Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 27/2017/TT-BGDĐT Quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn và cử giáo viên làm Tổng phụ trách Đội ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ngày -8/11/2017, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 27/2017/TT-BGDĐT về quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn và cử giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong cơ sở giáo dục phổ thông công lập. Theo đó, thông tư áp dụng đối với giáo viên làm Tổng phụ trách Đội trong các trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học,trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện, trường phổ thông dân tộc bán trú cấp tiểu học, trường phổ thông dân tộc bán trú cấp trung học cơ sở và trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật. Mời các bạn cùng tham khảo.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 27/2017/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 08 tháng 11 năm 2017

THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CỬ GIÁO VIÊN LÀM TỔNG PHỤ TRÁCH ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG CÔNG LẬP

Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;

Sau khi có ý kiến của Bộ Nội vụ tại công văn số 3472/BNV-CCVC ngày 03 tháng 7 năm 2017; của Bộ Tài chính tại công văn số 8855/BTC-HCSN ngày 03 tháng 7 năm 2017; của Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tại công văn số 10039-CV/TWĐTN-CTTN ngày 03 tháng 8 năm 2017;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn và cử giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn và cử giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là giáo viên làm Tổng phụ trách Đội) trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 11: Viết một đoạn văn trong phần “Khái quát về mạng xã hội" theo sơ đồ Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội

2. Thông tư này áp dụng đối với giáo viên làm Tổng phụ trách Đội trong các trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học (có cấp tiểu học hoặc cấp trung học cơ sở), trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện, trường phổ thông dân tộc bán trú cấp tiểu học, trường phổ thông dân tộc bán trú cấp trung học cơ sở và trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật.

3. Các cơ sở giáo dục phổ thông ngoài công lập căn cứ các quy định tại Thông tư này để áp dụng thực hiện.

Điều 2. Tiêu chuẩn của giáo viên làm Tổng phụ trách Đội

1. Giáo viên được chọn để cử làm Tổng phụ trách Đội phải bảo đảm các tiêu chuẩn sau:

a) Đáp ứng đủ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên theo hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên đang giữ (tiêu chuẩn đối với giáo viên tiểu học quy định tại Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16 tháng 9 năm 2015 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học công lập; tiêu chuẩn đối với giáo viên trung học cơ sở quy định tại Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16 tháng 9 năm 2015 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở công lập).

b) Đã được đào tạo nghiệp vụ công tác Đội cùng chuyên ngành giảng dạy hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác Đội.

c) Có năng lực phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường để tổ chức các hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi.

2. Ưu tiên chọn giáo viên có khả năng về âm nhạc, mỹ thuật, thể dục thể thao, thuyết trình, tổ chức sự kiện, truyền thông để giúp nhà trường tổ chức tốt các hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi.

Điều 3. Nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên làm Tổng phụ trách Đội

1. Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên ở mỗi cấp học theo quy định tại Điều lệ trường học hiện hành.

2. Tham mưu cho hiệu trưởng các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ công tác Đội và phong trào thiếu nhi trong phạm vi nhà trường.

3. Lập kế hoạch, tổ chức, quản lý các chương trình hoạt động cho đội viên, học sinh trong nhà trường theo kế hoạch của ngành Giáo dục, chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi của Hội đồng Đội các cấp.

4. Xây dựng hệ thống tổ chức cơ sở Đội trong nhà trường theo nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; bồi dưỡng đội ngũ phụ trách chi đội, ban chỉ huy Đội các cấp.

Tham khảo thêm:   Mô hình sản xuất kinh doanh trong tương lai mà em thích Chia sẻ dự định về nghề nghiệp của em trong tương lai

5. Phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan để tổ chức các hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi, hoạt động giáo dục trong nhà trường.

6. Học tập, rèn luyện và tham dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, công tác Đội và phong trào thiếu nhi do ngành Giáo dục, Hội đồng Đội các cấp tổ chức để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.

7. Được bảo đảm các điều kiện để thực hiện các hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi, các hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương.

Điều 4. Cử giáo viên làm Tổng phụ trách Đội

1. Hiệu trưởng thống nhất với Hội đồng trường về việc chọn giáo viên làm Tổng phụ trách Đội.

2. Hiệu trưởng ra quyết định cử giáo viên làm Tổng phụ trách Đội của nhà trường sau khi có ý kiến thống nhất của phòng giáo dục và đào tạo hoặc sở giáo dục và đào tạo (đơn vị quản lý trực tiếp nhà trường) và Hội đồng Đội cùng cấp.

Điều 5. Thời hạn giáo viên được cử làm Tổng phụ trách Đội

1. Thời hạn giáo viên được cử làm Tổng phụ trách Đội là 05 năm. Hết thời hạn trên, nhà trường có trách nhiệm bố trí giáo viên trở lại giảng dạy theo đúng chuyên ngành được đào tạo.

2. Trường hợp giáo viên hết thời hạn được cử nhưng còn đủ tiêu chuẩn và có nguyện vọng tiếp tục làm Tổng phụ trách Đội thì hiệu trưởng thống nhất với Hội đồng trường để xem xét, quyết định theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này.

3. Trường hợp giáo viên chưa hết thời hạn được cử mà thôi không làm Tổng phụ trách Đội thì hiệu trưởng ra quyết định thôi cử đối với giáo viên làm Tổng phụ trách Đội, đồng thời cùng Hội đồng trường xem xét, chọn và cử giáo viên khác thay thế theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này.

Điều 6. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24 tháng 12 năm 2017.

2. Thông tư này thay thế quy định về đối tượng, tiêu chuẩn tuyển chọn, cử giáo viên làm Tổng phụ trách Đội tại mục I Thông tư liên ngành số 23/TTLT ngày 15 tháng 01 năm 1996 của Liên ngành Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh về việc hướng dẫn chế độ công tác và phụ cấp trách nhiệm đối với giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong trường phổ thông và thay thế khoản 3 Điều 22 Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường tiểu học.

Tham khảo thêm:   Quyết định 2206/QĐ-BGDĐT Thủ tục hành chính về hỗ trợ học tập đối với học sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người

Điều 7. Tổ chức thực hiện

1. Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định hiện hành của Pháp luật và các quy định tại các văn bản sau:

a) Thông tư số 05/2005/TT-BNV ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức.

b) Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông.

c) Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 07 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.

2. Trong trường hợp các văn bản dẫn chiếu tại điểm a khoản 1 Điều 2, khoản 1 Điều 3 và khoản 1 Điều 7 Thông tư này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì thực hiện theo quy định mới.

3. Sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo các phòng giáo dục và đào tạo và các đơn vị trực thuộc lựa chọn, cử giáo viên làm Tổng phụ trách Đội theo đúng tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Thông tư này; phối hợp với Hội đồng Đội các cấp kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức thực hiện ở các cơ sở giáo dục./.

Nơi nhận:
– Văn phòng Trung ương Đảng (để b/c);
– Văn phòng Chính phủ (để b/c);
– Văn phòng Quốc hội (để b/c);
– Ủy ban VHGDTNTNNĐ của QH (để b/c);
– Hội đồng Quốc gia Giáo dục và PTNL (để b/c);
– Ban Tuyên giáo Trung ương (để b/c);
– Các Bộ, CQ ngang Bộ, CQ thuộc Chính phủ;
– Bộ trưởng (để b/c);
– Công báo;
– Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
– UBND các tỉnh/thành phố;
– Sở giáo dục và đào tạo, sở nội vụ, tỉnh đoàn;
– Website Chính phủ;
– Website Bộ GDĐT;
– Lưu: VT, Vụ PC, Cục NGCBQLGD.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Nghĩa

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 27/2017/TT-BGDĐT Quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn và cử giáo viên làm Tổng phụ trách Đội của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *