Bạn đang xem bài viết ✅ Công văn 26/TANDTC-TCCB Góp ý phương án tổ chức tòa chuyên trách ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ngày 15/01/2018, Tòa án nhân dân tối cao ban hành Công văn 26/TANDTC-TCCB năm 2018 về góp ý phương án tổ chức tòa chuyên trách. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo và tải nội dung công văn tại đây.

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 26/TANDTC-TCCB
V/v góp ý phương án tổ chức tòa chuyên trách

Hà Nội, ngày 15 tháng 01 năm 2018

Kính gửi: Chánh án Tòa án nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Căn cứ vào Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014; Thông tư số 01/2016/TT-CA ngày 21/01/2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định về tổ chức các tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện và căn cứ vào số lượng công việc, thực trạng đội ngũ Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký của các Tòa án nhân dân hiện nay, tại cuộc họp ngày 08/01/2018, Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao dự kiến phương án thành lập Tòa chuyên trách tại các Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện như sau:

1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh

a) Đối với các Tòa án nhân dân cấp tỉnh có từ 11 đến 13 Thẩm phán (kể cả lãnh đạo)

Tham khảo thêm:   Quyết định số 821/QĐ-TTG Về việc giao nhiệm vụ đào tạo tiến sĩ cho Học viện Ngoại giao

Được thành lập 03 Tòa chuyên trách, gồm: Tòa hình sự, Tòa dân sự (giải quyết các vụ, việc về dân sự, gia đình và người chưa thành niên), Tòa hành chính (giải quyết các vụ, việc về hành chính, kinh tế, lao động). Các Tòa chuyên trách chỉ có Chánh tòa.

b) Đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh có từ 14 đến 20 Thẩm phán (kể cả lãnh đạo)

Được thành lập 04 Tòa chuyên trách, gồm: Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa gia đình và người chưa thành niên), Tòa hành chính (giải quyết các vụ, việc về hành chính, kinh tế, lao động). Các Tòa chuyên trách chỉ có Chánh tòa.

c) Đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh còn lại có từ 22 Thẩm phán trở lên (kể cả lãnh đạo)

Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai, Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương: được thành lập đủ 06 Tòa chuyên trách theo quy định của Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014. Các Tòa chuyên trách có Chánh tòa và 01 Phó Chánh tòa.

Các Tòa án còn lại được thành lập 05 Tòa chuyên trách, gồm: Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa gia đình và người chưa thành niên, Tòa hành chính, Tòa kinh tế (giải quyết các vụ, việc về kinh tế, lao động). Các Tòa chuyên trách có Chánh tòa và 01 Phó Chánh tòa.

2. Tòa án nhân dân cấp huyện

Tham khảo thêm:   Đoạn văn tiếng Anh về du học Lợi ích và khó khăn của việc đi học bằng tiếng Anh

a) Đối với Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có số lượng các loại vụ, việc phải giải quyết trên 2.000 vụ, việc/năm trở lên, được tổ chức 04 tòa chuyên trách, gồm: Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa gia đình và người chưa thành niên, Tòa hành chính (giải quyết các vụ, việc về hành chính, kinh tế, lao động). Các Tòa chuyên trách có Chánh tòa và 01 Phó Chánh tòa.

b) Đối với Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có số lượng các loại vụ, việc phải giải quyết trên 1.000 vụ, việc đến dưới 2.000 vụ, việc/năm, được tổ chức 03 tòa chuyên trách, gồm: Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa gia đình và người chưa thành niên. Các Tòa chuyên trách có Chánh tòa.

c) Đối với Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có số lượng các loại vụ, việc phải giải quyết trên 700 vụ, việc đến dưới 1.000 vụ, việc/năm, được tổ chức 02 tòa chuyên trách, gồm: Tòa hình sự, Tòa dân sự. Các Tòa chuyên trách có Chánh tòa.

d) Đối với các Tòa án có số lượng các loại vụ, việc phải giải quyết dưới 700 vụ, việc/năm thì không tổ chức Tòa chuyên trách.

Căn cứ vào phương án tổ chức Tòa chuyên trách này, đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khẩn trương thực hiện các công việc sau:

(1) Nghiên cứu và có ý kiến cụ thể đối với phương án trên (đồng ý hoặc có ý kiến khác).

Tham khảo thêm:   Thông tư 04/2013/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn về bảo hiểm thất nghiệp

(2) Căn cứ vào phương án nêu trên và số lượng công việc, thực trạng đội ngũ Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án của đơn vị; rà soát và đề xuất về mô hình tòa chuyên trách của đơn vị mình. Trong đó, ngoài số lượng án thì mỗi tòa chuyên trách phải có ít nhất 3 Thẩm phán và 3 Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án.

Ý kiến đề xuất được gửi đến hòm thư điện tử [email protected], đồng thời gửi văn bản đến Tòa án nhân dân tối cao (qua Vụ Tổ chức – Cán bộ) trước ngày 25/01/2018 để tổng hợp, trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định.

Lưu ý:

– Khi thực hiện việc sắp xếp lại theo phương án trên, các trường hợp không còn được giữ chức vụ Chánh tòa, Phó Chánh tòa sẽ được bảo lưu phụ cấp chức vụ theo quy định.

– Số lượng vụ, việc giải quyết trên năm được tính bằng trung bình cộng của 3 năm liên tiếp (2015, 2016 và 2017)./.

Nơi nhận:
– Như kính gửi;
– Chánh án TANDTC (để b/c);
– Đ/c Vụ trưởng (để b/c);
– Cổng thông tin điện tử (để đăng tin);
– Lưu: Vụ TCCB (TH).

TL. CHÁNH ÁN
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ TỔ CHỨC CÁN BỘ
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Nguyễn Tường Linh

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Công văn 26/TANDTC-TCCB Góp ý phương án tổ chức tòa chuyên trách của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *