế tạo, gia công cơ khí, vận hành, bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa thiết bị cơ khí.

Câu 2: Lắp ráp là giai đoạn nào của quá trình sản xuất sản phẩm cơ khí ?

A. Gia đoạn đầu
B. Giai đoạn 2
C. Giai đoạn 3
D. Giai đoạn cuối

Câu 3: Vật liệu có tính chất dẫn điện tốt, có ánh kim, có độ dẻo tốt là nhóm vật liệu

A. kim loại và hợp kim
B. phi kim loại và vật liệu mới.
C. phi kim loại và hợp kim.
D. kim loại và vật liệu mới.

Câu 4: Vật liệu được dùng để sản xuất vỏ máy bay là

A. vật liệu Composite.
B. thép và hợp kim.
C. cao su.
D. chất dẻo.

Câu 5: Phương pháp gia công khiến chi tiết dễ bị cong, vênh là

A. đúc
B. hàn
C. tiện
D. phay

Câu 6: Đặc điểm phương pháp đúc trong khuôn cát là

A. sử dụng kim loại nguyên liệu chính để tạo khuôn.
B. khuôn chỉ sử dụng một lần.
C. chất lượng sản phẩm tốt hơn.
D. chỉ đúc được một kim loại trong một vật đúc.

Câu 7: Trình bày khái niệm về quá trình sản xuất cơ khí?

A. Con người tác động vào vật liệu cơ khí thông qua các công cụ sản xuất để tạo thành các sản phẩm hoàn chỉnh.
B. Con người tác động vào dụng cụ cơ khí thông qua các công cụ sản xuất để tạo thành các sản phẩm hoàn chỉnh.
C. Gia công mà khối lượng vật liệu vẫn được giữ nguyên.
D. Vận hành các máy, thiết bị, chi tiết phục vụ cho sản xuất và đời sống.

Tham khảo thêm:   Đề cương ôn tập học kì 1 môn Giáo dục công dân 7 sách Cánh diều Ôn tập cuối kì 1 GDCD 7 năm 2023 - 2024

Câu 8: Bản chất của gia công tạo hình sản phẩm là quá trình sử dụng

A. các phương pháp gia công vật liệu tác động vào phôi để tạo thành các chi tiết.
B. các kĩ thuật gia công vật liệu tác động vào phôi để tạo thành các chi tiết.
C. các phương pháp gia công vật liệu tác động vào vật liệu để tạo thành các chi tiết.
D. các dụng cụ gia công vật liệu tác động vào phôi để tạo thành các chi tiết.

Câu 9: Trong quá trình sản xuất cơ khí bước đầu tiên là

A. công nghệ chế tạo phôi.
B. gia công tạo hình sản phẩm.
C. lắp ráp sản phẩm.
D. đóng gói sản phẩm.

Câu 10: Trong quá trình sản xuất cơ khí bước cuối cùng là

A. công nghệ chế tạo phôi.
B. gia công tạo hình sản phẩm.
C. xử lí và bảo vệ.
D. đóng gói sản phẩm.

Câu 11: Trình bày khái niệm về phôi?

A. Phôi là một thuật ngữ có tính chất quy ước để chỉ đối tượng đầu vào của một quá trình sản xuất.
B. Phôi là một thuật ngữ kĩ thuật có tính chất quy ước để chỉ đối tượng đầu vào của một quá trình sản xuất.
C. Phôi là một thuật ngữ có tính chất để chỉ đối tượng đầu vào của một quá trình sản xuất.
D. Phôi là một thuật ngữ có tính chất quy ước để chỉ đối tượng đầu vào của quá trình sản xuất.

Câu 12: Quy trình công nghệ gia công chi tiết gồm bao nhiêu bước chính?

A. 4 bước
B. 3 bước
C. 6 bước
D. 5 bước

Câu 13: “Chọn phôi và phương pháp chế tạo phôi” thuộc bước mấy trong quy trình công nghệ gia công chi tiết?

A. Bước 2
B. Bước 3
C. Bước 4
D. Bước 5

Câu 14: Nhận định nào sau đây đúng về đặc điểm của robot?

A. Robot giúp thay thế con người thực hiện các thao tác phức tạp với yêu cầu về độ chính xác khá cao.
B. Robot giúp thay thế con người thực hiện các thao tác phức tạp, làm việc trong môi trường độc hại một cách dễ dàng.
C. Robot giúp thay thế con người thực hiện các thao tác phức tạp, làm việc trong môi trường độc hại một cách dễ dàng với yêu cầu độ chính xác khá cao.
D. Robot giúp thay thế con người thực hiện các thao tác phức tạp, làm việc trong môi trường độc hại một cách dễ dàng với yêu cầu nhanh và độ chính xác cao.

Câu 15: Dây chuyền sản xuất tự động là

A. máy thực hiện các công việc một cách tự động bởi chương trình điều khiển từ máy tính hoặc các vi mạch điện tử.
B. tập hợp các hoạt động được thiết lập để thực hiện các công việc một cách tuần tự, liên tục như lắp ráp hoặc chế tạo ra sản phẩm.
C. tổ hợp của các máy và thiết bị tự động được sắp xếp theo một trình tự xác định để thực hiện các công việc khác nhau nhằm tạo ra sản phẩm.
D. các cơ cấu tạo ra chuyển động của bàn máy và trục chính của máy, gồm mạch điều khiển, động cơ dẫn động, …

Câu 16: Đặc điểm của dây truyền sản xuất tự động mềm là

A. độ ổn định cao.
B. năng suất thấp.
C. chi phí đầu tư cao.
D. độ linh hoạt cao.

Tham khảo thêm:   Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 7 sách Cánh diều Ôn thi cuối kì 2 môn Lịch sử - Địa lý 7

Câu 17: Khoan là phương pháp

A. rót vật liệu lỏng vào khuôn, sau khi vật liệu lỏng nguội và định hình, người ta nhận được vật đúc có hình dạng và kích thước lòng khuôn.
B. gia công lỗ từ phôi trên máy khoan, máy tiện hoặc máy phay, máy doa, …
C. nối các chi tiết lại với nhau bằng cách nung nóng vật liệu chỗ nối đến trạng thái chảy, sau khi vật liệu kết tinh sẽ tạo thành mối hàn.
D. gia công cắt gọt được thực hiện bằng sự phối hợp của hai chuyển động: chuyển động quay tròn của dao và tịnh tiến của phôi.

Câu 18: Gia công tiện là

A. phương pháp rót vật liệu lỏng vào khuôn, sau khi vật liệu lỏng nguội và định hình, người ta nhận được vật đúc có hình dạng và kích thước lòng khuôn.
B. phương pháp gia công lỗ từ phôi trên máy khoan, máy tiện hoặc máy phay, máy doa, …
C. phương pháp nối các chi tiết lại với nhau bằng cách nung nóng vật liệu chỗ nối đến trạng thái chảy, sau khi vật liệu kết tinh sẽ tạo thành mối hàn.
D. phương pháp gia công cắt gọt được thực hiện bằng sự phối hợp của hai chuyển động: chuyển động quay tròn của phôi và tịnh tiến của dao

Câu 19: Nhận định nào sau đây không phải là tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trong tự động hóa quá trình sản xuất.

A. Gia công thông minh
B. Điều khiển thông minh
C. Đánh giá thông minh
D. Lập lịch thông minh

Câu 20: Gia công thông minh dựa vào

A. các hệ thống vật lí không gian mạng
B. các hệ thống công nghệ không gian mạng
C. các hệ thống điều khiển từ xa
D. các hệ thống dữ liệu đã thu thập

Câu 21: Đâu là các phương pháp gia công có phoi?

A. Đúc, gia công áp lực, hàn.
B. Tiện, phay, bào, khoan.
C. Nhiệt luyện, mạ sơn, anod.
D. Đúc, tiện, nhiệt luyện.

Câu 22: Phương pháp lắp chọn là

A. nếu lấy bất cứ một chi tiết nào đó đem lắp vào vị trí của nó trong sản phẩm lắp mà không cần sửa chữa hay điều chỉnh.
B. thực hiện bằng cách đo đạc, phân loại các chi tiết thành nhóm đảm bảo yêu cầu mối lắp.
C. thực hiện bằng cách sửa chữa kích thước của chi tiết để đảm bảo yêu cầu của mối lắp.
D. bất cứ một chi tiết nào đó đem lắp vào vị trí của nó trong sản phẩm lắp mà vẫn đảm bảo mọi tính chất lắp ráp theo yêu cầu thiết kế.

Câu 23: Những phương pháp gia công không có phoi là

A. đúc, hàn, tiện.
B. đúc, hàn, gia công áp lực.
C. tiện, gia công áp lực, hàn.
D. đúc, phay, hàn.

Câu 24: Xử lí cơ tính và bảo vệ bề mặt chi tiết cần đảm bảo

A. chất lượng bề mặt như độ nhẵn bóng hoặc chất lượng của lớp bề mặt.
B. chất lượng bề mặt như độ nhẵn bóng hoặc chất lượng sản phẩm.
C. kết cấu bên trong độ nhẵn bóng hoặc chất lượng của lớp bảo vệ.
D. độ chính xác như độ nhẵn bóng hoặc chất lượng của sản phẩm.

Câu 25: Trong việc kiểm tra, robot cần trang bị thêm

A. bàn tay kẹp.
B. cảm biến nhận diện hình ảnh.
C. công nghệ cảm ứng lực.
D. camera và công nghệ quét 3D.

Câu 26: Trong xử lí bề mặt như mài và đánh bóng, ngoài dụng cụ thì robot cần trang bị thêm

Tham khảo thêm:   Toán 11: Một vài áp dụng của toán học trong tài chính Giải Toán 11 Kết nối tri thức trang 126

A. bàn tay kẹp.
B. cảm biến nhận diện hình ảnh.
C. công nghệ cảm ứng lực.
D. camera và công nghệ quét 3D.

Câu 27: Quan sát hình ảnh sau và cho biết robot công nghiệp đang thực hiện nhiệm vụ gì?

A. Vận chuyển.
B. Hàn.
C. Lắp ráp.
D. Kiểm tra.

Câu 28: Quan sát hình ảnh sau và cho biết robot công nghiệp đang thực hiện nhiệm vụ gì?

A. Vận chuyển.
B. Hàn.
C. Lắp ráp.
D. Kiểm tra.

II. TỰ LUẬN

Câu 1 (2 điểm). Đề xuất biện pháp an toàn lao động trong sản xuất cơ khí để loại bỏ nguy cơ nguy hiểm về điện và hóa chất cho người lao động.

Câu 2 (1 điểm). Lập quy trình các bước đúc một quả tạ trong khuôn cát.

1.2 Đáp án đề thi cuối học kì 1 Công nghệ 11

I. Trắc nghiệm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

Đáp án

A

C

A

A

B

B

B

A

A

D

B

B

A

D

Câu

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

Đáp án

C

A

B

D

C

A

B

B

B

C

D

C

C

A

II. Tự luận

Câu 1:

Tác nhân gây nguy hiểm

Đề xuất giải pháp

Cho điểm

Tác nhân về điện

– Trang bị bảo hộ lao động chống giật

– Kiểm tra thiết bị điện thường xuyên

– ………

0,5đ/ giải pháp

Tác nhân về hóa chất

– Trang bị bảo hộ lao động (Găng tay, mũ bảo hộ, kính bảo vệ mắt …)

– Không được ăn uống khi làm việc với hóa chất

– ………………

0,5đ/ giải pháp

Câu 2:

Thang điểm:

Tiêu chí

Điểm

Đúng sơ đồ quy trình các bước, nêu chi tiết được nguyên vật liệu và sản phẩm

1

Đúng sơ đồ quy trình các bước, thiếu nguyên vật liệu hoặc sản phẩm

0,75

Trong sơ đồ quy trình các bước, thiếu mỗi bước trừ đi 0,25 điểm

1.3 Ma trận đề thi học kì 1 Công nghệ 11

BẢNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I

MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 11 – CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ

STT

NỘI DUNG KIẾN THỨC

ĐƠN VỊ KIẾN THỨC

CÂU HỎI THEO MỨC ĐỘ NHẬN THỨC

TỔNG SỐ CÂU HỎI

TỔNG THỜI GIAN

TỈ LỆ %

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

VẬN DỤNG

VẬN DỤNG CAO

TN

TG

TL

TG

TN

TG

TL

TG

TN

TG

TL

TG

TN

TG

TL

TG

TN

TL

1

Giới thiệu chung về cơ khí chế tạo

– Khái quát về cơ khí chế tạo

– Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí chế tạo

1

0,75

1

1,5

2

0

2,25

5

2

Vật liệu cơ khí

– Tổng quan về vật liệu cơ khí

– Vật liệu kim loại và hợp kim

– Vật liệu phi kim loại

– Vật liệu mới

1

0,75

1

1,5

2

0

2,25

5

3

Các phương pháp gia công cơ khí

– Khái quát về gia công cơ khí

– Một số phương pháp gia công cơ khí

– Quy trình công nghệ gia công chi tiết

– Chế tạo sản phẩm bằng phương pháp gia công cắt gọt

2

1,5

2

3

1

5

4

1

9,5

20

4

Sản xuất cơ khí

– Quá trình sản xuất cơ khí

– Dây chuyền sản xuất tự động với sự tham gia của robot

– Tự động hóa quá trong quá trình sản xuất dưới tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4

– An toàn lao động và bảo vệ môi trường trong sản xuất cơ khí

12

9

8

12

1

10

20

1

31

70

Tổng

16

12

12

18

1

10

1

5

28

2

45

Tỉ lệ

40

30

20

10

100

Tỉ lệ chung

70

30

100

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề thi học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Đề kiểm tra cuối kì 1 Công nghệ 11 (Có đáp án + Ma trận) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *