Bạn đang xem bài viết ✅ Công nghệ 9 Bài 2: Lựa chọn và bảo quản thực phẩm Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm Kết nối tri thức trang 13 → 22 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm Bài 2: Lựa chọn và bảo quản thực phẩm giúp các em học sinh lớp 9 tham khảo, biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Công nghệ 9 Kết nối tri thức trang 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22.

Với lời giải trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp thầy cô thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 2 Công nghệ 9 Trải nghiệm nghề nghiệp – Mô đun Chế biến thực phẩm. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Giải Công nghệ 9 Kết nối tri thức Bài 2 – Khám phá

Khám phá trang 13

Kể tên một số loại thực phẩm mà em biết. Theo em, có những nhóm thực phẩm nào ? Hãy phân chia các thực phẩm và kể tên vào từng nhóm thực phẩm đó.

Trả lời:

– Một số loại thực phẩm mà em biết: gạo, ngô, thịt lợn, thịt gà, mỡ động vật, dầu thực vật, cà rốt, súp lơ, thịt bò, rau bắp cải.

– Các nhóm thực phẩm là:

  • Nhóm thực phẩm giàu tinh bột, chất đường, chất xơ.
  • Nhóm thực phẩm giàu chất đạm.
  • Nhóm thực phẩm giàu chất béo.
  • Nhóm thực phẩm giàu vitamin.
  • Nhóm thực phẩm giàu chất khoáng.

– Phân chia các thực phẩm vào từng nhóm là:

  • Nhóm thực phẩm giàu tinh bột, chất đường, chất xơ: gạo, ngô.
  • Nhóm thực phẩm giàu chất đạm: thịt lợn, thịt gà.
  • Nhóm thực phẩm giàu chất béo: mỡ động vật, dầu thực vật.
  • Nhóm thực phẩm giàu vitamin: cà rốt, súp lơ.
  • Nhóm thực phẩm giàu chất khoáng: thịt bò, rau bắp cải.
Tham khảo thêm:   Quyết định số 15/2008/QĐ-BTC ban hành quy chế hành nghề chứng khoán

Khám phá trang 13

Kết hợp với nội dung đã học và hiểu biết cá nhân, hãy phân biệt gạo nếp, gạo tẻ và nêu cách lựa chọn gạo ngon.

Trả lời:

– Cách phân biệt gạo nếp, gạo tẻ:

  • Gạo nếp: hạt tròn suôn hai đầu, màu trắng đục, hạt gạo mềm, mát.
  • Gạo tẻ: màu hơi trắng đục, thân hạt hơi dài, hình bầu dục.

– Cách lựa chọn gạo:

Chọn gạo có hạt đều nhau, không lẫn hạt lép, hạt nhỏ; ít đục, ít rạn nứt, rắn chắc, săn đều; không sâu mọt, mốc, không nát và có mùi thơm đặc trưng.

Khám phá trang 14

Đọc nội dung mục I.2, kết hợp với hiểu biết thực tế, hãy kể tên một số loại thực phẩm giàu chất đạm và nêu cách lựa chọn loại thực phẩm giàu chất đạm tươi ngon.

Trả lời:

– Một số loại thực phẩm giàu chất đạm: thịt lợn, thịt gà, đậu tương.

– Cách lựa chọn loại thực phẩm giàu chất đạm tươi ngon:

  • Thịt lợn: có màu hồng, săn chắc, da mỏng, lấy ngón tay ấn vào thịt không để lại dấu vết, miếng thịt không nhão hay chảy xệ, không có mùi vị lạ như ôi thiu, mùi hàn the, mùi thuốc kháng sinh.
  • Thịt gà: có màu trắng ngà hoặc hơi vàng nhẹ; thịt gà có màu hồng nhạt, khô chắc
  • Đậu tương: hạt tròn đều, săn chắc, vỏ vàng, láng bóng; cho tay nắm thấy hạt đậu trơn tuột, khô ráo, không xuất hiện mùi lạ.

Khám phá trang 14

Kết hợp nội dung đã học và hiểu biết cá nhân, hãy phân biệt các loại thịt lợn trong Hình 2.2 dưới đây và nêu cách lựa chọn thịt lợn tươi ngon.

Lựa chọn và bảo quản thực phẩm

Trả lời:

– Phân biệt các loại thịt trong Hình 2.2:

Hình

Tên thịt

Đặc điểm

a

thịt nạc vai

Miếng thịt dày, đầy đặn; vừa có mỡ, vừa có nạc, tỉ lệ mỡ và nạc cân bằng; khi cắt ngang thớ thịt thường có những vân mỡ màu trắng xen giữa thịt.

b

thịt ba chỉ

Miếng thịt có phần mỡ và nạc xen kẽ, xếp lớp nhau.

c

thịt mông

Miếng thịt có lớp bì, mỡ và nạc được phân tách rõ ràng; phần thịt nạc dày, không còn gân; da bì mỏng.

d

thịt thăn

Phần thịt nạc không có mỡ, thịt mềm, thớ nhỏ, màu hồng nhạt, có độ kết dính cao.

– Cách lựa chọn thịt tươi ngon:

Tham khảo thêm:   Quy định 57-QĐ/TW Tiêu chuẩn cán bộ, công chức đi học lý luận chính trị

Có màu hồng, săn chắc, da mỏng, lấy ngón tay ấn vào thịt không để lại dấu vết, miếng thịt không nhão hay chảy xệ, không có mùi vị lạ như ôi thiu, mùi hàn the, mùi thuốc kháng sinh.

Khám phá trang 15

Hãy kể tên và trình bày cách chọn một số loại thực phẩm giàu vitamin mà em và gia đình em hay sử dụng.

Trả lời:

Kể tên và trình bày cách chọn một số loại thực phẩm giàu vitamin mà em và gia đình em hay sử dụng là:

Tên

Cách chọn

Cà rốt

Củ thuôn hai đầu, vỏ sáng bóng, cuống màu xanh thẫm, tươi nguyên.

Rau muống

Chọn bó rau dài, ít lá, thân dài, màu xanh mướt, cuống nhỏ, đốt thưa, bấm thấy giòn.

Ổi

Chọn quả nhẵn bóng, mịn màng, màu xanh mướt, cuống lá còn tươi.

Khám phá trang 17

Hãy trình bày một số phương pháp bảo quản thực phẩm đang áp dụng tại gia đình em.

Trả lời:

Một số phương pháp bảo quản thực phẩm đang áp dụng tại gia đình em:

– Bảo quản bằng nhiệt độ thấp: phương pháp đông lạnh bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ dưới 0oC, thường được dùng bảo quản thịt, cá, … trong thời gian từ vài tuần đến vài tháng.

– Làm khô: làm khô tự nhiên hành, tỏi bằng năng lượng tự nhiên như mặt trời, gió, …

Khám phá trang 18

Tại sao thực phẩm bảo quản đông lạnh lại có thời gian bảo quản dài hơn so với làm lạnh? Hãy kể tên các loại thực phẩm thường được bảo quản, đặc trưng cho hai phương pháp trên.

Trả lời:

– Thực phẩm bảo quản đông lạnh lại có thời gian bảo quản dài hơn so với làm lạnh vì: khi ở môi trường nhiệt độ thấp, các biến đổi hóa học, hóa sinh, sinh học này sẽ bị ức chế, giảm cường độ.

– Các sản phẩm thường được bảo quản đông lạnh: thịt, cá, hải sản.

– Các sản phẩm thường được bảo quản làm lạnh: bánh, rau, củ, quả.

Khám phá trang 18

Dựa vào nội dung mục II.1b, hãy cho biết tên gọi của các phương pháp làm khô thực phẩm trong hình 2.9.

Lựa chọn và bảo quản thực phẩm

Trả lời:

Các phương pháp làm khô thực phẩm trong Hình 2.9 là:

Hình Phương pháp làm khô
a Làm khô tự nhiên
b Làm khô tự nhiên
c Làm khô tự nhiên
d Làm khô nhân tạo

Khám phá trang 19

Tại sao thực phẩm ngâm đường cần đc bảo quản trong chai, lọ, hũ ,… kín, tránh tiếp xúc với không khí?

Tham khảo thêm:   Hoạt động trải nghiệm 10: Tìm hiểu hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương Trải nghiệm hướng nghiệp lớp 10 trang 61 sách Chân trời sáng tạo

Trả lời:

Thực phẩm ngâm đường cần đc bảo quản trong chai, lọ, hũ ,… kín, tránh tiếp xúc với không khí vì nồng độ nước đường cần từ 60% đến 65% trở lên mới có thể đủ khả năng làm ức chế sự phát triển của vi sinh vật, nhưng sự ức chế này không ổn định. Do đó, cần bảo quản trong chai, lọ, hũ, … kín.

Khám phá trang 21

Hãy kể tên một số lưu ý để bảo quản chất dinh dưỡng có trong thực phẩm trước khi chế biến tại gia đình em.

Trả lời:

Một số lưu ý để bảo quản chất dinh dưỡng có trong thực phẩm trước khi chế biến tại gia đình em là:

  • Đối với thịt, cá: chỉ ngâm, rửa thịt, cá trước khi cắt, thái.
  • Rau, củ, quả ăn sống: gọt vỏ trước khi ăn, bảo quản trong tủ lạnh trong thời gian ngắn.
  • Gạo: không vo và rửa quá kĩ.

Khám phá trang 21

Hãy kể tên một số cách bảo quản chất dinh dưỡng có trong thực phẩm trong khi chế biến tại gia đình em.

Trả lời:

Một số cách bảo quản chất dinh dưỡng có trong thực phẩm trong khi chế biến tại gia đình em:

  • Cho thực phẩm vào luộc, nấu khi nước đã sôi.
  • Tùy loại thực phẩm mà sử dụng nhiệt độ đun nấu khác nhau.
  • Hạn chế khuấy, đảo nhiều khi nấu.
  • Hạn chế hâm nóng thức ăn nhiều lần sau bảo quản.

Giải Công nghệ 9 Kết nối tri thức Bài 2 – Luyện tập

Luyện tập 1

Trình bày các cách bảo quản chất dinh dưỡng trong thực phẩm thường áp dụng tại gia đình em.

Trả lời:

Các cách bảo quản chất dinh dưỡng trong thực phẩm thường áp dụng tại gia đình em là:

  • Đối với thịt, cá: chỉ ngâm, rửa thịt, cá trước khi cắt, thái.
  • Rau, củ, quả ăn sống: gọt vỏ trước khi ăn, bảo quản trong tủ lạnh trong thời gian ngắn.
  • Gạo: không vo và rửa quá kĩ.
  • Cho thực phẩm vào luộc, nấu khi nước đã sôi.
  • Tùy loại thực phẩm mà sử dụng nhiệt độ đun nấu khác nhau.
  • Hạn chế khuấy, đảo nhiều khi nấu.
  • Hạn chế hâm nóng thức ăn nhiều lần sau bảo quản.

Luyện tập 2

Hãy kể tên một số thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp làm khô mà em biết.

Trả lời:

Một số thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp làm khô mà em biết:

  • Thóc.
  • Lạc.
  • Thịt gác bếp.
  • Trái cây sấy.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Công nghệ 9 Bài 2: Lựa chọn và bảo quản thực phẩm Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm Kết nối tri thức trang 13 → 22 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *