Mới đây, vào ngày 15/01/2020 Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã đưa ra Quyết định 88/QĐ-TTg 2020 về Công nhận bảo vật quốc gia. Sau đây sẽ là nội dung của văn bản pháp luật này, mời các bạn cùng tham khảo.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ————- Số: 88/QĐ-TTg |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— Hà Nội, ngày 15 tháng 01 năm 2020 |
QUYẾT ĐỊNH 88/QĐ-TTg 2020
Về việc công nhận bảo vật quốc gia
————-
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 05/TTr-BVHTTDL ngày 09 tháng 01 năm 2020; ý kiến thẩm định của Hội đồng di sản văn hóa Quốc gia tại Công văn số 09/BC-HĐDSVHQG ngày 31 tháng 12 năm 2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công nhận bảo vật quốc gia (đợt 8, đợt xét duyệt năm 2019) cho các hiện vật, nhóm hiện vật sau:
1. Sưu tập nha chương (Niên đại: Văn hóa Phùng Nguyên, khoảng 3.500 năm cách ngày nay; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ).
2. Trống đồng Quảng Chính (Niên đại: Văn hóa Đông Sơn, khoảng Thế kỷ III – II trước Công nguyên; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh).
3. Trống đồng Trà Lộc (Niên đại: Văn hóa Đông Sơn, cách ngày nay khoảng 2.500 năm; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Quảng Trị, thuộc Trung tâm quản lý Di tích và Bảo tàng tỉnh Quảng Trị).
4. Linga – Yoni gỗ Nhơn Thành (Niên đại: Văn hóa Óc Eo, Thế kỷ V; hiện lưu giữ tại Bảo tàng thành phố Cần Thơ).
5. Tượng Phật gỗ Giồng Xoài (Niên đại: Văn hóa Óc Eo, Thế kỷ IV – VI; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh An Giang).
6. Tượng Phật đá Khánh Bình (Niên đại: Văn hóa Óc Eo, Thế kỷ VI – VII; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh An Giang).
7. Tượng sư tử đá chùa Hương Lãng (Niên đại: cuối Thế kỷ XI – đầu Thế kỷ XII; hiện lưu giữ tại chùa Hương Lãng, xã Minh Hải, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên).
8. Tượng đôi sư tử đá đền – chùa Bà Tấm (Niên đại: Thế kỷ XII; hiện lưu giữ tại đền – chùa Bà Tấm, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội).
9. Hai tượng Hộ pháp chùa Nhạn Sơn (Niên đại: Thế kỷ XII – XIII; hiện lưu giữ tại chùa Nhạn Sơn, xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định).
10. Tượng Mẫu Âu Cơ (Niên đại: Thế kỷ XIX, hiện thờ tại Khu di tích Đền Mẫu Âu Cơ, xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ).
11. Chuông Nhật Tảo (Niên đại: Thế kỷ X; hiện lưu giữ tại đình Nhật Tảo, phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội).
12. Bia “Cổ Việt thôn Diên Phúc tự bi minh” (Niên đại: thời Lý – Trần; hiện lưu giữ tại chùa Cảnh Lâm, xã Tân Việt, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên).
13. Bia Ma nhai Ngự chế của Vua Lê Thái Tổ (Niên đại: năm 1431; trên vách núi Phia Tém, xã Bình Long, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng).
14. Đại Việt Lam Sơn Kính Lăng bi – Bia Lăng Vua Lê Túc Tông (Niên đại: Thế kỷ XVI; hiện lưu giữ tại Di tích lịch sử Lam Kinh, tỉnh Thanh Hóa).
15. Bia “Sùng chỉ bi ký” (Niên đại: năm 1696; hiện lưu giữ tại đền thờ Hà Tông Mục, xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh).
16. Bia “Ngự kiến Thiên Mụ tự” (Niên đại: năm 1715; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, thuộc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế).
17. 12 Bia Tiến sĩ Văn Miếu Bắc Ninh (Niên đại: năm Kỷ Sửu, niên hiệu Thành Thái – 1889; hiện lưu giữ tại di tích Văn Miếu Bắc Ninh, phường Đại Phúc, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh).
18. Bộ chóp tháp Champa Linh Thái (Niên đại: Thế kỷ XII – XIII; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên – Huế).
19. Thống đồng thời Trần (Niên đại: Thế kỷ XIII – XIV; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh).
20. Mâm bồng gốm men vẽ nhiều màu (Niên đại: thời Lê sơ – Thế kỷ XV; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh).
21. Khám thờ gỗ sơn son thếp vàng (Niên đại: Thế kỷ XVI; hiện lưu giữ tại Di tích đền – chùa Bà Tấm, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội).
22. Ngai thờ gỗ sơn son thếp vàng (Niên đại : Thế kỷ XVII; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Thái Bình).
23. Cửa võng đình Diềm (Niên đại: Thế kỷ XVII; hiện lưu giữ tại đình Diềm, xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh).
24. Bộ Phủ Việt đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng (Niên đại: Thế kỷ XVII; hiện thờ tại đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng, Khu di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình).
25. Bộ Phủ Việt đền thờ Vua Lê Đại Hành (Niên đại: Thế kỷ XVII; hiện thờ tại đền thờ Vua Lê Đại Hành, Khu di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình).
26. Long đao (Niên đại: Thế kỷ XVII – XVIII; hiện lưu giữ tại Khu di tích tưởng niệm Vương triều Mạc, xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng).
27. Ấn “Lương Tài Hầu chi ấn” (Niên đại: Thế kỷ XIX; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh).
Điều 2. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp nơi có bảo vật quốc gia; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ; người đứng đầu ngành, tổ chức được giao quản lý bảo vật quốc gia được công nhận tại Điều 1 của Quyết định này trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý đối với bảo vật quốc gia theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp nơi có bảo vật quốc gia; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; người đứng đầu ngành, tổ chức, tổ chức được giao quản lý bảo vật quốc gia được công nhận tại Điều I chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: – Như Điều 4; |
KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG Vũ Đức Đam |
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Quyết định 88/QĐ-TTg 2020 Công nhận bảo vật quốc gia của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.