Bạn đang xem bài viết ✅ Chính tả Lịch sử ngày Quốc tế Lao động trang 80 Tiếng Việt Lớp 5 tập 2 – Tuần 26 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Chính tả Lịch sử ngày Quốc tế Lao động trang 80 hướng dẫn các em học sinh nắm vững kiến thức về nghe, viết đúng bài chính tả, trình bày đúng. Đồng thời, cũng giúp nắm vững quy tắc viết hoa tên riêng nước ngoài, tên ngày lễ.

Bên cạnh đó, còn có thể tham khảo bài Mở rộng vốn từ: Truyền thống, Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu và Tập đọc Nghĩa thầy trò, Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân tuần 26. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Hướng dẫn giải Chính tả SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 80, 81

Câu 1 (trang 80, 81 SGK Tiếng Việt 5 tập 2)

Nghe – viết:

Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động

Ngày 1-5-1886, công nhân thành phố Chi-ca-gô, nước Mĩ, xuống đường biểu tình đòi làm việc theo chế độ 8 giờ một ngày. Từ Chi-ca-gô, làn sóng bãi công lan nhanh ra các thành phố Niu Y-oóc, Ban-ti-mo, Pít-sbơ-nơ,… Các cuộc biểu tình bị đàn áp nặng nề. Đặc biệt, ở Chi-ca-gô, cảnh sát đã xả súng vào đoàn người tay không, làm hàng trăm người chết và bị thương. Nhưng cuối cùng, giới chủ phải chấp nhận yêu sách của công nhân. Để ghi nhớ sự kiện này, ngày 1-5 hằng năm đã được chọn làm ngày biểu dương lực lượng của giai cấp công nhân toàn thế giới.

Tham khảo thêm:   Thông tư số 30/2010/TT-BNNPTNT Ban hành “danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh ở Việt Nam”

Theo NHỮNG MẨU CHUYỆN LỊCH SỬ THẾ GIỚI

Trả lời:

  • Viết đúng chính tả bài Ngày Quốc tế Lao động.
  • Chú ý những từ dễ viết sai, cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài: Chi-ca-gô, Mĩ, Niu Y-oóc, Ban-ti-mo, Pit-sbơ-nơ.

Câu 2 (trang 81 SGK Tiếng Việt 5 tập 2)

Tìm các tên riêng trong câu chuyện sau và cho biết những tên riêng đó được viết như thế nào.

Tác giả bài Quốc tế ca

Ơ-gien Pô-chi-ê sinh trưởng trong một gia đình công nhân nghèo ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp. Thuở nhỏ, ông không có điều kiện đi học. Năm 15 tuổi, ông theo cha làm thợ đóng gói, rồi chạy việc cho một hiệu bán giày. Mãi về sau, ông mới học đọc, học viết và làm thợ in hoa trên vải.

Tháng 3-1871, Pô-chi-ê tham gia Công xã Pa-ri, Công xã thất bại, ông bị truy nã gắt gao, phải trốn trong nhà một người bạn. Chính trong giờ phút khó khăn này, nhớ lại những ngày chiến đấu hào hùng, ông đã sáng tác bài thơ Quốc tế ca. Bài thơ được nhạc sĩ Pi-e Đơ-gây-tê phổ nhạc năm 1888, nhanh chóng truyền đi khắp nơi và trở thành bài ca của giai cấp công nhân thế giới.

Vùng lên, hỡi các nô lệ ở thế gian!

Vùng lên, hỡi ai cực khổ, bần hàn!

Lời ca hùng tráng vang lên trong các cuộc đấu tranh sục sôi của người lao động có sức mạnh kì lạ, lay động hàng triệu con tim, thôi thúc những người bị áp bức, bóc lột siết chặt hàng ngũ phấn đấu cho một ngày mai tươi sáng, một thế giới công bằng.

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tin học 10 năm 2022 - 2023 sách Cánh diều 2 Đề thi giữa kì 2 Tin học 10 (Có đáp án)

NGUYỄN HOÀNG

Trả lời:

* Tên riêng: Ơ-gien Pô-chi-ê, Pi-e Đơ-gây-tê, Pa-ri, Pháp, Công xã Pa-ri, Quốc tế ca

* Quy tắc:

  • Viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ phận của tên. Giữa các tiếng trong một bộ phận của tên được ngăn cách bằng dấu gạch nối.
  • Viết hoa chữ cái đầu vì đây là tên riêng nước ngoài nhưng đọc theo âm Hán Việt.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Chính tả Lịch sử ngày Quốc tế Lao động trang 80 Tiếng Việt Lớp 5 tập 2 – Tuần 26 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *