Bạn đang xem bài viết ✅ Đề cương ôn tập học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn tập cuối kì 1 môn KHTN 7 năm 2023 – 2024 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề cương ôn tập học kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống năm 2023 – 2024 là tài liệu hữu ích, giúp các bạn có thêm nhiều tài liệu học tập chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới.

Đề cương ôn thi cuối kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức bao gồm các dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận kèm theo. Qua đó giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 1 lớp 7 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức, mời các bạn cùng tải tại đây. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 1 Toán 7 Kết nối tri thức, đề cương ôn tập học kì 1 Lịch sử Địa lí 7 Kết nối tri thức.

Đề cương ôn tập cuối kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức

PHÒNG GD&ĐT………..

TRƯỜNG THCS………….

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1 NĂM 2023 – 2024

MÔN KHTN 7 KNTTVCS

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Hãy chọn đáp án đúng nhất điền vào bảng trả lời trắc nghiệm trong phần bài làm

Câu 1: Để đo chính xác độ dày của một quyển sách KHTN 7, người ta dùng

A. Cân đồng hồ.
B. Thước đo độ chia nhỏ nhất là 1mm.
C. Nhiệt kế thuỷ ngân.
D. Ước lượng bằng mắt thường.

Câu 2 : Phương pháp tìm hiểu tự nhiên được thực hiện qua các bước:

(1) Đưa ra dự đoán khoa học đẻ giải quyết vấn đề;

Tham khảo thêm:   Ngân hàng câu hỏi đánh giá tổng kết Mô đun 3 Câu hỏi trắc nghiệm tập huấn Mô đun 3 - GDPT 2018

(2) Rút ra kết luận;

(3) Lập kế hoạch kiểm tra dự đoán;

(4) Đề xuất vấn đề cần tìm hiểu;

(5) Thực hiện kế hoạch kế hoạch kiểm tra dự đoán.

Em hãy sắp xếp các bước trên cho đúng thứ tự của phương pháp tìm hiểu tự nhiên.

A. (1); (2); (3); (4); (5).
B. (5); (4); (3); (2); (1).
C. (4); (1); (3); (5); (2).
D. (3); (4); (1); (5); (2).

Câu 3: Trong các loại hạt cấu tạo nên nguyên tử, hạt mang điện tích âm là

A. electron.
B. electron và neutron.
C. proton.
D. proton và neutron.

Câu 4: Trừ hạt nhân của nguyên tử hydrogen, hạt nhân các nguyên tử còn lại được tạo thành từ hạt

A. electron và proton.
B. electron, proton và neutron.
C. neutron và electron.
D. proton và neutron.

Câu 5. Có những hạt nào được tìm thấy trong hạt nhân của nguyên tử?

A. Các hạt mang điện tích âm (electron).
B. Các hạt neutron và hạt proton.
C. Các hạt neutron không mang điện.
D. Hạt nhân nguyên tử không chứa hạt nào bên trong.

Câu 6. Điều nào sau đây mô tả đầy đủ thông tin nhất về proton?

A. Proton là một hạt vô cùng nhỏ và mang điện tích âm.
B. Proton là một hạt mang điện tích dương và được phát hiện trong hạt nhân nguyên tử.
C. Proton là một hạt không mang điện và được tìm thấy trong hạt nhân nguyên tử.
D. Proton là một hạt vô cùng nhỏ, mang điện tích dương và được phát hiện trong hạt nhân nguyên tử.

Câu 7: Một đơn vị khối lượng nguyên tử (1 amu) theo định nghĩa có giá trị bằng

A. 1/16 khối lượng của nguyên tử oxygen.
B. 1/32 khối lượng của nguyên tử sulfur.
C. 1/12 khối lượng của nguyên tử carbon.
D. 1/10 khối lượng của nguyên tử boron.

Câu 8. Trong các nguyên tử sau, nguyên tử nào có khối lượng nguyên tử lớn nhất?

Tham khảo thêm:   Địa lí 7 Bài 12: Thực hành: sưu tầm tư liệu về Cộng hòa Nam Phi Soạn Địa 7 trang 139 sách Chân trời sáng tạo

A. Na.
B. O.
C. Ca.
D. H.

Câu 9: Khối lượng của các hạt dưới nguyên tử (proton, neutron) được đo bằng đơn vị

A. gam.
B. amu.
C. mL.
D. kg.

Câu 10: Nguyên tố magnesium có kí hiệu hóa học là

A. mg.
B. Mg.
C. Gm.
D. mG.

Câu 11: Đến nay con người đã tìm ra bao nhiêu nguyên tố hóa học

A. 90.
B. 100.
C. 118.
D. 1180.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1. Sử dụng bảng tuần hoàn, hãy cho biết các nguyên tố Na, C, Mg, Zn, Pb, Si, N, O. Đâu là nguyên tố kim loại, phi kim?

Câu 2. Nguyên tố X (Z = 17) là nguyên tố có trong thành phần của muối ăn. Hãy cho biết tên nguyên tố X? X có bao nhiêu lớp electron, bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng? Từ đó cho biết X thuộc chu kì nào, nhóm nào trong bảng tuần hoàn?

Câu 3: Quan sát hình mô phỏng cấu tạo các nguyên tử dưới đây và trả lời các câu hỏi sau:

a) Số hạt proton của nguyên tử trong các hình trên là bao nhiêu?

b) Vì sao mỗi nguyên tử trung hoà về điện?

Câu 4: Tổng số hạt của nguyên tố oxygen là 49. Biết số hạt mang điện tích âm là 16. Tính số hạt còn lại.

Câu 5: Cho sơ đồ cấu tạo của nguyên tử chlorine (Cl) như hình bên:

Hãy biểu diễn sự hình thành liên kết hoá trị trong phân tử Cl2.

Câu 6:

a. Nêu nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn.

Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố khí hiếm nằm ở nhóm nào?

b. Nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 6. Cho biết vị trí của nguyên tố A trong bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học. Nguyên tố A là kim loại, phi kim hay khí hiếm?

Tham khảo thêm:   Thông tư 18/2016/TT-BXD Quy định thẩm định dự án thẩm định thiết kế dự toán xây dựng công trình

c.Trong mật ong có nhiều fructose. Phân tử fructose gồm 6 nguyên tử C, 12 nguyên tử H và 6 nguyên tử O. Hãy viết công thức hoá học của fructose và tính khối lượng phân tử fructose.

Câu 7: Một oxide có công thức XOn, trong đó X chiếm 30,43% về khối lượng. Biết khối lượng phân tử của oxide bằng 46 amu. Xác định công thức hoá học của oxide trên.

Câu 8: Xác định thành phần phần trăm của các nguyên tố trong các hợp chất CH4

(Biết khối lượng nguyên tử của C = 12; O = 16).

Câu 9. Có một số quả đấm cửa làm bằng đồng và một số quả làm bằng sắt mạ đồng. Hãy tìm cách phân loại chúng.

Câu 10

a. Nêu các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn? (NB)

b. Ở bên trong các rạp chiếu phim, nhà hát người ta thường thiết kế tường không bằng phẳng và sử dụng các lớp rèm vải. Em có biết sao lại như vậy không? (TH)

Câu 11

Một người công nhân đạp xe đều trong 20 phút đi được 3 km.

a. Tính vận tốc của người đó ra m/s và km/h

b. Biết quãng đường từ nhà đến xí nghiệp là 3600m. Hỏi người đó đi từ nhà đến xí nghiệp hết bao nhiêu phút?

c. Nếu đạp xe liền trong 2 giờ thì người này từ nhà về tới quê mình. Hỏi quãng đường từ nhà đến quê dài bao nhiêu km?

,……………..

Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương Khoa học tự nhiên 7 cuối học kì 1 Kết nối tri thức

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn tập học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn tập cuối kì 1 môn KHTN 7 năm 2023 – 2024 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *