Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Mùa vàng (trang 26) Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức Tập 2 – Tuần 21 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Soạn bài Mùa vàng giúp các em hiểu rõ ý nghĩa bài đọc, cũng như nội dung chính, luyện tập theo văn bản đọc, để nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 2 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 26, 27, 28, 29, 30.

Bên cạnh đó, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Tập đọc Mùa vàng – Tuần 21 của Bài 6 Chủ đề Vẻ đẹp quanh em theo chương trình mới. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com để chuẩn bị thật tốt cho tiết học.

Soạn bài phần Đọc – Bài 6: Mùa vàng

Khởi động

Giải câu đố:

a. Tròn như quả bóng màu xanh
Đung đưa trên cành chờ Tết trung thu

(Là quả gì?)

b. Quả gì vỏ có gai mềm
Đến khi chín đỏ thoạt nhìn tưởng hoa

(Là quả gì?)

Mùa vàng

Gợi ý trả lời:

a. Là quả bưởi

b. Là quả chôm chôm

Bài đọc

MÙA VÀNG

Thu về, những quả hồng đỏ mọng, những hạt dẻ nâu bóng, những quả na mở to mắt, thơm dìu dịu. Biển lúa vàng ươm. Gió nổi lên và sóng lúa vàng dập dờn trải tới chân trời. Minh ríu rít bên mẹ:

– Mẹ ơi, con thấy quả trên cây đều chín hết cả rồi.

Các bạn ấy đang mong có người đến hái đấy. Nhìn quả chín ngon thế này, chắc các bác nông dân vui lắm mẹ nhỉ?

– Đúng thế con ạ.

– Nếu mùa nào cũng được thu hoạch thì thích lắm, phải không mẹ?

Mẹ âu yếm nhìn Minh và bảo:

– Con nói đúng đấy! Mùa nào thức ấy.

Nhưng để có cái thu hoạch, trước đó người nông dân phải làm rất nhiều việc. Họ phải cày bừa, gieo hạt và ươm mầm. Rồi mưa nắng, hạn hán, họ phải chăm sóc vườn cây, ruộng đồng. Nhờ thế mà cây lớn dần, ra hoa kết trái và chín rộ đấy.

– Mẹ ơi, con hiểu rồi. Công việc của các bác nông dân vất vả quá mẹ nhi?

(Theo Những câu chuyện hay, những bài học quý)

Từ ngữ

Dập dờn: (lúa) chuyển động lên xuống nhịp nhàng theo gió.

Ươm mầm: gieo hạt cho mọc thành cây non.

Trả lời câu hỏi

1. Những loài cây, loại quả được nói đến khi mùa thu về

2. Bạn nhỏ nghĩ gì khi nhìn thấy quả chín?

3. Kể tên những công việc người nông dân phải làm để có mùa thu hoạch

Tham khảo thêm:   Bộ câu hỏi thi thăng hạng giáo viên Tiểu học hạng II môn Chuyên ngành 200 câu hỏi trắc nghiệm nâng hạng giáo viên Tiểu học năm 2018

4. Bài đọc giúp em hiểu điều gì?

Gợi ý trả lời:

1. Những loài cây, loại quả được nói đến khi mùa thu về: hồng, na

2. Khi nhìn thấy quả chín, bạn nhỏ nghĩ các loại quản đang mong có người đến hái. Quả chín ngon, các bạn nông dân sẽ rất vui. Bạn nhỏ ước nếu mùa nào cũng được thu hoạch thì thích lắm.

3. Tên những công việc người nông dân phải làm để có mùa thu hoạch: Người nông dân phải làm rất nhiều việc:

  • Cày bừa, gieo hạt, ươm mầm
  • Mưa nắng, hạn hán họ phải chăm sóc vườn cây, ruộng đồng

4. Bài đọc giúp em hiểu thêm về mỗi mùa sẽ có một loại cây, loại quả khác nhau. Để tạo ra được những loại quả đó, các bác nông dân đã phải chăm sóc cây quả như thế nào. Công việc của các bác rất vất vả.

Luyện tập theo văn bản đọc

1. Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo nên câu đặc điểm:

Câu đặc điểm

2. Đặt một câu nêu đặc điểm của loài cây hoặc loại quả mà em thích.

Gợi ý trả lời:

1. Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo nên câu đặc điểm:

  • Quả hồng – đỏ mọng
  • Quả na – thơm dìu dịu
  • Hạt dẻ – nâu bóng
  • Biển lúa – vàng ươm

2. Đặt một câu nêu đặc điểm của loài cây hoặc loại quả mà em thích: Cây chôm chôm có lá nhỏ màu xanh non, khi già xanh đậm, ngọn búp có lớp bao màu hơi đỏ, hoa từng chùm ở đầu cành, tỏa mùi thơm dịu.

Soạn bài phần Viết – Bài 6: Mùa vàng

1. Nghe – viết:

Mùa vàng

Để có cái thu hoạch, người nông dân phải làm rất nhiều việc. Họ phải cày bừa, gieo hạt và ươm mầm. Rồi mưa nắng, hạn hán, họ phải đổ mồ hôi chăm sóc vườn cây, ruộng đồng. Nhờ thế mà cây lớn dần, ra hoa kết trái và chín rộ.

2. Chọn ng hoặc ngh thay cho ô vuông:

Cuốc con về ⬜ hè
Trong đầm sen bát ⬜
Lá xanh xòe ô che
Hoa đưa hương ngào ngạt.

(Theo Nguyễn Văn Chương)

3. Chọn a hoặc b

a. Chọn r, d hoặc gi thay cho ô vuông.

Mưa ⬜ăng trên đồng
Uốn mềm ngọn lúa
Hoa xoan theo ⬜ó
⬜ải tím mặt đường

(Theo Nguyễn Bao)

b. Chọn tiếng trong ngoặc thay cho ô vuông.

– Vườn cây tươi tốt nhờ công (sức/sứt) ⬜ lao động của các cô bác nông dân.

– Đầu xuân dân làng nô (nức/nứt)⬜ ra đồng để trồng cấy.

– Nhiều loại củ quả được dùng để làm (mứt/mức)⬜ Tết.

Gợi ý trả lời:

1.  Nghe – viết

2. Chọn ng hoặc ngh thay cho ô vuông ta được:

Cuốc con về nghỉ
Trong đầm sen bát ngát
Lá xanh xòe ô che
Hoa đưa hương ngào ngạt

3. Chọn b

b. Chọn tiếng trong ngoặc thay cho ô vuông.

– Vườn cây tươi tốt nhờ công sức lao động của các cô bác nông dân.

Tham khảo thêm:   Cách kiểm tra số điện thoại chính chủ

– Đầu xuân dân làng nô nức ra đồng để trồng cấy.

– Nhiều loại củ quả được dùng để làm mứt Tết.

Soạn bài phần Luyện tập – Bài 6: Mùa vàng

Luyện từ và câu

1. Kể tên các loại cây lương thực, cây ăn quả mà em biết

Cây lúa

M: Cây lúa

Cây hồng

M: Cây hồng

2. Tìm từ ngữ chỉ hoạt động chăm sóc cây

3. Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo câu:

Nối cột

Gợi ý trả lời:

1. Kể tên các loại cây lương thực, cây ăn quả mà em biết:

  • Cây lương thực: lúa, lúa mì, sắn, ngô, khoai
  • Cây ăn quả: xoài, na, mít, dừa, nho, lê, táo

2. Tìm từ ngữ chỉ hoạt động chăm sóc cây

3. Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo câu

  • Chúng em trồng cây – để giúp thành phố thêm xanh
  • Ông cuốc đất – để trồng rau
  • Công nhân đô thị làm rào chắn – để bảo vệ cây

Luyện viết đoạn

1. Nhìn tranh nói về việc bạn nhỏ đang làm:

Nhìn tranh nói về việc bạn nhỏ đang làm

2. Viết 3-5 câu kể việc em và các bạn chăm sóc cây?

G:

– Em và các bạn đã làm việc gì để chăm sóc cây?

– Kết quả công việc ra sao?

– Em có suy nghĩ gì khi làm xong việc đó?

Chăm sóc cây

Gợi ý trả lời:

1. Nhìn tranh nói về việc bạn nhỏ đang làm:

  • Bức tranh 1: Bạn nhỏ đang bắt sâu, nhổ cỏ
  • Bức tranh 2: Bạn nhỏ đang lấy nước để tưới cây
  • Bức tranh 3: Bạn nhỏ đang tưới nước cho cây
  • Bức tranh 4: Bạn nhỏ chào khu vườn, chuẩn bị đi học

2. Mẫu 1:

Hôm qua, trường em tổ chức tổng vệ sinh. Chúng em được phân công chăm sóc các bồn cây trên sân trường. Em cùng các bạn đã nhặt sạch giấy rác. Sau đó, chúng em còn tưới nước cho cây. Em cảm thấy rất vui vẻ khi làm xong việc.

Mẫu 2:

Chủ nhật vừa qua, em mua được một cây hoa giấy. Tuy đắt nhưng nó rất đẹp. Em cùng các bạn hàng xóm của em đã tự chăm sóc. Cây được đặt ở hàng lang trước cửa nhà em. Mẹ em động viên: “Con cứ chăm tưới cho cây thì cây sẽ nở những bông hoa to và đẹp hơn nhiều so với lúc mới mua. Có cây đó em thấy vui hơn và khỏe hơn vì cây xanh mang lại khí ô-xi cho con người, giúp ta hít thở không khí luôn được trong lành. Em và các bạn rất vui vì vừa làm được một việc có ích.

Soạn bài phần Đọc mở rộng – Bài 6: Mùa vàng

1. Kể tên những câu chuyện viết về thiên nhiên mà em đã đọc.

2. Chia sẻ với các bạn những chi tiết thú vị trong câu chuyện.

Câu chuyện viết về thiên nhiên

Trả lời:

1. Những câu chuyện như: Nàng tiên mưa, Đám mây đen xấu xí, Giọt nước Tí Xíu, …

2. Chia sẻ về câu chuyện:

Nàng tiên Mưa

Hôm nay, Vịt con được mẹ cho ra sông tắm mát. Vịt con thích lắm. Những hạt nước bé xíu tinh nghịch rủ nhau trèo lên lưng, lên đầu Vịt con rồi lại lăn xuống mặt nước. Bỗng nhiên, một hạt nước bé xíu chạy đến ghé vào tai Vịt con thì thầm: “Vịt con ơi, chúng tôi sắp xa bạn để lên đường làm nhiệm vụ của mình rồi”. Vịt con ngơ ngác nhìn những hạt nước biến thành hơi bốc lên trời như những nàng tiên tuyệt diệu. Ông Mặt Trời càng lúc càng tươi, ánh nắng gay gắt hơn.

Tham khảo thêm:   Công văn 2832/BGDĐT-QLCL Biện pháp bảo đảm an toàn cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020

À, thì ra ánh nắng của ông Mặt Trời đã chiếu xuống mặt nước làm những hạt nước bốc thành hơi, nhưng hơi nước bốc lên trời để làm gì? – Vịt con vừa bơi vừa nghĩ.
Buổi chiều, những đám mây đen kéo về che lấp cả một khoảng trời rộng lớn. Từ trong đám mây, những giọng nói quen thuộc cất lên:

– Vịt con ơi, có thấy chúng mình không? Chúng mình là những giọt nước bé xíu từ sông, từ biển cả đấy!

– Các bạn đang ở đâu? – Vịt con trả lời.

– Chúng tôi ở trên những đám mây đen nặng trĩu này.

– Vậy các bạn có xuống mặt đất và trở lại thành những hạt nước bé xíu được nữa không? – Vịt con hỏi.

– Có chứ! Chúng tôi sắp gặp Vịt con để đùa nghịch rồi đấy.

– Giữa lúc đó, chị Gió ào tới làm những chiếc lá vàng rơi đầy một góc sân nhà Vịt con, những tia chớp ngang bầu trời loé lên. Thế là trận mưa rào chiều nay đã đổ xuống. Lộp bộp! Lộp bộp! Âm thanh vang lên như bản nhạc giao mùa. Vịt con ngắm nhìn và cảm thấy thích thú.

Cơn mưa rào ngớt dần, bầu trời sáng hẳn ra. Những đám mây đen biến đâu mất. Vịt con lạch bạch chạy ra luống rau mới được trồng hôm trước: “Ôi chao! Sao những ngọn rau mơn mởn lạ lùng, những chồi non vừa mới nhú. Trên ngọn rau xanh, những giọt nước bé xíu e ấp trong sáng như những ngôi sao lấp lánh giữa bầu trời xanh”. Vịt con chạy ào tới, dang đôi tay nâng niu những giọt nước. Vịt con thì thầm: “Sao các bạn lại trở thành mưa thế?”

– Vịt con biết không? Hơi nước bốc lên trời tạo thành những đám mây đen. Khi gặp không khí lạnh, những đám mây tụ lại rơi xuống mặt đất thành mưa, và chúng tôi lại trở thành những hạt nước bé xíu đấy!

– Ôi hay quá! – Vịt con reo lên – Vậy thì từ nay, Vịt con không gọi các bạn là những hạt mưa bé xíu nữa đâu mà sẽ gọi các bạn bằng cái tên thật dễ mến: Nàng tiên Mưa. Các bạn có thích không?

Các nàng tiên Mưa khoái chí, cười rung cả luống rau rồi tí tách rơi xuống. Chúng hợp với nhau thành một dòng suối trong vắt, mát lạnh. Vịt con soi bóng mình dưới nước. Dòng suối chở Vịt con ra cái ao trước nhà. Vịt con lại say sưa chơi cùng các nàng tiên Mưa.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Mùa vàng (trang 26) Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức Tập 2 – Tuần 21 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *