Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 7 năm 2022 – 2023 sách Chân trời sáng tạo 5 Đề kiểm tra giữa kì 2 môn KHTN 7 (Có đáp án + Ma trận) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

TOP 5 Đề kiểm tra giữa học kì 2 Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo năm 2022 – 2023 bao gồm đề có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi.

Đề thi giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo được biên soạn bám sát nội dung chương trình trong sách giáo khoa. Thông qua đề thi KHTN lớp 7 giữa học kì 2 sẽ giúp quý thầy cô giáo xây dựng đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, giúp phụ huynh kiểm tra kiến thức cho các con của mình. Ngoài ra các bạn xem thêm đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo, đề thi giữa kì 2 Toán 7 Chân trời sáng tạo.

Đề thi KHTN lớp 7 giữa kì 2 Chân trời sáng tạo

  • Đề thi KHTN lớp 7 giữa kì 2 – Đề 1
  • Đề thi KHTN lớp 7 giữa kì 2 – Đề 2

Đề thi KHTN lớp 7 giữa kì 2 – Đề 1

Đề thi giữa kì 2 KHTN 7

Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm).

Câu 1.(NB) Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Dòng điện gây ra từ trường.
B. Các hạt mang điện tích tạo ra từ trường.
C. Các vật nhiễm điện tạo ra từ trường.
D. Các dây dẫn tạo ra từ trường.

Câu 2. (NB) Từ phổ là hình ảnh cụ thể về

A. các đường sức điện.
B. các đường sức từ.
C. cường độ điện trường.
D. cảm ứng từ.

Câu 3. (NB) Đường sức từ của các thanh nam châm thẳng là:

A. các đường tròn bao quanh các từ cực của nam châm.
B. các đường thẳng nối giữa các từ cực của các nam châm khác nhau.
C. các đường tròn bao quanh đi qua hai đầu của từ cực.
D. các đường cong kín giữa hai đầu của các từ cực.

Câu 4. (NB) Từ cực nằm ở Nam bán cầu được gọi là:

A. cực Bắc địa từ
B. cực Bắc địa lí
C. cực Nam địa từ
D. cực Nam địa lí

Câu 5. (NB) Sinh vật có thể tồn tại, sinh trưởng, phát triển và thích nghi với môi trường sống là nhờ có quá trình nào?

A. Quá trình trao đổi chất và sinh sản.
B. Quá trình chuyển hoá năng lượng.
C. Quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.
D. Quá trình trao đổi chất và cảm ứng.

Câu 6. (NB) Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng có vai trò quan trọng đối với

A. sự chuyển hóa của sinh vật.
B. sự biến đổi các chất.
C. sự trao đổi năng lượng.
D. sự sống của sinh vật.

Câu 7. (NB) Các yếu tố chủ yếu ngoài môi trường ảnh hưởng đến quang hợp là :

A. nước, hàm lượng carbon dioxide, hàm lượng khí oxygen.
B. nước, hàm lượng carbon dioxide, ánh sáng, nhiệt độ.
C. nước, hàm lượng khí oxigen, ánh sáng.
D. nước, hàm lượng khí oxigen, nhiệt độ.

Câu 8. (NB) Chọn đáp án đúng khi nói về nhu cầu ánh sáng của cây ưa sáng và cây ưa bóng:

A. Các cây ưa sáng không cần nhiều ánh sáng mạnh, các cây ưa bóng không cần nhiều ánh sáng.
B. Các cây ưa sáng cần nhiều ánh sáng mạnh, cây ưa bóng không cần nhiều ánh sáng.
C. Các cây ưa sáng cần nhiều ánh sáng mạnh, cây ưa bóng không cần ánh sáng.
D. Các cây ưa sáng không cần ánh sáng, cây ưa bóng cần ánh sáng mạnh.

Câu 9. (NB) Nước là dung môi hoà tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có

A. nhiệt dung riêng cao.
B. liên kết hydrogen giữa các phân tử.
C. nhiệt bay hơi cao.
D. tính phân cực.

Câu 10. (NB) Khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết tìm kiếm xem ở đó có nước hay không vì

A. nước được cấu tạo từ các nguyên tố quan trọng là oxygen và hydrogen.
B. nước là thành phần chủ yếu của mọi tế bào và cơ thể sống, giúp tế bào tiến hành chuyển hoá vật chất và duy trì sự sống.
C. nước là dung môi hoà tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sõng của tế bào.
D. nước là môi trường sống của nhiều loài sinh vật.

