Bạn đang xem bài viết ✅ Thủ tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi Chuyển đổi đất nông nghiệp sang VAC ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến vấn đề Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Những năm gần đây, phát triển mô hình Kinh tế trang trại là một chủ trương lớn của Chính phủ; chính vì vậy, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã có chủ trương, chính sách, động viên, khuyến khích nông dân phát triển mô hình kinh tế trang trại.

Và thời gian gần đây, thời tiết ngày càng khắc nghiệt, việc trồng lúa thường xuyên gặp khó khăn, vụ màu thường xuyên bị ngập úng; tình trạng chuột đồng và ốc bươu vàng sinh sản quá nhanh, chúng gây hại, tàn phá cây lúa… dẫn đến sản lượng và chất lượng cây lúa kém hiệu quả. Do đó, tại nhiều địa phương đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, nhằm mục đích không để phí đất nông nghiệp và phát triển kinh tế gia đình.

Dưới đây là thủ tục chuyển đổi đất nông nghiệp trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản và trồng cây lâu năm.

Trình tự thực hiện Bước 1: Tổ chức đi thực hiện TTHC cần chuẩn bị hồ sơ hợp lệ theo quy định.
Bước 2: Tổ chức nộp hồ sơ tại Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện (Thành phố)
Cán bộ nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ:
– Nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, viết giấy hẹn thời gian trả kết quả.
– Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn cho tổ chức hoàn thiện bổ sung.
Bước 3: Tổ chức nhận kết quả theo giấy hẹn tại Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện (Thành phố)
Cách thức thực hiện Trực tiếp tại Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện (Thành phố)
Thành phần hồ sơ

– Các nghị quyết của Đảng uỷ, UBND xã cho hộ chuyển đổi.

– Phương án dồn điền, đổi thửa

– Đơn xin chuyển đổi

– Đề án xây dựng mô hình trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và cây trồng lâu năm

Số lượng hồ sơ (bộ) 03
Thời hạn giải quyết 10 ngày làm việc
Cơ quan thực hiện TTHC

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND huyện

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có):

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Nông nghiệp & PTNT

d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Phòng Tài nguyện & Môi trường, Phòng Công thương

Tham khảo thêm:   Hướng dẫn cài đặt Brain Out trên điện thoại

Lưu ý: Có thể mỗi địa phương sẽ có thủ tục, cách thực hiện việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang mô hình VAC riêng.

Bạn có thể click vào nút Tải về để tải Biểu mẫu Đơn xin chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôiĐề án xây dựng mô hình trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và cây trồng lâu năm.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thủ tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi Chuyển đổi đất nông nghiệp sang VAC của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *