Bạn đang xem bài viết ✅ Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán 6 sách Chân trời sáng tạo Ôn thi học kì 2 lớp 6 môn Toán năm 2022 – 2023 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán 6 năm 2022 – 2023 sách Chân trời sáng tạo tổng hợp toàn bộ kiến thức quan trọng, giúp các em học sinh lớp 6 nắm thật chắc kiến thức, ôn thi cuối học kì 2 năm 2022 – 2023 thật tốt.

Với bộ đề cương Toán 6 học kì 2, còn giúp thầy cô nhanh chóng giao đề cương ôn thi học kì 2 năm 2022 – 2023 cho học sinh của mình theo chương trình mới. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề cương môn Văn. Mời thầy cô và các em cùng tải miễn phí bài viết dưới đây:

Đề cương học kì 2 môn Toán 6 sách Chân trời sáng tạo

A. PHẦN LÍ THUYẾT

I. Một số yếu tố về thống kê và xác suất

1. Thu thập, thống kê và xử lý số liệu trong bảng, biểu đồ.

2. Mô hình xác suất và xác suất thực nghiệm trong một số trò chơi và thí nghiệm đơn giản

  • Tung đồng xu.
  • Lấy vật từ trong hộp.

II. Phân số và số thập phân

1. Phân số

  • Phép cộng phân số: quy tắc cộng phân số, tính chất của phép cộng phân số.
  • Phép trừ phân số: số đối của một phân số, quy tắc trừ phân số.
  • Quy tắc dấu ngoặc.
  • Phép nhân phân số: quy tắc nhân phân số, tính chất của phép nhân phân số.
  • Phép chia phân số: phân số nghịch đảo, quy tắc chia hai phân số.

2. Số thập phân: Cấu tạo số thập phân, chuyển phân số thành số thập phân, chuyển số thập phân thành phân số tối giản, so sánh số thập phân.

  • Phép cộng số thập phân: quy tắc cộng số thập phân, tính chất của phép cộng số thập phân.
  • Phép trừ số thập phân: số đối của một số thập phân, quy tắc trừ số thập phân.
  • Quy tắc dấu ngoặc.
  • Phép nhân số thập phân: quy tắc nhân số thập phân, tính chất phép nhân số thập phân.
  • Phép chia số thập phân: quy tắc chia số thập phân.
Tham khảo thêm:   Tin học 11 Bài 15: Cấu trúc dữ liệu danh sách liên kết và ứng dụng Tin học lớp 11 trang 146 sách Cánh diều

3. Ước lượng và làm tròn số: Cách làm tròn số nguyên, làm tròn số thập phân.

III. Hình học phẳng

1. Điểm. Đường thẳng.

2. Đoạn thẳng

  • Hai đoạn thẳng bằng nhau.
  • Độ dài đoạn thẳng.
  • Trung điểm của đoạn thẳng.

3. Tia

  • Khái niệm về tia, cách vẽ tia.
  • Hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau.

Đề ôn thi học kì 2 môn Toán 6 sách Chân trời sáng tạo

A. TRẮC NGHIỆM (4 điểm): Viết chữ cái đứng trước câu trả lời em cho là đúng vào giấy kiểm tra:

Câu 1: Kết quả của phép tínhfrac{-2}{3}+frac{2}{15} là:

A. 0
B. frac{4}{17}
C. frac{-8}{15}
D. frac{8}{15}

Câu 2: Kết quả của phép tính frac{3}{11}.frac{-2}{7} là:

A. frac{6}{77}
B. frac{-6}{77}
C. frac{21}{22}
D. frac{-21}{22}

Câu 3: frac{1}{4}của 56 bằng:

A. 14.
B. 224.
C.60.
D. 52.

Câu 4: Phân số nghịch đảo của phân số frac{-9}{33} là:

A. frac{9}{33}
B. frac{33}{9}
C. frac{-9}{33}
D. -frac{33}{9}

Câu 5: Kết quả của phép tính 4,52 + 11,3 là :

A. 56,5.
B. 5,56.
C. 15,82.
D. 1,582.

Câu 6: Kết quả của phép tính 1+ 12,3 – 11,3 là:

A. 11.
B. -11.
C. 2.
D. -2.

Câu 7: So sánh 3frac{3}{4}frac{25+3}{8}, ta được:

A. 3frac{3}{4} > frac{25+3}{8}
B. 3frac{3}{4} < frac{25+3}{8}
C. 3frac{3}{4} = frac{25+3}{8}
D. frac{25+3}{8} > 3frac{3}{4}

Câu 8: Làm tròn số 231, 6478 đến chữ số thập phân thứ hai:

A. 231, 64.
B. 231, 65.
C. 23.
D. 231, 649.

Câu 9: Hỗn số 5frac{2}{3} được viết dưới dạng phân số?

A. frac{3}{17}
B. frac{17}{3}
C. frac{5}{3}
D. frac{4}{3}

Câu 10: Phân số frac{20}{-140}được rút gọn đến tối giản là:

A. frac{10}{-70}
B. frac{-1}{7}
C. frac{4}{-28}
D. frac{2}{-14}

Câu 11: Cho biểu đồ tranh ở Hình 3:

Câu 11

Số học sinh (HS) yêu thích Cam là:

A. 50 HS.
B. 55 HS.
C. 40 HS.
D. 45 HS.

Tham khảo thêm:   Tổng hợp code Arena Tower Defense và cách nhập

Câu 12: Biểu đồ cột kép thể hiện số học sinh nam, nữ ở mỗi lớp của khối 6 ở một trường THCS như sau:

Câu 12

Số học sinh nam/nữ của lớp 6/4 là:

A. 19/19.
B. 20/19.
C. 19/20.
D. 20/20.

Câu 13: Khi gieo hai con xúc sắc, gọi T là tổng số chấm trên hai con xúc sắc thì kết quả nào sau đây không thể xảy ra?

A. T = 4.
B. T = 3.
C. T = 2.
D. T = 1.

Câu 14: Cô giáo tổ chức trò chơi chiếc nón kì diệu, bạn A tham gia quay chiếc nón 5 lần thì được 2 lần vào ô may mắn. Hỏi xác suất thực nghiệm của sự kiện quay vào ô may mắn là:

A. frac{2}{5}
B. frac{5}{2}
C. frac{3}{5}
D. frac{5}{3}

Câu 14

Câu 15: Cho hình vẽ: Có bao nhiêu tia gốc A trong hình vẽ đã cho:

A. 1
B. 2
C.3
D. 4

Câu 15

Câu 16: Cho góc widehat{mathrm{xOy}}=60^{circ}Hỏi số đo của widehat{mathrm{xOy}} bằng mấy phần số đo của góc bẹt?

A. frac{1}{4}
B. frac{2}{3}
C. frac{3}{4}
D. frac{1}{3}

Câu 17: Xem hình 4:

A. Điểm C là trung điểm của đoạn thẳng AB.
B. Điểm C là trung điểm của đoạn thẳng BD.
C. Điểm C là trung điểm của đoạn thẳng AD.
D. Điểm B là trung điểm của đoạn thẳng AC.

Câu 16

Câu 18: Hình gồm hai tia chung gốc Ox, Oy được gọi là:

A. Góc xOy.
B. Góc Oxy.
C. Góc xyO.
D. Góc bẹt.

Câu 19: Góc nhọn là góc :

A. Nhỏ hơn góc bẹt.
B. Nhỏ hơn góc vuông.
C. Có số đo bằng 90^{circ}.
D. Có số đo 180^{circ}.

Câu 20: Xem hình 5:

Câu 17

Hình đặt thước đo góc đúng và số đo của widehat{mathrm{ABC}}là:

A. (1), widehat{mathrm{ABC}}=40^{circ}
B. (1), widehat{mathrm{ABC}}=140^{circ}
C. (2), widehat{mathrm{ABC}}=35^{circ}
D. (2), widehat{mathrm{ABC}}=155^{circ}

B. TỰ LUẬN (6 điểm):

Câu 1 (1,5 điểm): Tính giá trị của biểu thức:

a) 152,3 + 2021,19 + 7,7 – 2021,19

b) frac{7}{15}.frac{3}{14}:frac{13}{20}

Câu 2 (0,5 điểm): Tìm tỉ số phần trăm của hai số 12 và 15.

Câu 3 (1 điểm): Hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện số học sinh ở mỗi lớp của khối 6 ở một trường THCS theo bảng sau:

Lớp

6/1

6/2

6/3

6/4

Số học sinh

38

39

40

39

Câu 4 (1 điểm): Gieo 02 con xúc xắc, liệt kê các kết quả có thể để sự kiện tổng số chấm ở hai con xúc xắc là một số nguyên tố.

Tham khảo thêm:   Mẫu C7-12/KB: Bảng kê trái phiếu, công trái được thanh toán hộ Ban hành kèm theo Thông tư 77/2017/TT-BTC

Câu 5 (2 điểm): Vẽ tia Ot. Trên tia Ot, lấy hai điểm M, N sao cho OM = 4cm, ON = 8 cm.

a) Trong ba điểm O, M, N điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? Vì sao?

b) Tính MN. Điểm M có là trung điểm của đoạn thẳng ON không? Vì sao?

ĐÁP ÁN

A. TRẮC NGHIỆM (Đúng mỗi câu 0.2 điểm):

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

C

B

A

D

D

C

A

B

B

B

D

C

D

A

C

D

B

A

B

A

B. TỰ LUẬN

Câu 1 : Tính giá trị của biểu thức:

a) 12,3 + 2021,19 + 7,7 – 2021,19

= (12,3 + 7,7) + (2021,19 – 2021,19)

= 20 + 0

= 20

b) frac{7}{15}.frac{3}{14}:frac{13}{20} =left ( frac{7}{15}.frac{3}{4} right ) : frac{13}{20}

=frac{1}{10}:frac{13}{20} =left ( frac{1}{10}.frac{20}{13} right ) = frac{2}{13}

0.5 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

0.5 điểm

Câu 2 : Tỉ số của hai số 12 và 15 là frac{12}{15}.100%=80%

0,5 điểm

Câu 3: Biểu đồ cột thể hiện số học sinh ở mỗi lớp của khối 6 ở một trường THCS

Câu 20

1 điểm

Câu 4: Gieo 02 con xúc xắc, liệt kê các kết quả có thể để sự kiện tổng số chấm ở hai con xúc xắc là một số nguyên tố.

Gọi x là số chấm của 1 xúc xắc, y là số chấm của xúc xắc còn lại

Ta có (x ; y) sao cho x+y là số nguyên tố <12.

( 1;1), (1 ; 2), (1 ;4), (1 ;6), ( 2;3), ( 2;5), ( 3;1), ( 3;4), ( 4;1),( 5;1), ( 5;6), ( 6;1).

0.25 điểm

0.25 điểm

0.5 điểm

Câu 5: Hình vẽ đúng

a) Vì OM < ON ( 4cm < 8cm ) nên điểm M nằm giữa hai điểm O, N.

b) Ta có : OM + MN = ON

MN = ON – OM = 8 – 4

MN = 4cm.

Vậy : M là trung điểm của đoạn thẳng ON

vì M nằm giữa O, N và OM = MN = 3cm.

1 điểm

0.5 điểm

0.5 điểm

….

>> Tải file để tham khảo trọn bộ Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán 6 sách Chân trời sáng tạo

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán 6 sách Chân trời sáng tạo Ôn thi học kì 2 lớp 6 môn Toán năm 2022 – 2023 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *