Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK lớp 12 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống giúp thầy cô tham khảo gợi ý đáp án 10 câu hỏi trắc nghiệm của 15 môn: Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Sinh học, Hóa học, Công nghệ, Giáo dục thể chất, Vật lí, Mĩ thuật, Tin học, Âm nhạc, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Hoạt động trải nghiệm trong khóa tập huấn thay SGK lớp 12 mới.
Nhờ đó, thầy cô sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm để hoàn thiện bài tập cuối khóa tập huấn thay sách giáo khoa lớp 12 năm 2024 – 2025 của mình. Chi tiết mời thầy cô cùng tải miễn phí trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:
Đáp án tập huấn môn Văn 12 Kết nối tri thức
Câu 1: Các bài học trong SGK Ngữ văn lớp 12 được thiết kế như thế nào?
A. Ngoài bài về tác gia Hồ Chí Minh, các bài còn lại đều có cấu trúc giống nhau.
B. Tất cả 9 bài học đều có sự lồng ghép một cách linh hoạt hệ thống loại, thể loại văn bản với hệ thống chủ đề.
C. Có 7 bài chọn văn bản tập trung vào một loại, thể loại nhất định và 2 bài không chọn văn bản theo cách đó.
D. Có 6 bài triển khai theo định hướng nhất quán: mỗi bài tập trung vào một loại, thể loại văn bản, có 3 bài triển khai theo cách khác.
Câu 2: Ý nào sau đây KHÔNG phù hợp với định hướng đổi mới của SGK Ngữ văn lớp 12?
A. Câu hỏi sau khi đọc được thiết kế bám sát vào yêu cầu cần đạt của bài học.
B. Tuân thủ quy trình dạy đọc gồm 3 bước: trước khi đọc văn bản, đọc văn bản và sau khi đọc văn bản.
C. Cần dành nhiều thời gian cho HS tìm hiểu và ghi nhớ phần Tri thức ngữ văn trước khi chuyển sang hướng dẫn HS đọc văn bản.
D. Câu hỏi sau khi đọc được thiết kế theo các mức độ nhận thức: nhận biết; phân tích và suy luận; đánh giá và vận dụng.
Câu 3: Văn bản thuộc những loại, thể loại cơ bản nào được dạy học đọc trong SGK Ngữ văn lớp 12?
A. Tiểu thuyết, thơ trữ tình, truyện ngắn, hài kịch, kí (phóng sự, hồi kí), văn bản nghị luận, văn bản thông tin.
B. Tiểu thuyết, thơ trữ tình, truyện truyền kì, hài kịch, kí (phóng sự, hồi kí), văn bản nghị luận, văn bản thông tin.
C. Tiểu thuyết, thơ trữ tình, truyện truyền kì, hài kịch, kí (phóng sự, hồi kí), văn tế, văn bản nghị luận, văn bản thông tin.
D. Tiểu thuyết, thơ trữ tình, truyện truyền kì, hài kịch, bi kịch, kí (phóng sự, hồi kí), văn tế, văn bản nghị luận, văn bản thông tin.
Câu 4: Nhận định nào sau đây là ý tưởng quan trọng trong việc triển khai hoạt động thực hành viết của SGK Ngữ văn lớp 12?
A. Yêu cầu của kiểu bài giúp HS biết cách triển khai bài viết đúng với đặc điểm của kiểu văn bản.
B. Cần lưu ý để HS khi viết bài không sao chép ý tưởng và ngôn ngữ từ bài viết tham khảo có trong SGK.
C. HS được hướng dẫn thực hành theo các bước tìm ý, lập dàn ý, viết bài dựa trên một đề bài cụ thể, từ đó có kĩ năng viết các bài khác thuộc cùng kiểu bài.
D. Viết báo cáo nghiên cứu nhằm mục tiêu chính là giúp HS phát triển năng lực nghiên cứu khoa học, phù hợp với giai đoạn giáo dục theo định hướng nghề nghiệp.
Câu 5: Trong SGK Ngữ văn lớp 12, HS cần thực hành viết những kiểu bài nào?
A. Nghị luận văn học (so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện); nghị luận xã hội về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ; báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội; báo cáo kết quả của bài tập dự án; thư trao đổi; bài phát biểu.
B. Nghị luận văn học (so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện); nghị luận xã hội; thuyết minh về một tác phẩm văn học; báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội; báo cáo kết quả của bài tập dự án; thư trao đổi; bài phát biểu.
C. Nghị luận văn học (so sánh, đánh giá hai tác phẩm văn học); nghị luận xã hội về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ; báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội; báo cáo kết quả của bài tập dự án; thư trao đổi; bài phát biểu.
D. Nghị luận văn học (so sánh, đánh giá hai tác phẩm văn học); nghị luận xã hội; thuyết minh về một sự vật, hiện tượng; báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội; báo cáo kết quả của bài tập dự án; thư trao đổi; bài phát biểu.
Câu 6: Hoạt động nói và nghe nào sau đây ở SGK Ngữ văn lớp 12 khác với SGK Ngữ văn các lớp trước?
A. Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu; trình bày kết quả của bài tập dự án.
B. Trình bày quan điểm về một vấn đề; trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu.
C. Tranh biện về một vấn đề trong đời sống; trình bày kết quả so sánh, đánh giá hai tác phẩm văn học.
D. Trình bày kết quả so sánh, đánh giá hai tác phẩm văn học; trình bày kết quả của bài tập dự án.
Câu 7: Việc đưa kiến thức văn học và tiếng Việt vào mỗi bài học căn cứ trên cơ sở nào?
A. Tầm quan trọng của những kiến thức đó đối với học vấn phổ thông của HS.
B. Khả năng giúp HS vận dụng những kiến thức đó để thực hành đọc hiểu văn bản.
C. Tính hiệu quả của những kiến thức đó trong việc giúp HS tìm hiểu, nghiên cứu văn học và tiếng Việt.
D. Khả năng những kiến thức đó giúp HS cập nhật những thành tựu mới trong lĩnh vực nghiên cứu văn học và Việt ngữ học.
Câu 8: Nhận định nào sau đây đúng với quyền linh hoạt của giáo viên và học sinh khi sử dụng SGK Ngữ văn lớp 12?
A. Có thể giảm số lượng bài viết nếu cùng một kiểu bài sách thiết kế đến 2 – 3 bài viết.
B. Học sinh không nhất thiết phải hoàn thành việc tự đọc văn bản ở phần Thực hành đọc.
C. Có thể bỏ qua một bài thực hành viết ở SGK Ngữ văn lớp 12 nếu bài đó thuộc kiểu bài đã học ở lớp dưới.
D. Nếu HS có kĩ năng nói và nghe tốt thì GV có thể giảm thời gian thực hành nói và nghe ở một số bài để tăng cường cho đọc và viết.
Câu 9: Thông tin nào sau đây KHÔNG đúng đối với hệ thống chuyên đề trong SGK Chuyên đề học tập Ngữ văn lớp 12?
A. Có ba chuyên đề, chuyên đề 1: 10 tiết, chuyên đề 2: 15 tiết, chuyên đề 3: 10 tiết.
B. Các chuyên đề đều triển khai theo trình tự: HS được trang bị tri thức cơ bản, sau đó luyện tập, vận dụng.
C. Các chuyên đề đều chú trọng tính thực hành và triển khai theo tinh thần linh hoạt để phù hợp với điều kiện thực tế.
D. Các chuyên đề đều nhằm mục tiêu chính là trang bị kiến thức chuyên môn về văn học và ngôn ngữ cho HS, đáp ứng yêu cầu giáo dục theo định hướng nghề nghiệp.
Câu 10: SGK Ngữ văn lớp 12 chủ trương đổi mới hình thức đánh giá kết quả học tập theo hướng nào?
A. Chú trọng sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
B. Chú trọng câu hỏi tự luận, còn việc có sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan hay không tuỳ thuộc vào địa phương và nhà trường.
C. Trao cho địa phương và nhà trường quyền linh hoạt: ưu tiên sử dụng câu hỏi tự luận hoặc ưu tiên sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
D. Chú trọng sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan cho đánh giá thường xuyên và câu hỏi tự luận cho đánh giá định kì.
Đáp án tập huấn môn Toán 12 Kết nối tri thức
Câu 1. Đặc điểm đổi mới căn bản về cấu trúc của SGK và Chuyên đề học tập Toán 12 theo định hướng phát triển năng lực phẩm chất là gì?
A. Mỗi bài học gồm có bốn thành phần cơ bản là mở đầu, hình thành kiến thức mới, luyện tập, vận dụng, được chia thành các cấu phần được thiết kế theo hình thức hoạt động mà HS đóng vai trò trung tâm, GV là người tổ chức thực hiện.
B. Thiết kế nội dung theo các chương, bài giống như SGK Toán 12 cũ và có thêm các nội dung mới là Thống kê và Xác suất.
C. Thiết kế nội dung các mạch kiến thức đan xen vào nhau trong mỗi tập sách.
D. Thiết kế nội dung mỗi bài học là trong 01 tiết học.
Đáp án: A
Câu 2. SGK Toán 12 giúp GV thuận lợi trong việc chuẩn bị bài dạy và giảng dạy vì những điểm nào sau đây?
(1) Nội dung và hình thức tổ chức các bài học giống SGK Toán 12 cũ.
(2) Cách viết đơn giản, không hàn lâm, mỗi bài học được bố trí gọn trong 01 tiết học.
(3) Kế thừa những điểm tích cực của SGK Toán 12 cũ, giúp GV tận dụng được các kinh nghiệm đã có.
(4) Có cấu trúc bài học phù hợp với quy trình bốn bước lên lớp: mở đầu, hình thành kiến thức mới, luyện tập, vận dụng.
Phương án trả lời đúng là:
A. (1), (2).
B. (2), (3).
C. (3), (4).
D. (1), (4).
Đáp án: C
Câu 3. Thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống” trong SGK và Chuyên đề học tập Toán 12 thể hiện ở những điểm nào sau đây?
(1) Các bài học trong sách được xây dựng theo hướng cho HS đi từ các vấn đề của cuộc sống đến các tri thức toán học, sau đó quay lại giải quyết các vấn đề của cuộc sống.
(2) Sách có nhiều ví dụ, bài tập thể hiện rõ ứng dụng của toán học trong các môn học liên quan cũng như trong thực tiễn.
(3) Sách chú trọng phát triển các thành tố của năng lực toán học, đặc biệt là năng lực mô hình hoá toán học và năng lực giải quyết vấn đề toán học. Điều này thể hiện rõ nét ở Tình huống mở đầu và cấu phần Vận dụng trong mỗi bài học.
(4) Sách có cấu phần Em có biết? cung cấp những thông tin ngắn gọn, hữu ích, liên quan đến nội dung bài học.
Phương án trả lời đúng là:
A. (1), (2), (3), (4).
B. (1), (2), (3).
C. (1), (2), (4).
D. (2), (3), (4).
Đáp án: A
Câu 4. Dạy học cấu phần Ví dụ trong mỗi bài học ở SGK và Chuyên đề học tập Toán 12 nhằm mục tiêu cơ bản nào sau đây?
A. Giúp HS chiếm lĩnh kiến thức mới.
B. Giúp HS hình thành kĩ năng cơ bản và học tập phương pháp trình bày lời giải.
C. Giúp HS ôn tập, hệ thống hoá kiến thức đã học.
D. Giúp HS luyện tập, củng cố kiến thức, kĩ năng đã học.
Đáp án: B
Câu 5. Dạy học cấu phần Luyện tập trong mỗi bài học ở SGK và Chuyên đề học tập Toán 12 nhằm mục tiêu cơ bản nào sau đây?
A. Luyện tập vận dụng kiến thức bổ sung.
B. Luyện tập vận dụng kiến thức tổng hợp của cả bài học.
C. Rèn luyện kĩ năng ở mức độ cơ bản (củng cố trực tiếp kiến thức).
D. Phát triển kiến thức, nâng cao kĩ năng liên quan đến bài học.
Đáp án: C
Câu 6. Dạy học cấu phần Vận dụng trong mỗi bài học ở SGK và Chuyên đề học tập Toán 12 nhằm mục tiêu cơ bản nào sau đây?
A. Củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng cơ bản đã học.
B. Vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết một vấn đề thực tế, qua đó phát triển năng lực toán học cho HS, đặc biệt là năng lực mô hình hoá toán học và năng lực giải quyết vấn đề toán học.
C. Dành riêng cho HS khá giỏi, phục vụ mục đích dạy học phân hoá.
D. Giải các bài tập tổng hợp thuần tuý toán học, ở mức độ phối hợp cả kiến thức cũ và mới.
Đáp án: B
Câu 7. Cấu trúc của SGK Toán 12 thuận lợi cho việc đổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá, tự đánh giá ở những điểm nào sau đây?
(1) Các cấu phần trong sách được thiết kế theo hình thức hoạt động mà HS đóng vai trò trung tâm, GV là người tổ chức thực hiện. Do đó GV có nhiều cơ hội đánh giá thường xuyên kết quả học tập và mức độ phát triển năng lực toán học của HS.
(2) Mỗi tập sách có đủ cả ba mạch kiến thức, do đó thuận lợi cho việc thiết kế các bài kiểm tra, đánh giá định kì để đánh giá HS toàn diện hơn.
(3) Các câu hỏi/bài tập cuối chương, bài tập cuối năm được thiết kế theo đúng các yêu cầu cần đạt và cấp độ phát triển năng lực toán học mà Chương trình quy định. Do đó GV có thể tham khảo để thiết kế các bài kiểm tra, đánh giá trong quá trình giảng dạy của mình.
(4) Trong SGK Toán 12 có thiết kế các bài kiểm tra, đánh giá mẫu.
Phương án trả lời đúng là:
A. (1), (2), (3), (4).
B. (2), (3), (4).
C. (1), (2), (4).
D. (1), (2), (3).
Đáp án: D
Câu 8. Điểm kiểm tra đánh giá của Chuyên đề học tập Toán 12 (đối với những em học sinh học cả Chuyên đề) sẽ được tính thành:
A. Một bảng điểm riêng của Chuyên đề học tập, tính như một môn học riêng.
B. Một điểm kiểm tra giữa kì của môn Toán 12.
C. Một điểm kiểm tra thường xuyên của môn Toán 12.
D. Tuỳ cách tính điểm của từng GV.
Đáp án: C
Câu 9. Quy trình thiết kế một kế hoạch bài dạy (bài soạn) để dạy tốt SGK và Chuyên đề học tập Toán 12 bao gồm các bước chính như sau:
(1) Xác định nội dung dạy học, phương pháp, phương tiện, học liệu, thiết bị dạy học.
(2) Xác định rõ mục tiêu và yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực, kiến thức, kĩ năng, thái độ.
(3) Thiết kế tiến trình dạy học thông qua các hoạt động học tập phù hợp, bao gồm các thành phần cơ bản: mở đầu, kiến thức mới, luyện tập, vận dụng.
Thứ tự thực hiện đúng là:
A. (1), (2), (3).
B. (1), (3), (2).
C. (2), (3), (1).
D. (2), (1), (3).
Đáp án: D
Câu 10. Khi lập kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục và kế hoạch bài dạy, giáo viên có nhất thiết phải thực hiện đúng các nội dung, phương pháp, hình thức được thể hiện trong SGK và SGV không?
A. Giáo viên phải thực hiện đúng các nội dung, phương pháp, hình thức được thể hiện trong SGK và SGV.
B. Giáo viên phải thực hiện đúng các nội dung, phương pháp, hình thức được thể hiện trong SGK, còn không nhất thiết phải theo đúng SGV vì SGV là tài liệu tham khảo.
C. Giáo viên có quyền điều chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động trong SGK và SGV sao cho phù hợp với điều kiện thực tế và trình độ, khả năng nhận thức của học sinh, miễn là đảm bảo các yêu cầu cần đạt mà Chương trình quy định.
D. Tuỳ đặc điểm của từng bài học, GV có thể chọn theo một trong hai phương án A hoặc B ở trên, nhưng không được chủ động điều chỉnh.
Đáp án: C
Đáp án tập huấn SGK lớp 12 Kết nối tri thức các môn khác
- Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Lịch sử 12 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
- Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Địa lí 12 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
- Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Sinh học 12 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
- Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Hóa học 12 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
- Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Công nghệ 12 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
- Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Giáo dục thể chất 12 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
- Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Vật lí 12 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
- Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Mĩ thuật 12 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
- Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Tin học 12 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
- Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Âm nhạc 12 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
- Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
- Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Giáo dục quốc phòng và an ninh 12 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
- Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK lớp 12 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống (15 môn) Đáp án tập huấn sách giáo khoa lớp 12 năm 2024 – 2025 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.