Bạn đang xem bài viết ✅ Lịch sử 8 Bài 15: Ấn Độ và Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX Soạn Sử 8 sách Kết nối tri thức trang 65, 66, 67, 68 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Lịch sử 8 Bài 15: Ấn Độ và Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX giúp các em học sinh lớp 8 tham khảo, biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Lịch sử – Địa lí 8 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 65, 66, 67, 68.

Với lời giải trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp thầy cô thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 15 Chương 6: Châu Âu từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Trả lời câu hỏi Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 15

1. Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX

Trình bày những nét nổi bật về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX.

Trả lời:

* Tình hình chính trị:

  • Đến giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh đã hoàn thành việc xâm chiếm và áp đặt ách cai trị ở Ấn Độ.
  • Trong quá trình cai trị Ấn Độ, thực dân Anh đã thi hành nhiều biện pháp nhằm áp đặt và củng cố quyền cai trị trực tiếp ở quốc gia này.
  • Để tạo chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị, thực dân Anh đã: nhượng bộ tầng lớp trên của phong kiến bản xứ, biến bộ phận này thành tay sai; đồng thời tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo,… ở Ấn Độ.
Tham khảo thêm:   Tập làm văn lớp 3: Tả cây phượng vĩ (10 mẫu) Những bài văn mẫu hay nhất lớp 3

* Tình hình kinh tế:

– Thực dân Anh tiến hành cuộc khai thác Ấn Độ một cách quy mô, ra sức vơ vét nguồn nguyên liệu và bóc lột nhân công để thu lợi nhuận tối đa.

  • Trong nông nghiệp: chính quyền thực dân tăng cường chiếm đoạt ruộng đất để lập đồn điền.
  • Trong công nghiệp: thực dân Anh đẩy mạnh khai thác hầm mỏ, phát triển công nghiệp chế biến, mở mang hệ thống đường giao thông, áp đặt nhiều thứ thuế,…

– Chính sách vơ vét, bóc lột của Anh đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, như:

  • Đời sống của nhân dân Ấn Độ kiệt quệ, cực khổ;
  • Nền kinh tế Ấn Độ tuy có sự chuyển biến nhất định, nhưng chỉ mang tính cục bộ, phát triển thiếu cân đối giữa các địa phương và giữa các ngành kinh tế,…

* Tình hình xã hội:

  • Thực dân Anh thi hành chính sách “ngu dân”, khuyến khích những tập quán lạc hậu và phản động.
  • Ách áp bức, thống trị của thực dân Anh đã khiến cho mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Ấn Độ với chính quyền thực dân ngày càng sâu sắc. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ.

2. Phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

Câu 1 trang 67: Nêu những sự kiện tiêu biểu trong phong trào giải phóng dân tộc ở In-đô-nê-xi-a từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.

Trả lời:

– Những sự kiện tiêu biểu trong phong trào giải phóng dân tộc ở In-đô-nê-xi-a từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX:

  • Tháng 10/1873, Nhân dân A-chê anh dũng chiến đấu chống 3.000 quân Hà Lan đổ bộ lên vùng này.
  • 1873 – 1909, Khởi nghĩa nổ ra ở Tây Xu-ma-tơ-ra.
  • 1878 – 1907, Khởi nghĩa nổ ra ở Ba Tắc.
  • 1884 – 1886, Khởi nghĩa nổ ra ở Ca-li-man-tan.
  • Năm 1890, nổ ra cuộc khởi nghĩa do Sa-min lãnh đạo.
  • Đầu thế kỉ XX, phong trào đấu tranh của công nhân phát triển với sự ra đời của Hiệp hội công nhân đường sắt (1905), Hiệp hội công nhân xe lửa (1908), Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a (1920)

Câu 2 trang 67: Phong trào giải phóng dân tộc ở Phi-líp-pin từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX có điểm gì nổi bật?

Tham khảo thêm:   Chuyên đề trắc nghiệm vectơ Bài tập trắc nghiệm chuyên đề vectơ

Trả lời:

Điểm gì nổi bật trong phong trào giải phóng dân tộc ở Phi-líp-pin từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX:

  • Năm 1872, nhân dân thành phố Ca-vi-tô nổi dậy khởi nghĩa chống thực dân Tây Ban Nha, làm chủ thành phố này trong 3 ngày. Cuối cùng, cuộc khởi nghĩa thất bại.
  • Cuối thế kỉ XIX, trong phong trào giải phóng dân tộc đã xuất hiện hai xu hướng: cải cách của Hô-xê Ri-đan và xu hướng bạo động của Bô-ni-pha-xi-ô. Cả hai xu hướng này đều khơi dậy ý thức dân tộc, chuẩn bị tiến để cho cao trào cách mạng sau này.
  • Thắng lợi của cuộc cách mạng năm 1896 – 1898 đã lật đổ ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha, đưa đến sự ra đời nước Cộng hòa Phi-lip-pin, nhưng sau đó Phi-lip-pin lại bị Mỹ thôn tính.

Câu hỏi trang 68: Hãy nêu những nét chính trong phong trào đấu tranh giành độc lập của ba nước Đông Dương từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.

Trả lời:

– Ở Việt Nam:

  • Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược nổ ra ngay từ giữa thế kỉ XIX, nổi bật là phong trào Cần vương (1885 – 1896), khởi nghĩa nông dân Yên Thế (1884 – 1913).
  • Đầu thế kỉ XX, phong trào giải phóng dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản với hai xu hướng chính là bạo động và cải cách.

– Ở Cam-pu-chia: nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân đã nổ ra, tiêu biểu là:

  • Khởi nghĩa do A-cha Xoa lãnh đạo (1864 – 1865),
  • Khởi nghĩa của nhà sư Pu-côm-bô (1866 – 1867).
  • Khởi nghĩa do Hoàng thân Xi-vô-tha đứng đầu (1885 – 1895).

– Ở Lào: nhân dân đã nổi dậy đấu tranh chống Pháp, tiêu biểu:

  • Khởi nghĩa của nhân dân Xa-van-na-khét do Pha-ca-đuốc lãnh đạo (1901).
  • Khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-lô-ven (1901 – 1907).

– Nhân dân Việt Nam ở Nam Bộ và Tây Nguyên đã đoàn kết, phối hợp chiến đấu với nhân dân Cam-pu-chia, Lào chống Pháp. Đây là những biểu hiện bước đầu của liên minh chiến đấu ba dân tộc chống kẻ thù chung.

Giải Luyện tập – Vận dụng Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 15

Luyện tập 1

Hãy lập và hoàn thành bảng thống kê (theo gợi ý dưới đây) về một số cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân Đông Nam Á chống chủ nghĩa thực dân.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 7 Unit 7: Pronunciation Soạn Anh 7 trang 75 sách Cánh diều

Nước

Cuộc đấu tranh tiêu biểu

Thời gian diễn ra

In-đô-nê-xi-a

Phi-líp-pin

Việt Nam

Lào

Cam-pu-chia

Trả lời:

Nước Cuộc đấu tranh tiêu biểu Thời gian diễn ra
In-đô-nê-xi-a Cuộc đấu tranh của nhân dân A-chê chống lại thực dân Hà Lan. Tháng 10/1873
Khởi nghĩa của nhân dân In-đô-nê-xi-a ở phía Tây đảo Xu-ma-tơ-ra 1873 – 1909
Khởi nghĩa của nhân dân vùng Ba Tắc 1878 – 1907
Khởi nghĩa của nhân dân vùng Ca-li-man-tan. 1884 – 1886
Cuộc khởi nghĩa do Sa-min lãnh đạo Năm 1890
Phi-líp-pin Nhân dân thành phố Ca-vi-tô nổi dậy khởi nghĩa chống thực dân Tây Ban Nha Năm 1872
Cuộc cách mạng năm 1896 – 1898 đã lật đổ ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha. 1896 – 1898
Việt Nam Phong trào Cần vương 1885 – 1896
Khởi nghĩa nông dân Yên Thế 1884 – 1913
Phong trào Đông Du 1905 – 1908
Cuộc vận động Duy tân Đầu thế kỉ XX
Lào Khởi nghĩa của nhân dân Xa-van-na-khét do Pha-ca-đuốc lãnh đạo 1901
Khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-lô-ven 1901 – 1907
Cam-pu-chia Khởi nghĩa do A-cha Xoa lãnh đạo 1864 – 1865
Khởi nghĩa của nhà sư Pu-côm-bô 1866 – 1867
Khởi nghĩa do Hoàng thân Xi-vô-tha 1885 – 1895

Luyện tập 2

Theo em, vì sao liên minh chiến đấu giữa nhân dân ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia được hình thành ngay từ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

Trả lời:

Liên minh chiến đấu giữa nhân dân ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia được hình thành ngay từ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, vì:

  • Ba nước Đông Dương có chung vận mệnh lịch sử (bị xâm lược và biến thành thuộc địa của thực dân Pháp).
  • Thực dân Pháp là kẻ thù chung của nhân dân cả ba nước Đông Dương.
  • Ba nước Đông Dương có sự gần gũi về mặt địa lí và có nhiều điểm tương đồng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Vận dụng

Có ý kiến cho rằng: Vào nửa sau thế kỉ XIX, thực dân phương Tây đến Ấn Độ và các nước Đông Nam Á là để “khai hoá văn minh”? Em đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Lịch sử 8 Bài 15: Ấn Độ và Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX Soạn Sử 8 sách Kết nối tri thức trang 65, 66, 67, 68 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *