Cuộc thi “Tìm hiểu 190 năm thành lập (1831 – 2021), 30 năm tái lập tỉnh Hà Tĩnh (1991 – 2021)” được tổ chức từ ngày 10/5/2021 đến ngày 31/7/2021. Với mục đích nhằm nâng cao kiến thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh về quá trình thành lập, xây dựng và phát triển của Hà Tĩnh trong 190 năm qua.
Bài thi sẽ có hai phần gồm: Trắc nghiệm và tự luận. Trong đó nội dung câu hỏi sẽ tập trung vào các vấn đề về lịch sử, địa lí, văn hóa, con người Hà Tĩnh… Vậy mời các bạn cùng tham khảo gợi ý đáp án trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:
Đáp án Tìm hiểu 190 năm thành lập và 30 năm tái lập tỉnh Hà Tĩnh
Phần trắc nghiệm
Câu 1: Dãy núi nào sau đây là ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Quảng Bình?
A. Hoành Sơn.
B. Giăng Màn.
C. Bạch Mã.
D. Phu Luông.
Câu 2: Năm 1831, với cuộc cải cách hành chính của vua Minh Mạng, tỉnh Hà Tĩnh được thành lập trên cơ sở tách hai phủ nào sau đây của trấn Nghệ An?
A. Hà Hoa và Hoan Châu.
C. Đức Châu và Đức Thọ.
B. Hà Hoa và Đức Thọ.
D. Hà Hoa và Đức Châu.
Câu 3: Nhân vật lịch sử nào sau đây là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa lớn nhất trong phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX?
A. Phan Đình Phùng.
B. Hoàng Hoa Thám.
C. Nguyễn Thiện Thuật.
D. Phan Bội Châu.
Câu 4: Địa danh lịch sử nào sau đây là nơi diễn ra Hội nghị thành lập Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh (tháng 3 – 1930)?
A. Bến đò Thượng Trụ (Can Lộc).
B. Xóm Chùa (Can Lộc).
C. Đình làng Tứ Mỹ (Hương Sơn).
D. Rôộc Cồn (Hương Khê).
Câu 5: Ông sinh năm 1892 tại thôn Tiền Bạt, xã Trung Tiết, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh (nay là phường Tân Giang, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh), là người đầu tiên mang vinh quang về cho tranh lụa Việt Nam. Ông là ai?
A. Bùi Xuân Phái.
B. Nguyễn Phan Chánh.
C. Nguyễn Sáng.
D. Tô Ngọc Vân.
Câu 6: Hiện nay, tỉnh Hà Tĩnh có bao nhiêu xã, phường, thị trấn?
A. 262
B. 228
C. 216
D. 196
Câu 7: Kinh tế Hà Tĩnh những năm gần đây tăng trưởng nhanh chủ yếu do
A. ít chịu ảnh hưởng của dịch bệnh.
C. đẩy mạnh xuất khẩu khoáng sản.
B. thu hút được nhiều dự án đầu tư.
D. mở rộng phát triển du lịch biển.
Câu 8: “Xây dựng Hà Tĩnh trở thành tỉnh có công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ phát triển, hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, văn hóa phát triển, xã hội tiến bộ, quốc phòng – an ninh đảm bảo, trở thành một trong những cực phát triển của vùng Bắc Trung Bộ; cải thiện toàn diện đời sống Nhân dân; đến năm 2025 tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, thu nhập bình quân đầu người cao hơn bình quân các tỉnh Bắc Trung Bộ, phấn đấu năm 2030 trở thành tỉnh khá của cả nước” là mục tiêu được xác định tại Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh
A. Lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2005-2010.
C. Lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015-2020.
B. Lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2010-2015.
D. Lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025.
Câu 9: Trong các tác giả sau đây, ai được tôn vinh là Đại thi hào dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới?
A. Nguyễn Du.
B. Nguyễn Công Trứ.
C. Xuân Diệu.
D. Huy Cận.
Câu 10: Hội nghị toàn thể lần thứ 7 (năm 2016) và Hội nghị toàn thể lần thứ 8 (năm 2018) của Ủy ban Chương trình Ký ức Thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (MOWCAP) đã công nhận di sản nào sau đây của tỉnh Hà Tĩnh là Di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương?
A. Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh và Ca trù.
C. Lễ hội Cầu Ngư và hát sắc bùa.
B. Mộc bản Trường học Phúc Giang và Hoàng Hoa sứ trình đồ.
D. Truyện Kiều của Nguyễn Du và Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh.
Phiếu trả lời trắc nghiệm thi Tìm hiểu Hà Tĩnh
PHIẾU TRẢ LỜI TRẮC NGHIỆM
Cuộc thi tìm hiểu 190 năm thành lập (1831 – 2021), 30 năm tái lập (1991 – 2021) tỉnh Hà Tĩnh
Họ và tên: ……………………………………………………………………………………….
Đơn vị/ Trường: ………………..…………… huyện, thị xã, thành phố: ………..……….
Câu hỏi | Phương án lựa chọn |
Câu 1 | |
Câu 2 | |
Câu 3 | |
Câu 4 | |
Câu 5 | |
Câu 6 | |
Câu 7 | |
Câu 8 | |
Câu 9 | |
Câu 10 |
Ghi chú:
- Thí sinh lựa chọn 01 phương án trả lời, ghi A, B,C,D ;
- Phiếu trả lời các câu hỏi phần thi trắc nghiệm đặt trước phần thi tự luận.
Phần tự luận
Câu 1. Trình bày những đặc điểm cơ bản về các giá trị truyền thống văn hóa, con người Hà Tĩnh. Bằng tình yêu và trách nhiệm đối với quê hương, bạn hãy đề xuất các giải pháp để tiếp tục bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống văn hóa, con người Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay (khoảng 4.000 từ).
Gợi ý trả lời
1. Đặc điểm cơ bản về các giá trị truyền thống văn hóa, con người Hà Tĩnh.
1.1 Đặc điểm cơ bản về các giá trị truyền thống văn hóa của tỉnh Hà Tĩnh
Trong lịch sử văn hiến Việt Nam, Hà Tĩnh nổi lên là vùng đất giàu bản sắc văn hóa. Đất anh hùng, đất học, đất nhạc, đất thơ, đó là “căn cước”, là gương mặt riêng của Hà Tĩnh.
Những nét đẹp truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự đặc sắc và khác biệt cho văn hóa Hà Tĩnh. Là một vùng quê nằm trên dải đất miền Trung và không mấy được thiên nhiên ưu đãi, tuy nhiên Hà Tĩnh lại được mệnh danh là vùng đất “Địa linh nhân kiệt”. Nhiều làng quê của vùng đất này đã để lại những văn chương, khoa bảng rất đỗi anh hùng với những danh nhân lịch sử và nhà cách mạng tiêu biểu như Sử Hy Nhan, Nguyễn Nghiễm, Phan Huy Ích, Nguyễn Công Trứ, Phan Đình Phùng, Nguyễn Du.
Khi nhắc đến những nét đặc sắc, ấn tượng của văn hóa Hà Tĩnh thì không thể nào bỏ qua được các di sản văn hóa truyền thống đã góp phần tạo nên một nền văn hóa Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú. Là một vùng đất của những làn điệu dân ca, vì thế Hà Tĩnh là nơi hội tụ của các làng văn nghệ nổi tiếng như làng hát ca trù Cổ Đam, chèo kiều Xuân Liên, hát ví phường vải Trường Lưu, hò ví dặm Đan Du, Phong Phú.
Bên cạnh đó, Hà Tĩnh còn là nơi có nhiều lễ hội độc đáo và đặc sắc đến từ những làng nề nếp, phong lưu với nhiều hương ước, phong tục như Kim Chùy, Hội Thống, Đan Trường, Kim Đội, Phù Lưu Thương. Ngoài ra, còn có những làng truyền thống với những giọng hò nổi tiếng quanh núi Hồng Lĩnh, ven dòng sông La, sông Ngàn Phố. Hà Tĩnh đã để lại cho đất nước Việt Nam những áng thơ bất hủ, những trước tác quý giá và những khí phách kiên trung. Đó là những di sản văn hóa tiêu biểu bồi đắp cho tâm hồn người Hà Tĩnh qua nhiều thế hệ và mai sau.
1.2 Đặc điểm cơ bản về con người Hà Tĩnh
Hà Tĩnh là nơi tụ cư của người Việt cổ, được minh chứng bằng các di chỉ khảo cổ có niên đại trên 4 ngàn năm như: Phôi Phối, Bãi Cọi, Thạch Lạc… Đây là đất “Giang sơn tụ khí” không chỉ theo nghĩa địa lý phong thổ mà xét về trầm tích văn hóa giống nòi qua các thời đại. Người Hà Tĩnh bởi thế có những giá trị văn hóa đặc trưng, đáng quý, cần được phát huy trong giai đoạn hội nhập và phát triển của quê hương, đất nước.
Có thể nói, giá trị văn hóa đặc trưng đầu tiên của con người Hà Tĩnh là hiếu học và học giỏi, có nhiều người đỗ đạt thành danh. Lần theo chiều dài lịch sử, chúng ta thấy thời nào Hà Tĩnh cũng xuất hiện những anh hùng, chí sĩ, danh nhân văn hóa. Chỉ tính từ thời Trần đến thời Nguyễn, Hà Tĩnh có 148 vị đại khoa, trong đó người đỗ Tiến sĩ trẻ nhất, lúc 18 tuổi là Nguyễn Tử Trọng (Hương Sơn), người đỗ Tiến sĩ cao tuổi nhất, lúc 52 tuổi là Nguyễn Văn Suyền (Thạch Hà) và người được khắc tên vào bia cuối cùng tại Văn Miếu Quốc Tử giám (bia số 82) là Phan Huy Ôn, năm 1779.
Người Hà Tĩnh cũng giàu truyền thống yêu quê hương, đất nước, kiên cường, dũng cảm trong chống giặc ngoại xâm, tạo nên bản sắc văn hóa vùng miền rất rõ nét.
Dưới các triều đại phong kiến, thời nào Hà Tĩnh cũng có những anh hùng, chí sĩ là biểu tượng sáng ngời của truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm. Đầu tiên là khởi nghĩa Hoan Châu của Mai Thúc Loan chống quân xâm lược nhà Đường (713-722), đã góp phần thắp sáng dân tộc ta trong đêm trường 1.000 năm Bắc thuộc. Cuối thế kỷ X, đầu thế kỷ XI (980-1009), Cao Minh Hựu, danh tướng giúp Lê Hoàn đánh tan quân xâm lược nhà Tống. Đầu thế kỷ XV (1407-1414), Quốc công Đặng Tất, Bình chương Đặng Dung giúp nhà Hậu Trần lập nên chiến công vang dội đánh tan quân Minh ở Bô Cô, Thái Già…
Sinh ra trên vùng đất được mệnh danh là “chảo lửa, túi mưa”, thiên nhiên khắc nghiệt, luôn phải đối mặt với thiên tai, địch họa nên người Hà Tĩnh bản tính cần kiệm, cương trực, chân tình, chung thủy. Cố học giả Đặng Thai Mai từng đúc rút về người Nghệ Tĩnh (Nghệ An – Hà Tĩnh): “Can đảm đến sơ suất, cần cù đến liều lĩnh, kiên quyết đến khô khan và tằn tiện đến… cá gỗ”.
Cũng do yếu tố địa văn hóa đặc trưng nên người Hà Tĩnh cương trực, thẳng thắn và cởi mở, biểu lộ tình cảm chân tình, không khách sáo; thủy chung, trọn tình, trọn nghĩa trong kết giao. Thẳng, thật, thô mộc nhiều khi đến vụng về, dễ mất lòng người nhưng bù lại là bản tính chân tình, có trước, có sau của người Hà Tĩnh lại quy tụ được lòng người. Điều này được thể hiện rất rõ trong thực tế cũng như kho tàng văn hóa, văn nghệ của người Hà Tĩnh trong tục ngữ, ca dao: “Đã thương thì thương cho chắc, đã trục trặc thì trục trặc cho luôn”, “Mất lòng trước, được lòng sau”, “Gừng cay, muối mặn xin đừng quên nhau”… Điều đó cũng chính là sự lý giải vì sao rất nhiều văn nghệ sỹ nổi tiếng trong cả nước sáng tác nhiều tác phẩm nổi tiếng, tràn đầy tình cảm về vùng đất này.
2. Đề xuất giải pháp để bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống văn hóa, con người Hà Tĩnh
Bước vào thời kỳ hội nhập, sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa Hà Tĩnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, đạt nhiều kết quả quan trọng. Đời sống văn hóa Nhân dân ngày càng phong phú; nhiều giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, quê hương Hà Tĩnh được phát huy; xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, làm rạng rỡ truyền thống văn hiến, hiếu học, khoa bảng của quê hương.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được có không ít những bất cập nảy sinh, nhiều tệ nạn xã hội xuất hiện. Các giá trị văn hóa đạo đức truyền thống bị xói mòn… làm ảnh hưởng không nhỏ tới thuần phong mỹ tục của con người Việt Nam nói chung và văn hóa Hà Tĩnh nói riêng.
=> Giải pháp để bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống văn hóa, con người Hà Tĩnh được trình bày như sau:
Để phát huy được giá trị văn hóa, con người Hà Tĩnh trong thời kỳ mới thì giải pháp đầu tiên là phải nâng cao, đổi mới nhận thức về vai trò của văn hóa; xây dựng chiến lược phát triển giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; tăng cường đầu tư nguồn lực cho lĩnh vực văn hóa nhằm đảm bảo các điều kiện phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa, con người.
Cùng với đó, cần xây dựng cơ chế, chính sách nhằm giải phóng và phát huy năng lực lao động sáng tạo của người Hà Tĩnh; nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa, con người trong thời đại công nghệ…
Câu 2. Trình bày những thành tựu nổi bật của tỉnh Hà Tĩnh trong 30 năm tái lập tỉnh (1991 – 2021). Bạn cần phải làm gì để góp phần xây dựng Hà Tĩnh ngày càng phát triển (khoảng 4.000 từ)?
Gợi ý trả lời
1. Những thành tựu nổi bật của tỉnh Hà Tĩnh trong 30 năm tái lập tỉnh
Trong 30 năm tái lập tỉnh, Hà Tĩnh đã xây dựng được những thành tựu nhất định.
1.1 Thành tựu nổi bật của tỉnh Hà Tĩnh trong 30 năm tái lập tỉnh: Tăng trưởng kinh tế
Trong 30 năm tái lập tỉnh, Hà Tĩnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, nhất là giai đoạn 2011-2015 có tốc độ tăng nhanh và có tính đột phá nhằm tiếp tục tạo tiềm lực đề phát triển kinh tế trong những năm tiếp theo.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng nhanh qua từng giai đoạn và chất lượng tăng trưởng từng bước được cải thiện.
Trong 30 mươi năm qua, hàng năm kinh tế Hà Tĩnh đều đạt tốc độ tăng trưởng tương đối tốt khá. Trong đó nổi bật có 2 giai đoạn 1991-1995 và 2011-2015 có tốc độ tăng trưởng cao. Để tạo nên sự tăng trưởng kinh tế ngoạn mục ngay những năm đầu, ngay sau khi tái lập tỉnh đó là điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất từ việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm mạnh và tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ do thực hiện các dự án đầu tư nước ngoài lớn trên địa bàn sau sự cố biển xảy ra hồi năm 2016.
1.2 Thành tựu nổi bật của tỉnh Hà Tĩnh trong 30 năm tái lập tỉnh: tinh thần đoàn kết, cùng nhau vượt qua khó khăn
Những ngày này, đi khắp các làng quê ở Hà Tĩnh, đâu đâu cũng cảm nhận được sự đổi thay trên mỗi nếp nhà, ngõ xóm. Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” đã lan tỏa mạnh mẽ trong các tầng lớp nhân dân.
Các phong trào thi đua yêu nước, giúp nhau phát triển kinh tế, thoát nghèo, đền ơn đáp nghĩa được phát động và lan tỏa rộng khắp, tạo nên khí thế sôi nổi trong toàn dân. Trong phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới, người dân thực sự phát huy được vai trò chủ thể.
Với bề dày văn hóa truyền thống, người dân luôn bảo ban nhau gìn giữ gia phong, sống có nghĩa có tình; cố kết, tương trợ nhau. Nhiều ngôi nhà thắm tình đoàn kết đã được cộng đồng góp công, góp của xây dựng.
Trong khó khăn, hoạn nạn, tinh thần đoàn kết, tương trợ từ cộng đồng càng được thể hiện rõ nét. Đó là những chuyến hàng cứu trợ kịp thời cho đồng bào vùng bão lụt; là số tiền gom góp từ cộng đồng để hỗ trợ gia đình có người bị tai nạn, ốm đau bệnh tật; là những món quà mang đến cho người nghèo cái tết ấm áp, nghĩa tình… Đặc biệt là trong tình hình dịch bệnh đang căng thẳng, người dân cùng nhau mang đồ ăn, đồ dùng cần thiết đến các chốt phòng dịch để ủng hộ các chiến sĩ.
1.3 Thành tựu nổi bật của tỉnh Hà Tĩnh trong 30 năm tái lập tỉnh: Vươn lên mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực
Hiện nay, Hà Tĩnh đang chuyển đổi một cách căn bản, toàn diện từ tỉnh nông nghiệp sang tỉnh công nghiệp với cơ cấu kinh tế hợp lý và ưu tiên cho phát triển bền vững. Đời sống nhân dân được nâng lên. Cơ sở hạ tầng từng bước đồng bộ làm cơ sở cho sự phát triển. An ninh – quốc phòng được giữ vững. Phong trào xây dựng nông thôn mới thu được nhiều kết quả. Hà Tĩnh là một trong những tỉnh đứng đầu cả nước xây dựng quy hoạch tổng thể phục vụ phát triển. Trên cơ sở lựa chọn sáng suốt, quyết định mạnh mẽ, Hà Tĩnh đã phát huy lợi thế để phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội. Với cảng nước sâu Vũng Áng, Hà Tĩnh đã trở thành địa phương thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất cả nước trong nhiều năm liền. Các khu kinh tế được cơ cấu hợp lý và phát huy lợi thế giữa các vùng, góp phần đưa kinh tế Hà Tĩnh phát triển một cách vững chắc.
Hà Tĩnh đã hoàn thành và công bố Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050. Hoạt động đối ngoại và xúc tiến đầu tư tiếp tục được đẩy mạnh. Hoạt động khoa học công nghệ và công tác quản lý nhà nước về đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu tiếp tục được tăng cường. Công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ vào sản xuất được quan tâm góp phần tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Lĩnh vực văn hóa – xã hội chuyển biến tích cực; đảm bảo an sinh xã hội; đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Tập trung triển khai công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng, nhất là đào tạo nguồn nhân lực cho Khu kinh tế Vũng Áng và lao động nghề nông thôn. Công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được quan tâm. Chất lượng giáo dục toàn diện, nhất là giáo dục mũi nhọn được nâng lên. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng “Nông thôn mới” được đẩy mạnh. Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được chú trọng. Hoạt động báo chí ngày càng đi vào nề nếp, đảm bảo tuyên truyền đúng định hướng, phục vụ kịp thời nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Hạ tầng mạng viễn thông, CNTT phát triển nhanh; ứng dụng CNTT trong xây dựng chính quyền điện tử các cấp có nhiều tiến bộ. Quốc phòng – an ninh đảm bảo, trật tự an toàn xã hội giữ vững. Công tác xây dựng Đảng hệ thống chính trị được quan tâm đúng mức.
2. Bạn cần phải làm gì để góp phần xây dựng Hà Tĩnh ngày càng phát triển?
2.1 Giải pháp góp phần xây dựng Hà Tĩnh ngày càng phát triển: Tiếp tục thu hút đầu tư, thực hiện tốt công tác quản lý tại các khu kinh tế
Hà Tĩnh có rất nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư đăng ký hoạt động trong các khu kinh tế, khu công nghiệp với tổng mức đầu tư lên đến hàng chục tỷ USD. Các dự án khả thi đến năm 2020 với tổng số vốn đầu tư lên tới 30 tỷ USD đến từ các nước có nền khoa học phát triển, có công nghệ sản xuất tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Singapore… góp phần đảm bảo cho an ninh môi trường cho phát triển bền vững.
Khu công nghiệp là trọng tâm để chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, đến năm 2020 có tác dụng quyết định tỷ trọng công nghiệp trên 56%, thương mại, dịch vụ trên 34%, kim ngạch xuất khẩu trên 5 tỷ USD và là động lực chính thực hiện chỉ tiêu ngân sách 46.000 tỷ đồng. Với khối lượng công việc rất lớn, nhu cầu đòi hỏi nhiều, trong khi đầu tư công của Chính phủ được thắt chặt đặt ra cho Hà Tĩnh những thách thức về nguồn lực để giải quyết đồng bộ hạ tầng đô thị; giải quyết nguồn lao động chuyên nghiệp, chất lượng cao; giải quyết môi trường, an sinh, trật tự an toàn xã hội…
2.2 Giải pháp góp phần xây dựng Hà Tĩnh ngày càng phát triển: Nâng cao chất lượng, hiệu quả làng nghề truyền thống
Đức Thọ là huyện có nhiều làng nghề truyền thống như dệt lụa, dệt thảm, len, mộc, mây tre đan, đóng thuyền, may mặc, nấu rượu… vẫn phát huy hiệu quả với trên 5.000 hộ đang hoạt động, hàng năm giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động tại chỗ, tạo thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm về cho nhân dân trong xã có làng nghề.
Trong cạnh tranh, nhiều làng nghề bị mai một, phả sản và không thể duy trì được như đan lát, dệt vải, dệt mành của Đức Thọ… Các làng nghề đến nay vẫn duy trì như Mộc Thái Yên, Mây tre đan Liên Minh, đóng thuyền Trường Sơn, chế biến nông sản Đức Lâm, Đức Thủy… thì việc tổ chức lại sản xuất vẫn còn nhiều khó khăn như vốn, công nghệ, mẫu mã, giá cả và hình thức tổ chức theo quy mô lớn thì chủ hộ và làng nghề vẫn còn bế tắc; sản xuất còn mang tính truyền thống và phụ thuộc vào thị trường…
Cần mạnh dạn xóa bỏ, thay thế bằng các nghề có giá trị mà sản phẩm sản xuất ra thích ứng với thị trường. Tạo và xây dựng vùng nguyên liệu ổn định cho các làng nghề truyền thống; tìm kiếm thị trường cho làng nghề truyền thống theo phương châm các sản phẩm làm ra phải kết hợp giữa công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại, đồng thời phải kế thừa những tri thức dân gian. Trong quy trình chế tác cùng với chú trọng sản phẩm thì phải coi trọng quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ trong nước và quốc tế. Mặt khác phải coi trọng công tác bảo vệ môi trường sinh thái trong phát triển làng nghề truyền thống. … Đồng thời có chính sách hỗ trợ về vốn, mặt bằng và thông tin để làng nghề phát triển.
Câu 3. Trình bày những kết quả nổi bật của giáo dục Hà Tĩnh trong 30 năm tái lập tỉnh (1991 – 2021). Theo bạn, cần phải làm gì để tiếp tục phát triển giáo dục Hà Tĩnh trong thời gian tới (khoảng 3.000 từ)?
Gợi ý trả lời
1. Kết quả nổi bật của giáo dục Hà Tĩnh trong 30 năm tái lập tỉnh
Dưới đây là một số kết quả nổi bật của ngành giáo dục tỉnh Hà Tĩnh trong 30 năm tái lập tỉnh:
Ưu tiên cho giáo dục, trước hết đó là các chính sách phát triển giáo dục trong tình hình mới của tỉnh, bao trùm là Nghị quyết số 96/2018/NQ-HĐND về phát triển giáo dục mầm non và phổ thông tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo. Với nguồn lực tổng hợp được huy động, năm học 2019-2020, ngành Giáo dục Hà Tĩnh đã được đầu tư gần 400 tỷ đồng để củng cố cơ sở vật chất trường lớp theo hướng kiên cố, hiện đại, đáp ứng yêu cầu đổi mới.
=> Ngành giáo dục ở Hà Tĩnh nhận được sự quan tâm to lớn. Chính vì thế mà giáo dục Hà Tĩnh đã đạt được những thành công nhất định.
1.1 Kết quả nổi bật của giáo dục Hà Tĩnh: Kết quả học tập
Năm học 2019 – 2020, một năm học quá nhiều biến động với sự hoành hành của dịch bệnh, thiên tai, thế nhưng, vượt lên tất cả, phương châm “đảm bảo an toàn cho học sinh, ngừng đến trường nhưng không ngừng việc học” vẫn được các trường học ở Hà Tĩnh thực hiện nghiêm túc.
Với những nỗ lực không mệt mỏi, Hà Tĩnh đã đạt nhiều thành tích đáng tự hào, tiếp tục giữ vững là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về chất lượng học sinh giỏi quốc gia. Với tổng số 89/100 học sinh tham gia dự thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2019-2020 đạt giải (chiếm tỷ lệ 89%). Hà Tĩnh xếp thứ 2 cả nước về số lượng học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia (sau Hà Nội).
Toàn tỉnh hiện có 547/700 trường học đạt chuẩn quốc gia (đạt 78,1%); là tỉnh thứ 7 trong cả nước đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi và là tỉnh thứ 12 đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; phổ cập giáo dục THCS mức độ 2. Giáo dục Hà Tĩnh đang tiếp tục củng cố và khẳng định “thương hiệu” trên bản đồ thành tích giáo dục của cả nước.
1.2 Kết quả nổi bật của giáo dục Hà Tĩnh: Hệ thống trường lớp từng bước được qui hoạch hợp lý
Thực hiện chủ trương qui hoạch lại hệ thống trường lớp, đến nay hệ thống trường mầm non và phổ thông toàn tỉnh đã được sắp xếp khá hợp lý vừa đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân vừa có qui mô phù hợp để nâng cao chất lượng giáo dục, khắc phục được tình trạng trường học có quá nhiều điểm trường.
Nếu như năm học 1992-1993 toàn tỉnh có 1.178 trường học (701 trường mầm non, 236 trường tiểu học, 217 trường tiểu học, 24 trường THPT) thì đến năm học 2020 – 2021 còn 667 trường (254 trường mầm non, 221 trường tiểu học, 147 trường THCS, 45 trường THPT).
Hiện nay các địa phương cấp huyện đang tiếp tục triển khai đề án sắp xếp trường lớp theo tinh thần Nghị quyết 96/2018/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh với mục tiêu đến năm 2025 giảm thêm khoảng 20% số trường học.
1.3 Kết quả nổi bật của giáo dục Hà Tĩnh: Phổ cập giáo dục, xoá mù chữ
Công tác huy động trẻ đến trường, thực hiện phổ cập giáo dục, xoá mù chữ đạt kết quả cao và vững chắc. Năm 1992, Hà Tĩnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, chống mù chữ (tỉnh thứ 7 đạt chuẩn); năm 2002, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở (tỉnh thứ 12 đạt chuẩn); năm 2013, đạt chuẩn phổ cập mầm non cho trẻ em 5 tuổi (tỉnh thứ 7 đạt chuẩn). Đến nay, tỉnh Hà Tĩnh đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2, xóa mù chữ mức độ 2.
1.4 Kết quả nổi bật của giáo dục Hà Tĩnh: Đội ngũ nhà giáo được tăng cường về số lượng, trình độ
Do nhu cầu học tập của học sinh, số lượng cơ cấu đội ngũ cán bộ quản, giáo viên các cấp học có sự biến động qua từng giai đoạn. So với năm 2011 số lượng giáo viên mầm non tăng 1.632 người, THPT tăng 775 người, giáo viên tiểu học giảm 877 người, giáo viên THCS giảm 1.491 người.
Trình độ đào tạo của giáo viên mầm non và phổ thông không ngừng được nâng cao. Năm 1991 có 71.1% giáo viên mầm non, 97.4 % giáo viên tiểu học; 98.8% giáo viên THPT, 87.5% giáo viên THCS đạt chuẩn thì đến năm 2019 đã có 100% giáo viên các cấp học đều đạt chuẩn đào tạo, tỷ lệ trên chuẩn đào tạo ngày càng cao: mầm non 90.5%, tiểu học 96%, THCS 83%, THPT 17.5%.
Phần lớn các thế hệ cán bộ quản lý, giáo viên đều có phẩm chất, đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm cao, gắn bó với nghề, nỗ lực vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng luôn được chú trọng và được tiến hành thường xuyên, liên tục; công tác qui hoạch, bổ nhiệm cán bộ quản lý có nhiều đổi mới tích cực như việc bổ nhiệm cán bộ quản lý các trường THPT thông qua thi tuyển từ năm học 2013-2014.
2. Cần phải làm gì để tiếp tục phát triển giáo dục Hà Tĩnh?
Những kết quả nổi bật của giáo dục Hà Tĩnh trong 30 năm tái lập tỉnh đã được nhìn nhận, biểu dương. Điều đó đặt ra vấn đề phải làm gì để tiếp tục phát triển giáo dục Hà Tĩnh?
Để tiếp tục phát triển giáo dục Hà Tĩnh, chúng ta có thể nghĩ tới các giải pháp sau:
– UBND các xã, phường làm tốt công tác điều tra hộ khẩu, thực hiện tốt công tác tuyên truyền để phụ huynh đồng thuận việc phân vùng học sinh. Đồng thời, vận động phụ huynh có điều kiện cho học sinh vào học các trường tư thục.
– Trên cơ sở rà soát thực trạng tiếp tục tiếp nhận, điều chuyển giáo viên, sắp xếp, bố trí hợp lý; bổ nhiệm kịp thời cán bộ quản lý đảm bảo yêu cầu đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn về trình độ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của ngành.
– Đối với giáo viên mới tuyển dụng, giáo viên mới tiếp nhận nếu không thuộc diện thu hút sẽ bố trí về giảng dạy tại các trường ngoại thành để tạo động lực cho giáo viên phấn đấu…
– Cần quan tâm ngân sách để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trên cơ sở rà soát cụ thể các công trình cấp thiết; các nhà trường chủ động, xây dựng kế hoạch xã hội hóa, đơn vị liên quan nên có tham mưu văn bản chỉ đạo đối với nhiệm vụ này.
– Về vấn đề liên quan đến đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý nên bám sát các tiêu chuẩn, khơi dậy được sự nỗ lực của giáo viên, thu hút nguồn lực đủ điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo; cần nghiên cứu để có giải pháp nâng cao chất lượng giáo viên kể cả giáo viên đạt chuẩn và chưa đạt chuẩn…
– Kế hoạch tuyển sinh phải đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch. Đặc biệt phải phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác phân luồng tuyển sinh.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đáp án thi Tìm hiểu 190 năm thành lập và 30 năm tái lập tỉnh Hà Tĩnh Cuộc thi Tìm hiểu 190 năm thành lập tỉnh Hà Tĩnh của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.