Câu 11. (TH) Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Trong quá trình quang hợp, cây hấp thụ O2 để tổng hợp chất hữu cơ.
B. Quang hợp là quá trình sinh vật sử dụng ánh sáng để phân giải chất hữu cơ.
C. Một trong các sản phẩm của quang hợp là khí O2.
D. Quang hợp là quá trình sinh lí xảy ra trong cơ thể mọi sinh vật.

Câu 12. (TH) Trong tế bào của hầu hết các sinh vật nhân thực, quá trình hô hấp xảy ra trong loại bào quan nào?

Tham khảo thêm:   Free Fire: Lịch thi đấu Yomost VFL Winter 2021

A. Không bào.
B. Lục lạp.
C. Ti thể.
D. Nhân tế bào.

Câu 13. (TH) Trong quá trình quang hợp ở thực vật, các khí được trao đổi qua khí khổng như thế nào?

A. CO2 và O2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, hơi nước thoát ra ngoài.
B. O2 và CO2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường.
C. O2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, CO2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường.
D. CO2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, O2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường.

Câu 14. (TH) Điều gì sẽ xảy ra nếu đường dẫn khí bị nghẽn?

A. Sẽ không có CO2 để cung cấp cho sự hô hấp của các tế bào khiến tế bào không có năng lượng để sử dụng đồng thời O2 không được đào thải ra ngoài môi trường khiến tế bào bị chết gây nguy hiểm cho tính mạng con người.
B. O2 không được đào thải ra ngoài môi trường khiến tế bào bị đầu độc.
C. Tế bào sẽ chết, gây nguy hiểm cho tính mạng của con người.
D. Sẽ không có O2 để cung cấp cho hô hấp của các tế bào,đồng thời CO2 cũng không được đào thải ra ngoài môi trường, nếu kéo dài tế bào sẽ chết, gây nguy hiểm cho tính mạng con người.

Câu 15. (VD) Ý nghĩa của việc trồng cây xanh trong phòng khách:

A. Cây xanh có khả năng hấp thụ một số khí độc và hấp thụ các bức xạ phát ra từ những thiết bị điện tử.
B. Cây xanh có khả năng biến đổi khí CO2 hấp thụ từ khí quyển thành cacbohidrat.
C. Vì O2 được giải phóng ra khí quyển.
D. Vì diệp lục hấp thụ năng lượng ánh sáng.

Câu 16. (VD) Trong các nhận định dưới đây, có bao nhiêu nhận định đúng?

(1)Tuỳ theo từng nhóm nông sản mà có cách bảo quản khác nhau.

(2)Để bảo quản nông sản, cần làm ngưng quá trình hô hấp tế bào.

(3)Cần lưu ý điều chỉnh các yếu tố: hàm lượng nước, khí carbon dioxide, khí oxygen và nhiệt độ khi bảo quản nông sản.

(4)Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước trong các các loại hạt.

(5)Phơi khô nông sản sau thu hoạch là cách bảo quản nông sản tốt nhất.

A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.

Phần 2: Tự luận (6,0 điểm).

Câu 17. (VD) (1,5đ) Em hãy vẽ các đường sức từ đi qua các điểm A, B, C trong hình vẽ sau:

Câu 18. (NB) (1,5 đ) Ở sinh vật trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong cơ thể có vai trò như thế nào?

Câu 19. (2,0 đ) Quan sát hình 29.1 mô hình cấu tạo phân tử nước

a. Phân tử nước được cấu tạo từ những nguyên tử nào? Các nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết với nhau như thế nào?

b. Tính phân cực của phân tử nước được thể hiện như thế nào?

Câu 20. (1,0đ) Ở thí nghiệm chứng minh quang hợp giải phóng khí oxygen, nếu đưa que đóm còn tàn đỏ lên miệng ống nghiệm mà que đóm không cháy, theo em nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng đó? Em hãy đề xuất cách nhận biết khác trong thí nghiệm chứng minh quang hợp giải phóng khí oxygen.

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 KHTN 7

Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm).

(Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm)

1. A 2. B 3.D 4.A 5.C 6.D 7.B 8.B
9.D 10.B 11.C 12.C 13.D 14.D 15.A 16.B.

Phần 2: Tự luận (6,0 điểm).

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 17

Vẽ đúng được các đường sức từ qua điểm A.

– Vẽ đúng được các đường sức từ qua điểm B.

– Vẽ đúng được các đường sức từ qua điểm C.

0,5đ

0,5đ

0,5đ

Câu 18

Quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng là điều kiện cơ bản giúp:

– Duy trì sự sống.

– Sinh trưởng, phát triển.

– Sinh sản ở các loài sinh vật.

0,5đ

0,5đ

0,5đ

Câu 19

a. Cấu trúc của phân tử nước gồm 2 nguyên tử hydrogen liên kết với 1 nguyên tử oxygen bằng liên kết cộng hóa trị.
b. Do nguyên tử oxygen có khả năng hút electron mạnh hơn nên các electron dùng chung trong liên kết cộng hoá trị có xu hướng bị lệch về phía oxygen, dẫn đến đầu oxygen của phân tử nước tích điện âm một phần, còn đầu hydrogen tích diện dương một phần. Do có hai đầu tích điện trái dấu nhau nên phân tử nước có tính phân cực

1 đ

1 đ

Câu 20

Que đóm không cháy là do lượng oxygen tạo ra chưa đủ lớn. Nếu chỉ cần chứng minh khí oxygen tạo thành trong quang hợp thì có thể thiết kế thí nghiệm như sau:

– Cắm ngập cành rong đuôi chó trong ống nghiệm có nước (để ngọn cành rong đuôi chó xuống phía đáy ống nghiệm, cuống quay lên phía trên miệng ống nghiệm sao cho phần cuống ngập trong nước, cách mặt nước khoảng 2 cm).

– Giữ ống nghiệm trong cốc thuỷ tinh hoặc trên giá ống nghiệm và đặt ngay sát đèn điện. Khoảng 30 phút sau có thể quan sát được khí tạo thành dưới dạng các bọt khí.

0,5đ

0,5 đ

Ma trận đề thi giữa kì 2 KHTN 7

Chủ đề

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Tổng điểm

(%)

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Chương VI: Từ (8t)

4

1,0 đ

1

1,5 đ

1 câu

1,5đ

4 câu

1 đ

2,5đ

(25%)

Chương VII: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật (22t)

1

1,5 đ

6

1,5 đ

1

2,0 đ

4

1 đ

2

0,5 đ

1

1 đ

3 câu

4,5 đ

12 câu

4,0 đ

7,5 đ

(75%)

Tổng câu

1

10

1

4

1

2

1

4

16

Tổng điểm

1,5 đ

2,5 đ

2,0 đ

1,0 đ

1,5 đ

0,5 đ

1 đ

6 đ

4 đ

10,0

(100%)

% điểm số

40%

30%

20%

10%

60%

40%

100%

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 6 Unit 5: Puzzles and Games Soạn Anh 6 trang 71 sách Chân trời sáng tạo

Đề thi KHTN lớp 7 giữa kì 2 – Đề 2

Đề thi giữa kì 2 KHTN 7

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG THCS ……

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2022-2023

MÔN: Khoa học tự nhiên 7

Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề)

Đề bán trắc nghiệm

Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)

Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1: Đưa cực Bắc của một thanh nam châm lại gần một đầu của thanh kim loại, ta thấy hai thanh hút nhau. Đưa cực Bắc của thanh nam châm lại gần đầu còn lại của thanh kim loại, ta thấy hai thanh vẫn hút nhau. Kết luận nào sau đây là đúng?

A. Thanh kim loại là một nam châm.
B. Thanh kim loại làm bằng đồng.
C. Thanh kim loại làm bằng sắt.
D. Thanh kim loại làm bằng kẽm.

Câu 2: Cho hai thanh nam châm thẳng đặt gần nhau có đường sức từ như hình vẽ. Đầu A, B của hai thanh nam châm tương tác với nhau như thế nào?

A. Đẩy nhau.
B. Hút nhau.
C. Không hút, không đẩy.
D. Không xác định được.

Câu 3: Hình ảnh định hướng của kim nam châm đặt tại các điểm xung quanh thanh nam châm như hình sau:

Cực Bắc của nam châm là

A. Ở 2.
B. Ở 1.
C. Nam châm thử định hướng sai.
D. Không xác định được.

Câu 4: Nhìn vào đường sức từ của nam châm hình chữ U sau:

Hãy cho biết các cực của nam châm và tại những vị trí nào của nam châm có từ trường đều?

A. Cực Bắc tại B, cực Nam tại A và từ trường đều ở hai cực.
B. Cực Bắc tại A, cực Nam tại B và từ trường đều ở hai cực.
C. Cực Bắc tại A, cực Nam tại B và từ trường đều ở giữa hai nhánh nam châm.
D. Cực Bắc tại B, cực Nam tại A và từ trường đều ở giữa hai nhánh nam châm.

Câu 5: Phát triển ở sinh vật là

A. những biến đổi của cơ thể sinh vật bao gồm ba quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan của cơ thể.
B. những biến đổi của cơ thể sinh vật bao gồm ba quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh sản, phân chia và phát triển hình thái các cơ quan của cơ thể.
C. quá trình tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do sự tăng lên về kích thước và khối lượng tế bào.
D. quá trình tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do sự biến đổi diễn ra trong vòng đời của sinh vật.

Câu 6: Cơ sở cho sự sinh trưởng của thực vật là

A. sự biệt hóa các tế bào thuộc mô biểu bì.
B. sự biệt hóa các tế bào thuộc mô phân sinh.
C. sự phân chia của các tế bào thuộc mô biểu bì.
D. sự phân chia của các tế bào thuộc mô phân sinh.

Câu 7: Mỗi sinh vật trong quá trình sống đều trải qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển khác nhau. Người ta gọi đó là

A. quá trình sinh trưởng và phát triển.
B. vòng đời.
C. sinh trưởng.
D. phát triển.

Câu 8: Kiểu phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là

A. kiểu phát triển mà con non có đặc điểm hình thái, sinh lí rất khác với con trưởng thành.
B. kiểu phát triển mà con non có đặc điểm hình thái, sinh lí gần giống với con trưởng thành.
C. kiểu phát triển mà con non có đặc điểm hình thái gần giống với con trưởng thành còn có đặc điểm sinh lí rất khác con trưởng thành.
D. kiểu phát triển mà con non có đặc điểm hình thái rất khác với con trưởng thành còn có đặc điểm sinh lí gần giống con trưởng thành.

Câu 9: Phát biểu nào đúng khi nói về sinh trưởng và phát triển ở động vật?

A. Vòng đời của tất cả các động vật đều trải qua các giai đoạn giống nhau.
B. Ở động vật, quá trình sinh trưởng sẽ thúc đẩy sự phát triển.
C. Ở động vật, quá trình phát triển tạo tiền đề cho sự sinh trưởng.
D. Giai đoạn phôi của động vật có thể diễn ra trong trứng hoặc trong cơ thể con cái.

Câu 10: Nhân tố bên trong điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật là

A. thức ăn.
B. nước.
C. ánh sáng.
D. vật chất di truyền.

Câu 11: Ý nghĩa của sự phân tầng của thực vật trong rừng mưa nhiệt đới đối với thực vật là

A. giúp thực vật thích nghi với các điều kiện nhiệt độ khác nhau.
B. đảm bảo cho thực vật tận dụng được nguồn nước tối ưu nhất.
C. đảm bảo cho thực vật tận dụng được nguồn ánh sáng tối ưu nhất.
D. giúp các cây ưa sáng sử dụng nguồn không khí loãng trên cao.

Tham khảo thêm:   Bộ đề ôn tập hè lớp 3 lên lớp 4 Bài tập môn Toán, tiếng Việt ôn tập hè lớp 3

Câu 12: Mỗi loài sinh vật thích hợp với một điều kiện nhiệt độ nhất định gọi là giới hạn sinh thái về nhiệt độ, nếu nằm ngoài giới hạn sinh thái về nhiệt độ đó thì

A. quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật sẽ đạt mức tối đa.
B. quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật sẽ bị ảnh hưởng.
C. quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật sẽ dừng lại lập tức.
D. quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật sẽ tăng dần đều.

Câu 13: Để tận dụng diện tích canh tác và nguồn ánh sáng trong quá trình gieo trồng người ta đã trồng xen kẽ cây mía và cây bắp cải. Biện pháp này được gọi là

A. xen canh.
B. luân canh.
C. tăng vụ.
D. gối vụ.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của thức ăn đối với sự sinh trưởng của động vật?

A. Thức ăn làm tăng tốc độ của hoạt động cảm ứng ở động vật.
B. Thức ăn cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cơ thể động vật.
C. Thức ăn cung cấp nguyên liệu để tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào.
D. Thức ăn cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể.

Câu 15: Một bạn học sinh thắc mắc, nhà bạn ấy và nhà ông bà nội đã trồng hai cây bưởi, cả hai nhà đều đã chăm sóc rất kĩ lưỡng và thực hiện đúng quy định theo khuyến cáo của các chuyên gia nông nghiệp. Tuy nhiên, quả bưởi của nhà bạn khi thu hoạch chỉ đạt trung bình từ 1 – 1,2 kg/quả. Trong khi đó, quả bưởi của nhà ông bà nội trồng khi thu hoạch đạt trung bình từ 2 – 2,5 kg/quả. Theo em, yếu tố nào dưới đây là nguyên nhân chính dẫn đến kết quả trên?

A. Giống bưởi mà nhà bạn học sinh và nhà ông bà trồng khác nhau.
B. Tỉ lệ nước được tưới hằng ngày khác nhau.
C. Ánh sáng nhận được hằng ngày khác nhau.
D. Khoáng chất từ đất khác nhau.

Câu 16: Ở chim, việc ấp trứng có tác dụng

A. bảo vệ trứng không bị kẻ thù lấy đi.
B. tăng mối quan hệ giữa bố, mẹ và con.
C. tạo nhiệt độ thích hợp trong thời gian nhất định giúp hợp tử phát triển.
D. tăng tỉ lệ sống của trứng đã thụ tinh.

Phần II. Tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Có một đoạn dây điện chạy trong nhà, không dùng các dụng cụ đo trực tiếp mắc vào dòng điện, em hãy nêu một cách đơn giản để xác định xem có dòng điện chạy qua dây dẫn hay không?

Câu 2 (2 điểm): Nêu vị trí, vai trò của mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên đối với sự sinh trưởng của cây.

Câu 3:

a) (1,5 điểm) Hãy lấy một ví dụ để chỉ ra ảnh hưởng của chất dinh dưỡng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật?

b) (0,5 điểm) Tại sao vào những ngày mùa đông cần cho gia súc non ăn nhiều hơn để chúng có thể sinh trưởng và phát triển bình thường?

Đáp án đề thi KHTN giữa kì 2 lớp 7

Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)

1. C

2. B

3. B

4. C

5. A

6. D

7. B

8. A

9. D

10. D

11. C

12. B

13. A

14. A

15. A

16. C

Phần II. Tự luận (6 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

Đưa la bàn lại gần dây điện, nếu la bàn lệch khỏi phương Bắc – Nam ban đầu thì có dòng điện chạy qua dây dẫn và ngược lại, nếu kim la bàn không lệch khỏi phương Bắc – Nam ban đầu thì không có dòng điện chạy qua dây dẫn.

Câu 2: (2 điểm)

– Mô phân sinh đỉnh nằm ở vị trí đỉnh của thân, cành và rễ; có chức năng làm gia tăng chiều dài của thân, cành và rễ.

– Mô phân sinh bên phân bố theo hình trụ và hướng ra phía ngoài của thân; có chức năng làm tăng độ dày (đường kính) của thân, rễ, cành.

Câu 3: (2 điểm)

a) Ví dụ để chỉ ra ảnh hưởng của chất dinh dưỡng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật: Gà Đông Tảo khi được chăm sóc tốt, đủ dinh dưỡng, không cần dùng thuốc tăng trọng, gà mái có thể nặng tới 5 – 6 kg trong thời gian khoảng 5 – 6 tháng, tuy nhiên, nếu chăm sóc không tốt, gà mái chỉ có thể đạt tối đa 3 kg/con.

b) Vì những ngày mùa đông có nhiệt độ thấp, cơ thể gia súc mất nhiều năng lượng để làm ấm cơ thể, do đó, gia súc non cần nhiều thức ăn hơn để vừa đảm bảo đủ năng lượng cho hoạt động giữ ấm vừa đủ năng lượng, nguyên liệu cho hoạt động sinh trưởng và phát triển bình thường.

Ma trận đề thi giữa kì 2 KHTN 7

Tên bài

MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ

Tổng số ý/ câu

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Chủ đề 6. Từ

1

1

1

1

1

1

4

3

Chủ đề 9. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.

1

7

1

4

1

1

3

12

7

Tổng số ý/câu

1

8

1

5

1

2

1

1

4

16

100 %

………….

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 2 KHTN 7

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 7 năm 2022 – 2023 sách Chân trời sáng tạo 5 Đề kiểm tra giữa kì 2 môn KHTN 7 (Có đáp án + Ma trận) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *