Bạn đang xem bài viết ✅ Viết đoạn văn so sánh, nêu lên một điểm giống nhau và một điểm khác nhau giữa Sông núi nước Nam với Nước Đại Việt ta Văn mẫu lớp 9 Cánh diều ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Viết đoạn văn so sánh, nêu lên một điểm giống nhau và một điểm khác nhau giữa Sông núi nước Nam với Nước Đại Việt ta gồm 2 mẫu hay nhất,giúp các em học sinh lớp 9 có thêm nhiều ý tưởng mới cho đoạn văn của mình thật hay.

Nước Đại Việt ta

Nhờ đó, các em dễ dàng trả lời câu hỏi tiết Viết: Phân tích một tác phẩm thơ – Bài 1: Thơ và thơ song thất lục bát SGK Ngữ văn 9 Cánh diều tập 1 trang 26. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn, viết đoạn văn thật hay.

Đề bài:Hãy viết đoạn văn so sánh, nêu lên một điểm giống nhau và một điểm khác nhau giữa văn bản Sông núi nước Nam với văn bản Nước Đại Việt ta (trích Đại cáo bình Ngô – Nguyễn Trãi).

Viết đoạn văn so sánh Sông núi nước Nam với Nước Đại Việt ta – Mẫu 1

So với ý thức về quốc gia dân tộc trong bài thơ Sông núi nước Nam, thì ở Nước Đại Việt ta vừa có sự kế thừa lại vừa có sự phát huy và hoàn thiện. Ở văn bản này Nguyễn Trãi vẫn tiếp tục kế thừa những căn cứ trên hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền để khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc (Núi sông bờ cõi đã chia / Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập – Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương). Nhưng ngoài hai phương diện này, ý thức dân tộc trong Nước Đại Việt ta đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện hơn khi khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc trên 3 phương diện mới: Nền văn hiến lâu đời (vốn xưng nền văn hiến đã lâu), phong tục tập quán riêng (phong tục Bắc Nam cũng khác), truyền thống lịch sử anh hùng (Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô – Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã). Có thể nói, quan niệm của Nguyễn Trãi về chủ quyền độc lập dân tộc đã toàn diện và sâu sắc hơn.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 11: Cảm nhận bài thơ Nhớ đồng của Tố Hữu Nhớ đồng của Tố Hữu

Viết đoạn văn so sánh Sông núi nước Nam với Nước Đại Việt ta – Mẫu 2

Nếu “Sông núi nước Nam” chỉ khẳng định nước có chủ nghĩa thì có vua Nam ở thì ở bài “Nước Đại Việt ta” , Nguyễn Trãi lại chứng minh nước nhà có độc lập dân tộc bằng việc khẳng định rõ nước ta có quốc hiệu , có nền văn hiến lâu đời, có bề dạy lịch sử riêng của dân tộc, lãnh thổ riêng, có chủ quyền, chế độ và phong tục riêng. Qua đây, ta cũng đã thấy được văn bản “Nước Đại Việt ta” có học thuyết về quốc gia hơn “Sông núi nước Nam”. Đồng thời, người đọc cũng thấy được giọng nói hào hùng, lời văn nhịp nhàng, ngân vang của tác giả. Văn bản có đoạn đầu bài là một sự đối lập từ khái quát cho đến cụ thể, lại còn giàu chứng cớ lịch sử khiến cho ai ai là con dân đất Việt cũng có cảm xúc tự hào. Có lẽ, cả 2 văn bản đều rất hay và thể hiện chủ quyền nước ta, cũng đều được coi là bản tuyên ngôn độc lập của nước ta nhưng “Nước Đại Việt ta” lại có những điều tiến bộ, phát triển hơn với tính toàn diện, sâu sắc của từng lời thơ trong nó. Phải chăng, càng ngày càng về sau thì con người ta lại càng phát triển, thông minh và tốt đẹp hơn, điều đó đã được chứng minh qua việc ta so sánh “Sông núi nước Nam” và “Nước Đại Việt ta”.

Tham khảo thêm:   Lời bài hát: Có nên yêu thêm một lần nữa

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Viết đoạn văn so sánh, nêu lên một điểm giống nhau và một điểm khác nhau giữa Sông núi nước Nam với Nước Đại Việt ta Văn mẫu lớp 9 Cánh diều của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *