Bạn đang xem bài viết ✅ Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Vật lí 10 sách Chân trời sáng tạo Ôn tập giữa kì 2 Lý 10 năm 2022 – 2023 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Vật lí 10 sách Chân trời sáng tạo là tài liệu hữu ích mà Wikihoc.com giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 10 tham khảo.

Đề cương ôn thi giữa kì 2 Vật lý 10 sách Chân trời sáng tạo giới hạn nội dung ôn thi kèm theo một số bài tập trắc nghiệm. Thông qua đề cương ôn thi giữa kì 2 Vật lý 10 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 2 lớp 10 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi giữa học kì 2 Vật lí 10 sách Chân trời sáng tạo, mời các bạn cùng tải tại đây.

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Vật lí 10 sách Chân trời sáng tạo

A. Giới hạn chương trình ôn thi giữa kì 2 Lí 10

Sách Chân trời sáng tạo 10: từ bài

  • Bài 15. Năng lượng và công
  • Bài 16. Động năng và thế năng. Định luật bảo toàn cơ năng
  • Bài 17. Công suất – Hiệu suất

B. Hình thức ra đề thi giữa kì 2 Lý 10

  • Trắc nghiệm: 50% – 5 điểm – 20 câu hỏi TNKQ
  • Tự luận 50% – 5 điểm

C. Một số bài tập minh họa giữa kì 2 Vật lí 10

I. TRẮC NGHIỆM 

Tham khảo thêm:   Thông báo kết quả đấu thầu trái phiếu Mẫu thông báo kết quả đấu thầu trái phiếu mới nhất

Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1: Năng lượng có tính chất nào sau đây?

A. Là một đại lượng vô hướng.
B. Có thể tồn tại ở những dạng khác nhau.
C. Có thể truyền từ vật này sang vật khác, hoặc chuyển hóa qua lại giữa các dạng khác nhau và giữa các hệ, các thành phần của hệ.
D. Các đáp án trên đều đúng.

Câu 2: Một lực F không đổi liên tục kéo một vật chuyển động với vận tốc có độ lớn v theo hướng của F. Công suất của lực F là

A. F.v.t
B. F.v
C. F.t
D. F.v2

Câu 3: Công thức tính động năng của vật khối lượng m

Câu 4: Phát biểu nào sau đây SAI:

A. Động lượng là một đại lượng vectơ.
B. Xung của lực là một đại lượng vectơ.
C. Động lượng tỉ lệ với khối lượng vật.
D. Động lượng của vật trong chuyển động tròn đều không đổi.

Câu 5: Chọn đáp án đúng

Câu 6: Cần cẩu khi hoạt động, thực hiện trao đổi năng lượng với vật khác dưới dạng nào sau đây?

A. Thực hiện công.
B. Truyền nhiệt.
C. Phát ra các tia nhiệt.
D. Không trao đổi năng lượng.

Câu 7: Công suất được xác định bằng

A. giá trị công có khả năng thực hiện.
B. công thực hiện trong một đơn vị thời gian.
C. công thực hiện trên đơn vị độ dài.
D. tích của công và thời gian thực hiện công.

Câu 8: Chọn câu sai trong các câu sau. Động năng của vật không đổi khi vật

A. chuyển động thẳng đều.
B. chuyển động với gia tốc không đổi.
C. chuyển động tròn đều.
D. chuyển động cong đều.

Câu 9: Hai vật có khối lượng m1 = 1 kg, m2 = 3 kg chuyển động với các vận tốc v1 = 3 m/s và v2 = 1 m/s. Tìm độ lớn tổng động lượng của hệ trong trường hợp vec tơ V1 và V2 cùng hướng. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của vật một.

Tham khảo thêm:   Bài tập trắc nghiệm Sinh trưởng và phát triển ở thực vật Bài tập Sinh học lớp 11

A. 0 kg.m/s.
B. 5 kg.m/s.
C. 4 kg.m/s.
D. 6 kg.m/s.

Câu 10: Chọn đáp án đúng. Va chạm mềm

A. xảy ra khi hai vật dính vào nhau và chuyển động với cùng vận tốc sau va chạm.
B. là va chạm trong đó vật xuất hiện biến dạng đàn hồi trong khoảng thời gian va chạm, sau va chạm vật lấy lại hình dạng ban đầu và tiếp tục chuyển động tách rời nhau.
C. động năng của hệ sau va chạm bằng động năng của hệ trước va chạm.
D. tổng động lượng của hệ trước và chạm nhỏ hơn tổng động lượng của hệ sau va chạm.

Câu 11: Mặt Trời trao đổi năng lượng với vật khác dưới dạng nào sau đây?

A. Thực hiện công.
B. Truyền nhiệt.
C. Phát ra các tia nhiệt.
D. Không trao đổi năng lượng.

II. TỰ LUẬN 

Bài 1: Từ độ cao 180 m người ta thả rơi một vật nặng không vận tốc ban đầu. Bỏ qua sức cản không khí. Lấy g = 10m/s2 . Chọn gốc thế năng tại mặt đất. Khi thế năng bằng động năng thì vật có độ cao h và vận tốc v. Giá trị h/v gần giá trị nào sau đây nhất?

Bài 2: Một viên đạn khối lượng 1 kg đang bay theo phương thẳng đứng với vận tốc 500 m/s thì nổ thành 2 mảnh có khối lượng bằng nhau. Mảnh thứ nhất bay theo phương ngang với vận tốc 500√2 m/s hỏi mảnh 2 bay với tốc độ là bao nhiêu?

Bài 3: Một động cơ điện cung cấp công suất 15 kW cho một cần cẩu nâng kiện hàng nặng 1000 kg lên cao 30 m. Lấy g = 10 m/s2. Thời gian tối thiểu để thực hiện công việc trên?

Bài 4: Một tế bào cơ trong cơ thể người có thể coi như một động cơ siêu nhỏ, khi con người hoạt động, tế bào sử dụng năng lượng hóa học để thực hiện công. Trong mỗi nhịp hoạt động, tế bào cơ có thể sinh một lực 1,5.10-12 N để dịch chuyển 8 nm. Tính công mà tế bào cơ sinh ra trong mỗi nhịp hoạt động.

Tham khảo thêm:   Điểm chuẩn Đại học Hà Nội năm 2022 - 2023 Đại học Hà Nội

Bài 5: Một vật có khối lượng m = 2 kg đang đứng yên thì bị tác dụng bởi lực F và nó bắt đầu chuyển động thẳng. Độ lớn của lực F và quãng đường s mà vật đi được được biểu diễn trên đồ thị (hình bên). Tính công của lực.

Bài 6: Đồ thị hình bên biểu diễn lực tác dụng của người công nhân thay đổi trong quá trình kéo bao tải trên mặt phẳng nghiêng và độ dịch chuyển trong ứng theo phương của lực. Tính công của người công nhân.

Bài 7: Một chiếc đàn piano có khối lượng 380 kg được giữ cho trượt đều xuống một đoạn dốc dài 2,9 m, nghiêng một góc 100 so với phương ngang. Biết lực do người tác dụng có phương song song với mặt phẳng nghiêng như hình vẽ. Bỏ qua ma sát. Lấy g = 9,8 m / s2 . Hãy xác định.

a) lực do người tác dụng lên đàn piano.

b) công của lực do người tác dụng lên đàn piano.

c) công của trọng lực tác dụng lên đàn piano. tổng công của tất cả các lực tác dụng lên đàn piano.

Bài 8: Bản mỏng là đĩa tròn tâm O bán kính 12 cm, bị khoét một lỗ tròn bán kính 6 cm như hình. Tìm khoảng cách từ trọng tâm của bản mỏng đến tâm O

Bài 9: Tìm khoảng cách từ trọng tâm O của bản mỏng đồng chất như hình bên đến điểm I

Bài 10 Một người nặng 60 kg đi lên một cầu thang gồm n bậc, mỗi bậc cao 18 cm, dài 24cm. Coi lực mà người này tác dụng lên mỗi bậc thang là không đổi trong quá trình di chuyển và lấy gia tốc trọng trường là g = 10 m/s2. Công tối thiểu mà người ấy phải di thực hiện bằng 1,62kJ. Tìm số bậc thang n.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Vật lí 10 sách Chân trời sáng tạo Ôn tập giữa kì 2 Lý 10 năm 2022 – 2023 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *