Bạn đang xem bài viết ✅ Đề thi chọn đội tuyển Học sinh giỏi Quốc Gia tỉnh Quảng Trị năm 2012 – 2013 môn Hóa học Sở GD&ĐT Quảng Trị ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUẢNG TRỊ

ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG QUỐC GIA
Khóa ngày: 18 tháng 9 năm 2012

MÔN THI: HÓA HỌC (VÒNG 1)
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1. (4,0 điểm)

1. Một nguyên tố R có 3 đồng vị X, Y, Z biết tổng số hạt của 3 đồng vị bằng 129, số nơtron đồng vị X hơn đồng vị Y một hạt. Đồng vị Z có số proton bằng số nơtron.

a) Xác định điện tích hạt nhân nguyên tử và số khối của 3 đồng vị X, Y, Z.

b) Biết tỉ lệ số nguyên tử các đồng vị như sau: Z:Y=2769:141 và Y:X=611:390. Xác định nguyên tử khối trung bình của R.

2. Cho 3,25 gam hỗn hợp X gồm một kim loại kiềm M và một kim loại M’ (hoá trị II) hoà tan hoàn toàn trong nước được 1,008 lít khí (đktc) và dung dịch D. Chia D thành 2 phần bằng nhau:

Tham khảo thêm:   Giấy đăng ký nhận lương hưu và nơi khám, chữa bệnh BHYT ban đầu Ban hành theo Quyết định số 01/QĐ-BHXH quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội

– Phần 1 đem cô cạn được 2,03 gam chất rắn A.

– Phần 2 cho tác dụng với 100 ml dung dịch HCl 0,35 M được kết tủa B.

Xác định M, M’, khối lượng mỗi kim loại ban đầu và tính khối lượng kết tủa B.

Câu 2. (4,0 điểm)

1. Chỉ dùng thêm một thuốc thử, trình bày phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch riêng biệt sau: NaOH, NaCl, K2S, KI, Pb(NO3)2 và NH3.

2. Cho 10 ml dung dịch HA tác dụng với các thể tích khác nhau của dung dịch NaOH a mol/l, nhận thấy: phản ứng xảy ra vừa đủ khi thêm 10 ml dung dịch NaOH, nhưng nếu thêm 5 ml dung dịch NaOH thì thu được dung dịch có pH = 4,76.

a) Tính Ka của axit nói trên.

b) Thêm 15 ml dung dịch NaOH vào 10 ml HA thì được dung dịch có pH = 12. Tính a.

Câu 3. (4,0 điểm)

1. Phát hiện và sửa lỗi trong các phương trình sau (nếu có):

2. Cho kim loại A tồn tại ở cả hai dạng lập phương tâm khối và lập phương tâm diện. Khi tồn tại dạng lập phương tâm khối thì khối lượng riêng của A là 15,0 g/cm3. Hãy tính khối lượng riêng của A ở dạng lập phương tâm diện. Cho rằng bán kính của A là như nhau trong cả hai loại tinh thể.

Câu 4. (4,0 điểm)

1. Một dung dịch chứa 0,2 mol Fe2+ và 0,2 mol Fe3+, dung dịch được điều chỉnh đến pH = 1 (dung dịch X).

Tham khảo thêm:   Viết đoạn văn diễn tả cử chỉ và tâm trạng của cô gái trong 9 câu đầu đoạn trích Tiễn dặn người yêu Luyện tập viết đoạn văn từ sự

a) Xác định thế của dung dịch X.

b) Thêm vào dung dịch X ion OH- đến khi pH = 5 (coi thể tích là không đổi), thế của dung dịch đo được 0,152V. Chất nào đã kết tủa và khối lượng là bao nhiêu? Tính

2. Thực tế khoáng pirit có thể coi là hỗn hợp của FeS2 và FeS. Khi xử lí 1 mẫu khoáng pirit bằng brom trong dung dịch KOH dư, người ta thu được kết tủa đỏ nâu A và dung dịch B. Nung A đến khối lượng không đổi được 0,2 gam chất rắn. Thêm lượng dư dung dịch BaCl2 vào dung dịch B thì thu được 1,1087 gam kết tủa trắng không tan trong axit.

Viết phương trình hoá học các phản ứng ở dạng ion và xác định công thức tổng quát của pirit.

Câu 5. (4,0 điểm)

Hỗn hợp X gồm một kim loại R và muối cacbonat của nó (có tỉ lệ mol tương ứng là 2:1). Hoà tan hoàn toàn 68,4 gam hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 thấy thoát ra hỗn hợp khí Y gồm NO và CO2. Cho hỗn hợp khí Y qua dung dịch KMnO4 1M trong H2SO4 loãng dư đến mất màu thì hết 420 ml dung dịch KMnO4, khí còn lại cho qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy xuất hiện kết tủa, đồng thời khối lượng dung dịch giảm đi 16,8 gam.

1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra dưới dạng ion thu gọn.

2. Xác định công thức muối cacbonat của R và tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X.

Tham khảo thêm:   Đề thi học sinh giỏi lớp 11 THPT tỉnh Hà Tĩnh năm học 2011 - 2012 môn Sinh học Sở GD&ĐT Hà Tĩnh

Download tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề thi chọn đội tuyển Học sinh giỏi Quốc Gia tỉnh Quảng Trị năm 2012 – 2013 môn Hóa học Sở GD&ĐT Quảng Trị của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *