Bạn đang xem bài viết ✅ Công điện 23/CĐ-UBND Hà Nội thí điểm cách ly F1 tại nhà ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ngày 16/11/2021, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Công điện số 23/CĐ-UBND về việc tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn Thành phố trong tình hình mới.

Theo đó, từ ngày 17/11/2021, thành phố Hà Nội điều chỉnh công tác thu dung điều trị các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2, cách ly các trường hợp tiếp xúc gần (F1) và tăng cường cách ly, xét nghiệm đối với người từ các tỉnh, thành phố khác đến/về Hà Nội, cụ thể như sau:

  • Chủ động xây dựng phương án thu dung, điều trị người bị nhiễm SARS-CoV-2 trên địa bàn Thành phố với các kịch bản cao theo mô hình tháp 3 tầng.
  • Điều chỉnh phương án cách ly các đối tượng tiếp xúc gần (F1)
  • Tiếp tục tăng cường, kiểm soát người từ các tỉnh, thành phố khác đến/về Hà Nội
ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
————
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————
Số: 23/CĐ-UBND Hà Nội , ngày 16 tháng 11 năm 2021

CÔNG ĐIỆN

V/v tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn Thành phố trong tình hình mới

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI điện:

– Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội;

– Giám đốc các Sở, ban, ngành và các đoàn thể chính trị xã hội Thành phố;

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã.

Thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ, khi Hà Nội và nhiều địa phương trong cả nước đã mở rộng, nới lỏng các hoạt động, lượng người từ các địa phương khác trở về Thành phố làm việc, giao dịch tăng nhanh liên tục. Trong những ngày gần đây, xu hướng các ca nhiễm tăng nhanh tại nhiều địa bàn với nhiều ổ dịch phức tạp; một số tổ chức, đơn vị, cơ sở kinh doanh dịch vụ và người dân có biểu hiện chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, không chấp hành nghiêm quy định phòng, chống dịch bệnh, không thực hiện nghiêm quy định 5K trong khi tỷ lệ tiêm vắc xin chưa đạt độ bao phủ theo yêu cầu và người dưới 18 tuổi chưa được tiêm; nguy cơ, diễn biến dịch bệnh còn phức tạp, khó lường.

Căn cứ Công điện số 8149/CĐ-VPCP ngày 07/11/2021 của Văn phòng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19; thực hiện chỉ đạo của Thành ủy Hà Nội về công tác phòng, chống dịch; với quan điểm xuyên suốt nhằm giữ vững thành quả đạt được để bảo vệ an toàn cho Thủ đô, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu Giám đốc/Thủ trưởng các Sở, ban, ngành và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn triển khai các biện pháp trên địa bàn Thành phố, cụ thể như sau:

1 . Quán triệt nguyên tắc chỉ đạo điều hành của chính quyền, Ban Chỉ đạo, Sở Chỉ huy các cấp trong công tác phòng, chống dịch trên địa bàn:

– Nguyên tắc chung từ Trung ương đến Thành phố việc chủ động đánh giá cấp độ, nguy cơ dịch bệnh ngay từ cơ sở; Thành phố định hướng, quy định các chủ trương chung; từng cấp ngành và chính quyền cơ sở chủ động triển khai các biện pháp ngay từ cơ sở theo phương châm “4 tại chỗ” và đồng bộ các khâu, nhiệm vụ phòng, chống dịch (phong tỏa, xét nghiệm, truy vết, y tế tại chỗ…) gắn với các cấp chính quyền, Ban Chỉ đạo và Sở Chỉ huy cấp trên chịu trách nhiệm toàn diện đối với các lĩnh vực, địa bàn trực tiếp phụ trách.

– Kiên định thực hiện chiến lược phòng, chống dịch, giữ vững và phát huy những kết quả đạt được; tuyệt đối không chủ quan, lơ là, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp trong tình hình mới, không để xảy ra lây lan trong cộng đồng và tiếp tục thực hiện nghiêm các giải pháp đảm bảo “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.

– Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; tăng cường công tác kiểm tra, xử lý gắn với trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp; thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, Thường trực Thành ủy, Ban thường vụ Thành ủy, UBND Thành phố và Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 thành phố Hà Nội.

– Tiếp tục rà soát các chính sách, huy động các nguồn lực xã hội tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

2 . Từ ngày 17/11/2021, Thành phố Hà Nội điều chỉnh công tác thu dung điều trị các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2, cách ly các trường hợp tiếp xúc gần (F1) và tăng cường cách ly, xét nghiệm đối với người từ các tỉnh, thành phố khác đến/về Hà Nội, cụ thể như sau:

Tham khảo thêm:   Soạn bài Cảm hoài Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 12 trang 42 sách Kết nối tri thức tập 1

2 .1. Chủ động xây dựng phương án thu dung, điều trị người bị nhiễm SARS-CoV-2 trên địa bàn Thành phố với các kịch bản cao theo mô hình tháp 3 tầng.

– Thí điểm thu dung điều trị bệnh nhân không triệu chứng và triệu chứng nhẹ (F0) trên địa bàn xã phường, thị trấn với phương châm “4 tại chỗ” do các quận, huyện, thị xã thành lập và điều hành theo hướng dẫn chuyên môn của Sở Y tế. Thí điểm thực hiện tại Trung tâm Văn hóa, thể thao phường Thạch Bàn, quận Long Biên với quy mô 150 giường; Trường THCS Tiền Yên, huyện Hoài Đức – quy mô 300 giường (trường mới xây dựng, chưa bàn giao đón học sinh); Phòng khám đa khoa Minh Phú, huyện Sóc Sơn – quy mô 200 giường; Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên huyện Thanh Trì – quy mô 300 giường; trường Mầm non Lê Thanh A, xã Lê Thanh huyện Mỹ Đức – quy mô 200 giường.

– Mở rộng cơ sở thu dung điều trị người bệnh nhiễm SARS-CoV-2 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ tại cấp quận, huyện, thị xã sau thời gian thí điểm.

– Rà soát và mở rộng các cơ sở thu dung, điều trị tại các cơ sở thu dung của Thành phố, các Bệnh viện tuyến huyện và tuyến Thành phố.

– Huy động các Bệnh viện, cơ sở y tế của Bộ, ngành Trung ương, các Trường Đại học, cao đẳng Y dược và các cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn để tham gia công tác thu dung điều trị người bệnh (F0).

– Rà soát các cơ sở thu dung điều trị, huy động nhân lực y tế (bác sỹ, sinh viên, học sinh, Y, bác sỹ đã nghỉ hưu) tham gia công tác phòng chống dịch COVID-19 khi có yêu cầu.

2 .2. Điều chỉnh phương án cách ly các đối tượng tiếp xúc gần (F1)

– Điều chỉnh thời gian thực hiện cách ly tập trung các trường hợp tiếp xúc gần (F1) xuống còn 14 ngày.

– Tiếp tục duy trì các khu cách ly tập trung F1 tại các quận, huyện, thị xã đã được thành lập hoặc đã rà soát chưa kích hoạt; rà soát và mở rộng các khu cách ly (tính các cơ sở giáo dục, trường học, khu ký túc xá học sinh, sinh viên khi học sinh, sinh viên quay trở lại trường học), đảm bảo trang thiết bị, hậu cần cho các khu cách ly để sẵn sàng tiếp nhận công dân đến cách ly.

– Thí điểm thực hiện cách ly tại nhà phòng, chống dịch COVID-19 cho người tiếp xúc gần (F1) đối với các trường hợp đủ điều kiện theo quy định của Bộ Y tế và hướng dẫn của Sở Y tế.

Đối với trường hợp không đủ điều kiện cách ly tại nhà, thực hiện bắt buộc cách ly tập trung hoặc tự nguyện cách ly tại khách sạn (theo nguyện vọng cá nhân, phải có đơn xin tự nguyện cách ly tại khách sạn đã được Thành phố phê duyệt làm cơ sở cách ly tập trung (F1) và cam kết chi trả kinh phí).

Thời gian thực hiện thí điểm cho đến khi có thông báo của Thành phố.

2 .3. Tiếp tục tăng cường, kiểm soát người từ các tỉnh, thành phố khác đến/về Hà Nội

– Đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin1 hoặc đã khỏi bệnh2 đi về từ khu vực nguy cơ rất cao, nguy cơ cao (cấp độ 4 và 3, tương ứng với màu đỏ và màu da cam) và các tỉnh, thành phố có số ca mắc cao như: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An, Đồng Nai… cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú (có Quyết định cách ly của địa phương) trong vòng 07 ngày thay cho tự theo dõi sức khỏe tại nhà; xét nghiệm 02 lần vào ngày thứ 01 và ngày thứ 07 thay cho chỉ xét nghiệm 01 lần vào ngày thứ 01.

– Đối với những người tiêm chưa đủ liều hoặc chưa tiêm vắc xin phòng COVID-19 đi về từ khu vực nguy cơ cao (cấp độ 3, tương ứng màu da cam): cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú 07 ngày (có Quyết định cách ly của địa phương), tiếp tục tự theo dõi sức khỏe tại nhà hoặc nơi lưu trú trong vòng 07 ngày tiếp theo và luôn thực hiện biện pháp 5K; xét nghiệm 02 lần vào ngày thứ 01 và ngày thứ 07 từ khi tới Hà Nội (thay cho việc tự theo dõi sức khỏe tại nhà và không chỉ định xét nghiệm).

– Những người đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 về Hà Nội đi về từ khu vực nguy cơ (cấp độ 2): Tự theo dõi sức khỏe tại nhà trong vòng 07 ngày, xét nghiệm 01 lần vào ngày thứ 01.

– Những người chưa tiêm, tiêm chưa đủ liều vắc xin phòng COVID- 19 đi về từ khu vực nguy cơ (cấp độ 2): Tự theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày; xét nghiệm 02 lần vào ngày thứ 01 và ngày thứ 07.

Tham khảo thêm:   PUBG Mobile: Đổi phiếu hòm đồ bằng mảnh trang phục

Tất cả các trường hợp trên ngay khi về đến Hà Nội phải khai báo y tế và thông báo, cam kết với chính quyền địa phương; trong suốt thời gian cách ly, tự theo dõi sức khỏe luôn thực hiện 5K, nếu có bất kỳ triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19 như: ho, sốt, đau rát họng, mất hoặc giảm khứu giác, vị giác… cần báo ngay cho cơ quan y tế địa phương để được lấy mẫu xét nghiệm và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch; các trường hợp khác thực hiện theo Kế hoạch số 243/KH-UBND ngày 29/10/2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố.

3 . Sở Y tế

– Đảm bảo xử lý nhanh, kịp thời kiểm soát dịch bệnh trong mọi tình huống trên địa bàn; tiếp tục thực hiện kế hoạch tiêm vắc xin, ưu tiên tiêm vắc xin cho người trên 50 tuổi, công nhân các khu công nghiệp, chế xuất, lực lượng shipper, vận chuyển, người làm việc tại các khu vực nguy cơ lây nhiễm cao như trung tâm thương mại, siêu thị, phụ nữ có thai… chuẩn bị tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho người dưới 18 tuổi theo Kế hoạch của Thành phố.

– Cập nhật các thông tin, dữ liệu phục vụ việc xác định cấp độ dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

– Theo dõi, đánh giá, nhận định và dự báo tình hình dịch bệnh trong thời gian tới, tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố, Ban Chỉ đạo Thành phố phòng, chống dịch COVID-19 chủ động triển khai biện pháp phòng, chống dịch theo quy định, tình hình thực tiễn của Thành phố.

– Tiếp tục củng cố hệ thống y tế cơ sở, kể cả y tế quận, huyện, thị xã, bố trí trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc điều trị, ô xy để sẵn sàng đáp ứng yêu cầu công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân, công tác phòng, chống dịch trong mọi tình huống.

– Ban hành văn bản hướng dẫn việc thí điểm cách ly y tế tại nhà cho người tiếp xúc gần (F1); tổ chức tập huấn quản lý, giám sát cách ly đảm bảo an toàn phòng, chống dịch; định kỳ giám sát việc thực hiện tại cơ sở.

– Chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành và các quận, huyện, thị xã khẩn trương xây dựng, trình UBND Thành phố ban hành và tổ chức diễn tập Phương án đáp ứng thu dung khám, điều trị người bệnh nhiễm SARS-CoV-2 tại tuyến y tế cơ sở theo phương châm “4 tại chỗ” có khả năng đáp ứng với tình huống có 100.000 người bệnh.

– Chủ động phối hợp các Bệnh viện, cơ sở y tế Bộ, ngành Trung ương, các Trường Đại học, cao đẳng Y dược và các cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn để huy động, điều phối nhân lực, hỗ trợ (bác sỹ, sinh viên, học sinh, Y, bác sỹ đã nghỉ hưu) tham gia công tác phòng chống dịch COVID- 19 khi có yêu cầu.

4 . Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã

– Duy trì thường trực 24/24/7 các đội phòng chống dịch cơ động, tại các cơ sở y tế đảm bảo xử lý nhanh, kịp thời các tình huống dịch bệnh xảy ra trên địa bàn Thành phố; giám sát dịch chặt chẽ tại cộng đồng, sẵn sàng phản ứng nhanh với các thông tin để phát hiện sớm, truy vết, điều tra, xác minh, khoanh vùng dập dịch kịp thời không để nguồn bệnh lây lan ra cộng đồng; tăng cường các biện pháp phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong các cơ sở khám, chữa bệnh.

– Chủ động rà soát, xây dựng và diễn tập các phương án cao ngay tại cơ sở, bổ sung phương án thu dung, điều trị người bệnh nhiễm SARS-CoV-2 không triệu chứng tại cấp quận, huyện, thị xã, sẵn sàng triển khai theo chỉ đạo của Thành phố và hướng dẫn của ngành Y tế.

– Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn và các đơn vị liên quan tổ chức rà soát điều kiện cách ly y tế các trường hợp tiếp xúc gần (F1) tại nhà đảm bảo đúng hướng dẫn của ngành y tế; chỉ đạo Tổ COVID cộng đồng, cộng đồng dân cư giám sát chặt chẽ việc chấp hành các quy định, biện pháp phòng, chống dịch đối với các trường hợp cách ly y tế tiếp xúc gần (F1) tại nhà; tuyệt đối không để lây lan dịch bệnh ra ngoài cộng đồng.

– Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; tuyệt đối không chủ quan, lơ là trong mọi tình huống. Tăng cường kiểm tra, xử phạt các trường hợp vi phạm quy định phòng, chống dịch như: Việc chấp hành quy định 5K; quét mã QR tại các cơ sở kinh doanh, dịch vụ,…

5 . Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp Sở Y tế và Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì đánh giá việc tổ chức dạy học trực tiếp thời gian vừa qua; khẩn trương phối hợp các quận, huyện, thị xã rà soát xây dựng phương án cụ thể để tổ chức mở rộng việc dạy học trực tiếp tại các quận, huyện, thị xã trong thời gian tới.

Tham khảo thêm:   Toán lớp 5 Bài 28: Cộng hai số thập phân Giải Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo tập 1 trang 68, 69

6 . Công an Thành phố

– Chủ trì, phối hợp Sở Y tế, Sở Thông tin và Truyền thông triển khai hiệu quả, kịp thời các nội dung tại Kế hoạch của UBND Thành phố về việc ứng dụng Cơ sở dữ liệu dân cư trong quản lý xã hội, phòng, chống dịch COVID-19 và xác minh thông tin và tiêm chủng vắc xin COVID- 19 theo hướng dẫn của các cơ quan Bộ, ngành Trung ương.

– Phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tiếp tục rà soát, quản lý, giám sát việc di biến động dân cư, tất cả những trường hợp ngoại tỉnh, nhập cảnh từ nước ngoài về làm việc và cư trú trên địa bàn để giám sát, theo dõi, xử lý kịp thời các tình huống; đồng thời, lập hồ sơ xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân vi phạm trong công tác phòng chống dịch COVID-19.

7 . Sở Thông tin và Truyền thông

– Chủ trì phối hợp Sở Y tế cập nhật tình hình dịch bệnh trên địa bàn Thành phố và các địa phương trên cả nước. Tăng cường công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng về công tác phòng, chống dịch của Thành phố tạo sự đồng thuận, chủ động, thống nhất. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị từ Thành phố đến cơ sở xã, phường, thị trấn, thôn, xóm, khu dân cư, người dân thực hiện nghiêm quy định, hướng dẫn phòng, chống dịch của Thành phố.

– Thường xuyên cập nhật, báo cáo UBND, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Thành phố về công tác tuyên truyền phòng, chống dịch trên địa bàn Thành phố.

8 . Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan thực hiện đầy đủ kịp thời các chính sách an sinh xã hội, chăm lo, chia sẻ những khó khăn cho các lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và các giáo viên mầm non tư thục, và các người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, đảm bảo không để người dân nào bị bỏ lại phía sau.

9 . Sở Xây dựng phối hợp Bộ Tư lệnh Thủ đô, Sở Y tế và các địa phương tiếp tục rà soát, sắp xếp lại, bổ sung, chuyển đổi các công trình công cộng, khu nhà tái định cư chưa đưa vào sử dụng báo cáo Thành phố để chuyển đổi tạm thời triển khai phục vụ điều trị người bệnh nhiễm SARS-CoV-2 không triệu chứng và thành lập cơ sở cách ly tập trung F1.

1 0. Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan và UBND các quận, huyện, thị xã rà soát, tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố đảm bảo nguồn kinh phí phục vụ công tác mua sắm trang thiết bị y tế theo các kịch bản phòng, chống dịch của Thành phố; phối hợp Sở Y tế, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và các đơn vị liên quan đề xuất các cơ chế, chính sách huy động các lực lượng tham gia phòng, chống dịch và đảm bảo công tác an sinh xã hội.

1 1. Các Sở, ban, ngành Thành phố và Ủy ban nhân dân các cấp căn cứ nhiệm vụ, chức năng, lĩnh vực, địa bàn quản lý: tăng cường cải cách hành chính, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, không gây phiền hà, phát sinh các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp và người dân; tổ chức hiệu quả khôi phục và phát triển kinh tế – xã hội trong điều kiện “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, đảm bảo công tác an sinh xã hội hiệu quả, đúng đối tượng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền người dân tiếp tục thực hiện 5K, không được chủ quan lơ là, thực hiện nghiêm antoancovid, xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân vi phạm công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Ủy ban nhân dân Thành phố đề nghị các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân, người dân trên địa bàn nghiêm túc triển khai thực hiện Công điện này./.

Nơi nhận:

– Như trên;
– Thủ tướng Chính phủ;
– BCĐ Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19;
– Các Bộ, Ban, ngành, cơ quan Trung ương trên địa bàn;
– Đồng chí Bí thư Thành ủy;
– Các đồng chí Phó Bí thư Thành ủy;
– Ban Thường vụ Thành ủy;
– Đồng chí Chủ tịch UBND Thành phố;
– Thường trực HĐND Thành phố;
– Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
– Các ban Đảng thuộc Thành ủy;
– Văn phòng Thành ủy;
– VPUB: CVP, các PCVP;
– Các phòng trực thuộc VPUB;
– Lưu: VT, KGVX.

CHỦ TỊCH

Chu Ngọc Anh

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Công điện 23/CĐ-UBND Hà Nội thí điểm cách ly F1 tại nhà của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *