Bạn đang xem bài viết ✅ Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 trường Tiểu học Na Ư, Điện Biên năm 2016 – 2017 Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 theo Thông tư 22 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5

Nhằm mục đích giúp các em học sinh ôn tập và đạt kết quả tốt trong kỳ thi giữa học kỳ 2 lớp 5, Wikihoc.com đã sưu tầm và tổng hợp đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 trường tiểu học Na Ư, Điện Biên. Đề thi được biên soạn chuẩn theo chương trình mới và có bảng ma trận đề thi kèm theo Thông tư 22 giúp các em học sinh ôn luyện củng cố kiến thức, chuẩn bị cho bài thi giữa học kì 2 lớp 5 đạt kết quả cao.Mời quý phụ huynh và các em tham khảo.

Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm học 2016 – 2017 theo Thông tư 22

Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 trường Tiểu học An Nông năm học 2016 – 2017

Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 5 năm học 2016 – 2017 theo Thông tư 22

Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5

TRƯỜNG TIỂU HỌC XÃ NA Ư

BÀI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2016 – 2017

Môn: Tiếng Việt (Viết) Lớp 5

Thời gian: 60 phút. (không kể thời gian giao đề)

Phần viết

1. Viết chính tả: Giáo viên đọc cho học sinh nghe viết bài: “Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân” Sách hướng dẫn học Tiếng Việt 5 tập 2B trang 135 viết đầu bài và đoạn (Hội thổi cơm thi…thành ngọn lửa”)

2. Tập làm văn: Em hãy tả một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc đối với em.

Tham khảo thêm:   Địa lí 6 Bài 28: Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên Soạn Địa 6 trang 184 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Phần đọc hiểu

Đọc thầm mẩu chuyện sau:

Một người anh như thế

Tôi được tặng một chiếc xe đạp rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần đạp xe ra công viên dạo chơi, có một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ.

– Chiếc xe này của bạn đấy à? – Cậu bé hỏi.

– Anh trai mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy.

– Tôi trả lời, không giấu vẻ tự hào và mãn nguyện.

– Ồ ước gì tớ … – Cậu bé ngập ngừng.

Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang ước điều gì rồi, cậu ấy hẳn đang ước ao có được một người anh như thế. Nhưng câu nói của cậu thật bất ngờ đối với tôi.

– Ước gì tớ có thể trở thành một người anh như thế!

– Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau đó cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi đứa em trai nhỏ tàn tật của cậu đang ngồi và nói: “Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn, em nhé!”

(Đăn Clát)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:

1) Nhân vật “tôi” trong câu chuyện có chuyện gì vui?

a. Được đi chơi công viên
b. Sắp được món quà sinh nhật
c. Được tặng một chiếc xe đạp rất đẹp nhân dịp ngày sinh nhật.

2) Điều gì khiến nhân vật “tôi” tự hào và mãn nguyện?

a. Có anh trai
b. Được anh trai yêu mến, quan tâm.
c. Có xe đạp đẹp

3) Nhân vật “tôi” đoán cậu bé ước mơ điều gì?

a. Ước có một người anh để tặng mình xe đạp
b. Ước có một chiếc xe đạp đẹp
c. Ước được đi một vòng trên chiếc xe đạp đẹp

4) Cậu bé ước mình có thể trở thành “một người anh như thế” nghĩa là ước điều gì?

a. Ước trở thành người anh biết mua xe đạp tặng em.
b. Ước trở thành người anh yêu thương quan tâm đến em và có khả năng giúp đỡ em mình.
c. Ước trở thành người anh được em trai yêu mến.

Tham khảo thêm:   Tổng hợp mã giftcode và nhập mã code game Rồng thần huyền thoại

5) Tình tiết nào trong câu chuyện làm em bất ngờ, cảm động nhất?

a. Nhân vật “tôi” được người anh tặng cho một chiếc xe đạp rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình.
b. Cậu bé quyết tâm trở thành một người anh có khả năng cho em mình những gì cần thiết.
c. Cậu bé có một người em tàn tật.

6. Tìm các đại từ xưng hô trong các câu hội thoại của bài văn trên?
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

7. Tìm các quan hệ từ có trong hai câu văn sau:

Tôi được tặng một chiếc xe đạp rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần đạp xe ra công viên dạo chơi, có một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

8. Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật cậu bé trong câu chuyện “Một người anh như thế”

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Đáp án và hướng dẫn giải môn Tiếng Việt giữa học kì 2 lớp 5

I. Phần đọc hiểu: (4 điểm)

Mỗi ý đúng 0,5 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

C

B

A

A

B

Câu 6: (0,5đ)

Tôi, bạn, tớ, anh, em.

Câu 7: (0,5đ)

Của, ra, với, và

Câu 8: (0,5đ)

Cậu là một người anh rất yêu thương em trai của mình. Cậu có một người em trai nhỏ bị tàn tật đang ngồi đợi người anh của mình trên chiếc ghế đá, lòng yêu thương em trai của cậu thể hiện rõ trong lời hứa đầy quyết tâm “Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn, em nhé”.

II. Chính tả (2 điểm)

– Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, đều, đẹp, đúng mẫu chữ quy định, trình bày đúng đoạn văn: 2 điểm

– Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định) trừ 0,25 điểm. Nếu lỗi chính tả lặp lại nhiều lần trong bài viết, chỉ tính một lỗi; thiếu, thừa chữ: (3 chữ trừ 0,25 điểm).

Tham khảo thêm:   Thông báo 135/TB-BGTVT Kiểm điểm công tác xây dựng tài liệu giảng dạy, tổ chức huấn luyện khóa An ninh tàu biển và xem xét đề xuất của Cục Đăng kiểm Việt Nam trong công tác huấn luyện và cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ Sỹ quan an ninh tàu biển

– Chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, mẫu chữ hoặc trình bày bẩn, trừ 0,25 điểm toàn bài.

III. Tập làm văn (3 điểm)

VÍ DỤ

1. Yêu cầu cần đạt:

– Viết được bài văn tả đồ vật (đúng chủ đề)

– Độ dài bài viết khoảng 10-15 câu

– Bố cục rõ ràng, cân đối, chặt chẽ

– Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả

– Chữ viết rõ ràng; trình bày bài viết sạch, đẹp.

– Bài viết thể hiện cảm xúc.

– Nội dung bài văn thể hiện được các ý cơ bản sau:

a) Phần Mở bài: (0,5 điểm)

– Giới thiệu được đồ vật em sẽ tả

b) Phần thân bài: (2 điểm)

– Tả bao quát hình dáng bên ngoài và nêu rõ được một số nét đặc sắc nhất

– Nêu được chất liệu của đồ vật ra sao và tác dụng của đồ vật đó?

c) Phần kết bài (0,5 điểm)

– Nêu được cảm xúc của bản thân về đồ vật đó

2. Đánh giá cho điểm:

– Điểm 3: Bài làm đạt được các yêu cầu trên (Lưu ý: Học sinh biết sử dụng các từ gợi tả, gợi cảm, hình ảnh, so sánh, từ láy… để nói lên cảm xúc của bản thân khi tả đồ vật.

– Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt, về chữ viết, dấu câu … có thể cho các mức điểm giảm dần từ 2,5 điểm đến 0,5 điểm.

Lưu ý:

– Điểm kiểm tra đọc thành tiếng, đọc hiểu, chính tả, tập làm văn nếu là số thập phân thì giữ nguyên không làm tròn.

– Chỉ làm tròn một lần khi cộng điểm hai phần kiểm tra Đọc và Viết thành điểm môn Tiếng Việt. (Ví dụ: Bài kiểm tra viết = 6,5; Bài kiểm tra đọc = 7; điểm trung bình bài kiểm tra môn Tiếng Việt = 6,75 được làm tròn thành 7).

Bảng ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5

Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 trường Tiểu học Na Ư, Điện Biên năm 2016 – 2017 Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 theo Thông tư 22 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *