Bạn đang xem bài viết ✅ Đáp án cuộc thi Tìm hiểu pháp luật Cà Mau 2022 Hội thi trực tuyến “Tuổi trẻ với pháp luật” năm 2022 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Cuộc thi “Tuổi trẻ với pháp luật” năm 2022 trên địa bàn tỉnh Cà Mau diễn ra bắt đầu từ ngày 20/10/2022 đến hết ngày 05/11/2022. Cuộc thi tổ chức theo hình thức trắc nghiệm trực tuyến, với 20 câu hỏi trong vòng 20 phút.

Thí sinh trả lời đúng được tính 1 điểm/câu hỏi, bỏ qua hoặc trả lời sai 0 điểm/câu hỏi, tổng số điểm của 1 lượt thi là 20 điểm. Để tham gia dự thi thí sinh truy cập vào địa chỉ https://timhieuphapluat.camau.gov.vn để đăng kí tài khoản và làm bài dự thi. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây:

Lưu ý: Đáp án cuộc thi chỉ mang tính chất tham khảo

Đáp án cuộc thi “Tuổi trẻ với pháp luật” năm 2022 Cà Mau

Câu 1. Theo Luật An toàn thông tin mạng hành vi nào sau đây bị cấm?

A. Thu thập, sử dụng, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông tin cá nhân của người khác; lợi dụng sơ hở, điểm yếu của hệ thống thông tin để thu thập, khai thác thông tin cá nhân.
B. Truyền tải thông tin trên mạng, không can thiệp, truy nhập, gây nguy hại, xóa, thay đổi, sao chép và làm sai lệch thông tin trên mạng trái pháp luật.
C. Phát tán thư rác, phần mềm độc hại vào hệ thống thông tin giả mạo, lừa đảo.
D. Gây ảnh hưởng nhỏ tới khả năng truy nhập hệ thống thông tin của người sử dụng.

Câu 2. Đâu là đối tượng kiểm tra an ninh mạng đối với hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức không thuộc Danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia?

A. Hệ thống phần cứng, phần mềm, thiết bị số được sử dụng trong hệ thống thông tin; Thông tin được lưu trữ, xử lý, truyền đưa trong hệ thống thông tin; Biện pháp bảo vệ bí mật nhà nước và phòng, chống lộ, mất bí mật nhà nước qua các kênh kỹ thuật
B. Thông tin được lưu trữ, xử lý, truyền đưa trong hệ thống thông tin; Biện pháp bảo vệ bí mật nhà nước và phòng, chống lộ, mất bí mật nhà nước qua các kênh kỹ thuật; kết nối mạng của các nhà đầu tư nước ngoài
C. Hệ thống phần cứng, phần mềm, thiết bị số được sử dụng trong hệ thống thông tin; Thông tin được lưu trữ, xử lý, truyền đưa trong hệ thống thông tin; hệ thống mạng của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài
D. Tất cả các đáp án đều đúng

Câu 3. Hành vi nào sau đây không cấm?

A. Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc
B. Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.
C. Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
D. Kịp thời cung cấp thông tin liên quan đến bảo vệ an ninh mạng, nguy cơ đe dọa an ninh mạng, hành vi xâm phạm an ninh mạng cho cơ quan có thẩm quyền, lực lượng bảo vệ an ninh mạng

Câu 4. Khi phát hiện dấu hiệu, hành vi khủng bố mạng, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải kịp thời báo cho lực lượng nào?

Tham khảo thêm:   Đề thi vào 10 môn Toán năm 2023 - 2024 sở GD&ĐT Nghệ An Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Toán 2023

A. Lực lượng bảo vệ an ninh mạng.
B. Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng.
C. Lực lượng An ninh nhân dân
D. Lực lượng Cảnh sát nhân dân

Câu 5. Đáp áp nào sau đây là đúng về chính sách của Nhà nước về an ninh mạng?

A. Ưu tiên bảo vệ an ninh mạng trong quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế – xã hội, khoa học, công nghệ và đối ngoại.
B. Triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng đối với cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia; áp dụng các biện pháp bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
C. Xây dựng không gian mạng lành mạnh, gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
D. Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh, làm thất bại mọi hoạt động sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; sẵn sàng ngăn chặn các nguy cơ đe dọa an ninh mạng.

Câu 6. Tội phạm mạng là?

A. Là hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để phá hoại, gây gián đoạn hoạt động của máy tính, mạng máy tính được quy định tại Bộ luật Hình sự
B. Là hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để thực hiện tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự
C. Là việc sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để thực hiện hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố
D. Là hành vi cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập, mật mã, tường lửa, sử dụng quyền quản trị của người khác hoặc bằng phương thức khác để chiếm đoạt, thu thập trái phép thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân

Câu 7. Theo Luật An toàn thông tin mạng có bao nhiêu sản phẩm an toàn thông tin mạng?

A. 5 sản phẩm
B. 7 sản phẩm
C. 4 sản phẩm
D. 8 sản phẩm

Câu 8. Theo Luật An toàn thông tin mạng có bao nhiêu dịch vụ an toàn thông tin mạng?

A. 8 dịch vụ
B. 10 dịch vụ
C. 11 dịch vụ
D. 9 dịch vụ

Câu 9. Xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thông tin mạng được quy định như thế nào?

A. Tổ chức có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
B. Người nào có hành vi vi phạm xử phạt vi phạm hành chính không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
C. Cơ quan không có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
D. Người nào có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Tham khảo thêm:   Quyết định số 416/QĐ-TTG về việc hỗ trợ vắc xin LMLM, hóa chất khử trùng cho các địa phương

Câu 10. Ứng cứu khẩn cấp đảm bảo an toàn thông tin mạng quốc gia là gì?

A. Ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia là hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia.
B. Ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia là hoạt động ứng cứu khi cần thiết.
C. Ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia là hoạt động ứng cứu sự cố trong tình huống thảm họa.
D. Ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia là hoạt động ứng cứu sự cố trong tình huống thảm họa hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia.

Câu 11. Biện pháp cơ bả nhất trong chữa cháy là gì?

A. Huy động nhanh nhất các lực lượng, phương tiện để dập tắt ngay đám cháy. Tập trung cứu người, cứu tài sản và chống cháy lan. Thống nhất chỉ huy, điều hành trong chữa cháy.
B. Huy động nhanh nhất các lực lượng để dập tắt ngay đám cháy. Tập trung cứu người, cứu tài sản và chống cháy lan. Thống nhất chỉ huy, điều hành trong chữa cháy.
C. Huy động nhanh nhất các lực lượng, phương tiện để dập tắt ngay đám cháy. Tập trung cứu người, cứu tài sản. Thống nhất chỉ huy, điều hành trong chữa cháy.
D. Huy động nhanh nhất các lực lượng, phương tiện để dập tắt ngay đám cháy. Tập trung cứu người, cứu tài sản và chống cháy lan.

Câu 12. Mục tiêu đến năm 2030, năng suất lao động hằng năm tăng tối thiểu bao nhiêu %

A. Năng suất lao động hằng năm tăng tối thiểu 11%
B. Năng suất lao động hằng năm tăng tối thiểu 10%
C. Năng suất lao động hằng năm tăng tối thiểu 8%
D. Năng suất lao động hằng năm tăng tối thiểu 9%

Câu 13. Mục tiêu đến năm 2025, chuyển đổi số trong hệ thống chính trị, có bao nhiêu % người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực điện tử?

A. 70% người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực điện tử
B. 80% người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực điện tử
C. 90% người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực điện tử
D. 100% người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực điện tử

Câu 14. Mục tiêu đến năm 2030, tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt bao nhiêu %

A. Tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt 20%.
B. Tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt 25%.
C. Tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt 35%.
D. Tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt 45%.

Câu 15. Mục tiêu đến năm 2025, hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ bao nhiêu % trong trường học, bệnh viện và trên bao nhiêu % hộ gia đình có nhu cầu?

A. Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ 90% trong trường học, bệnh viện và 80% hộ gia đình có nhu cầu.
B. Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ 80% trong trường học, bệnh viện và 90% hộ gia đình có nhu cầu.
C. Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ 100% trong trường học và 80% hộ gia đình.
D. Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ 100 % trong trường học, bệnh viện và 80% hộ gia đình có nhu cầu.

Tham khảo thêm:   Giáo án Chuyên đề Địa lí 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) Kế hoạch bài dạy Chuyên đề học tập Địa lý 11

Câu 16. Mục tiêu tổng quát trong chuyển đối số, đến năm 2030 số hóa toàn diện các lĩnh vực, kinh tế số thành lợi thế cạnh tranh, chiếm bao nhiêu % GRDP của tỉnh?

A. Chiếm 30% GRDP của tỉnh
B. Chiếm 20% GRDP của tỉnh
C. Chiếm 40% GRDP của tỉnh
D. Chiếm 10% GRDP của tỉnh

Câu 17. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy nào sao đây không nằm trong quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy?

A. Lực lượng dân phòng.
B. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở.
C. Lực lượng dân quân tự vệ.
D. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.

Câu 18. Theo Luật Phòng cháy và chữa cháy lực lượng công an có trách nhiệm gì?

A. Lực lượng công an có trách nhiệm khám nghiệm hiện trường, điều tra vụ cháy; cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân nơi xảy ra cháy có trách nhiệm tham gia bảo vệ hiện trường vụ cháy, cung cấp thông tin xác thực về vụ cháy cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
B. Lực lượng công an có trách nhiệm tổ chức bảo vệ, khám nghiệm hiện trường, điều tra vụ cháy; cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân nơi xảy ra cháy có trách nhiệm tham gia bảo vệ hiện trường vụ cháy.
C. Lực lượng công an có trách nhiệm tham gia bảo vệ hiện trường vụ cháy, cung cấp thông tin xác thực về vụ cháy cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
D. Lực lượng công an có trách nhiệm tổ chức bảo vệ, khám nghiệm hiện trường, điều tra vụ cháy; cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân nơi xảy ra cháy có trách nhiệm tham gia bảo vệ hiện trường vụ cháy, cung cấp thông tin xác thực về vụ cháy cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Câu 19. Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi, bổ sung năm 2013 đã bãi bỏ khoản mấy của Điều 3?

A. Khoản 1
B. Khoản 5
C. Khoản 9
D. Không bãi bỏ khoản nào

Câu 20. Theo Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi, bổ sung năm 2013 khoản 1 điều 37 được sửa đổi như thế nào?

A. Khi xảy ra cháy, người có đầu tiên của đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có mặt tại nơi xảy ra cháy là người chỉ huy chữa cháy.
B. Trong mọi trường hợp, người có chức vụ cao nhất của đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có mặt tại nơi xảy ra cháy là người chỉ huy chữa cháy.
C. Khi xảy ra cháy, người có chức vụ cao nhất của đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có mặt tại nơi xảy ra cháy là người chỉ huy chữa cháy.
D. Trong mọi nơi, người có chức vụ cao nhất của đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có mặt tại nơi xảy ra cháy là người chỉ huy chữa cháy.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đáp án cuộc thi Tìm hiểu pháp luật Cà Mau 2022 Hội thi trực tuyến “Tuổi trẻ với pháp luật” năm 2022 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *